30 phút "nghỉ giải lao" trong bếp của thầy giáo người Mông

13/10/2022 06:46
Trần Phương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Ngày nào cũng vậy, tranh thủ lúc học sinh nghỉ giữa giờ, thầy Giàng A Cầu lại "nghỉ giải lao" bằng cách…vào bếp nấu bữa trưa cho học sinh của mình.

Điểm trường bản Pá Mỳ 3, (xã Pá Mỳ, Mường Nhé, Điện Biên) của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ nằm ngay cạnh con suối Nậm Nhé. Pá Mỳ là một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện Mường Nhé.

Giữa núi rừng trùng điệp của vùng cao Điện Biên, tiếng "ê, a" của học trò vang lên mỗi giờ học. Điểm trường này có 11 học sinh, được xây dựng bằng nhà ghép tạm do một tổ chức thiện nguyện hỗ trợ thực hiện. Phụ trách điểm trường là thầy giáo Giàng A Cầu (người dân tộc Mông, sinh năm 1996, quê ở huyện Tuần Giáo).

Điểm trường Pá Mỳ 3 của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ. Ảnh: LC

Điểm trường Pá Mỳ 3 của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ. Ảnh: LC

Khi chúng tôi đến thăm điểm trường cũng là lúc học sinh nghỉ giải lao giữa giờ 30 phút, thầy Cầu tất bật tiếp chúng tôi… trong bếp.

Luôn tay vừa làm, thầy Cầu vừa tâm sự: "Tôi nhận công tác được 3 năm, vào điểm trường Pá Mỳ 3 cũng đã được 2 năm. Tôi để con nhỏ ở quê nhà lên bản gieo chữ".

Thầy Cầu ở điểm bản Pá Mỳ 3 phụ trách 2 lớp là lớp 1 và lớp 2, khi các em học sinh vào lớp 3 sẽ được chuyển về điểm trường trung tâm để học tập theo chế độ bán trú.

Dạy học sinh ở điểm trường bản, thầy Cầu kiêm luôn cả việc nấu ăn cho các em. Mỗi ngày, khi các em nghỉ giải lao, tranh thủ 30 phút giữa giờ, thầy Cầu sẽ chuẩn bị thức ăn, kết thúc buổi học sáng, sẽ là bữa cơm trưa rồi cho các em đi ngủ… Một mình thầy, vẫn đảm nhiệm đầy đủ các công việc để thực hiện chế độ bán trú ở điểm trường bản cho học sinh.

Khi được hỏi về lý do chọn nghề giáo, thầy Cầu chỉ cười và cho biết mình đến với nghề bằng chữ "duyên", được lên vùng cao gieo chữ giống như một hạnh phúc với thầy. Vì trở thành thầy giáo là ước mơ từ thuở nhỏ, nghề dạy học của thầy giờ đây cũng góp phần giúp trẻ em đồng bào người Mông có cơ hội được học hành.

Trong bếp của thầy Cầu có 2 tấm lưới to, thầy bảo, lưới vừa mua: "Điểm trường ở cạnh suối, nên tôi sắm cái lưới để sau giờ dạy, tranh thủ xuống dưới suối kiếm con cá, để thầy trò cùng cải thiện bữa ăn. Ở đây muốn mua thực phẩm phải ra Nậm Kè xa nên tranh thủ tự kiếm thêm được gì tốt cái đó".

Lớp học ghép của thầy giáo Giàng A Cầu. Ảnh: LC

Lớp học ghép của thầy giáo Giàng A Cầu. Ảnh: LC

Vừa tâm sự, tay thầy Cầu thoăn thoắt đập trứng, thái rau để chuẩn bị bữa ăn cho học sinh.

“Cách đây chỉ đôi năm thôi, cả thầy và trò ở điểm trường bản này vất vả lắm. Nếu trời mưa, khi chưa có cầu, học sinh phải dùng bè vượt qua suối Nậm Nhé để đến trường. Nay cầu đã được xây, học sinh không phải đi bè qua suối nữa. Thế nhưng đường đến trường vẫn còn khó khăn lắm. Nắng thì bụi, mưa thì trơn trượt”, thầy Cầu vừa nấu ăn vừa tâm sự.

Trong lúc học sinh nghỉ giải lao, thầy Cầu tranh thủ xuống bếp nấu bữa trưa cho các em. Ảnh: LC

Trong lúc học sinh nghỉ giải lao, thầy Cầu tranh thủ xuống bếp nấu bữa trưa cho các em. Ảnh: LC

Bữa cơm nấu trong 30 phút nghỉ giữa giờ cho 11 học trò nhỏ được thầy Cầu chuẩn bị tươm tất, gọn gàng.

Đến giờ ăn trưa, thầy Cầu chia cơm cho học trò, sau khi học trò ăn xong, thầy lại nhanh tay dọn, rửa bát đĩa, rồi tranh thủ cho học trò đi ngủ...

Sau khi học trò đã ổn định vào giấc ngủ trưa, thầy Cầu mới bắt đầu bữa cơm của chính mình.

Thầy Phạm Xuân Tuyến - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ cho biết, các thầy, cô giáo vùng cao đi bản vừa có chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy, vừa kiêm luôn nấu ăn; vừa dạy học lại vừa trông trẻ.

Nói về đội ngũ các thầy, cô giáo người Mông đang công tác tại trường, thầy Hiệu trưởng Phạm Xuân Tuyến chia sẻ: có các thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số như thầy Cầu, việc dạy cho các học sinh đầu cấp có nhiều thuận lợi hơn, bởi các thầy, cô hiểu rõ ngôn ngữ của các em, qua đó nắm tâm lý học trò tốt hơn và việc truyền thụ kiến thức được thuận lợi.

Lưới bắt cá của thầy Cầu luôn có sẵn trong bếp, tranh thủ khi thời tiết thuận lợi, thầy sẽ xuống suối để bắt cá, cố gắng có thêm thực phẩm cải thiện bữa ăn của thầy và trò. Ảnh: LC

Lưới bắt cá của thầy Cầu luôn có sẵn trong bếp, tranh thủ khi thời tiết thuận lợi, thầy sẽ xuống suối để bắt cá, cố gắng có thêm thực phẩm cải thiện bữa ăn của thầy và trò. Ảnh: LC

Bữa ăn hôm nay của học trò sẽ có món trứng chiên. Ảnh: LC

Bữa ăn hôm nay của học trò sẽ có món trứng chiên. Ảnh: LC

Tay nghề nấu bếp của thầy Giàng A Cầu không thua bất kỳ giáo viên nữ nào. Ảnh: LC

Tay nghề nấu bếp của thầy Giàng A Cầu không thua bất kỳ giáo viên nữ nào. Ảnh: LC

Với những em học trò người Mông ở Pá Mỳ 3 những món thầy Cầu nấu đều rất ngon. Ảnh: LC

Với những em học trò người Mông ở Pá Mỳ 3 những món thầy Cầu nấu đều rất ngon. Ảnh: LC

Học trò háo hức đợi cơm thầy Cầu nấu trong giờ ăn trưa. Ảnh: LC

Học trò háo hức đợi cơm thầy Cầu nấu trong giờ ăn trưa. Ảnh: LC

Thấy cậu học trò nhỏ hôm nay ăn hơi kém so với mọi hôm, thầy Cầu ân cần hỏi nguyên nhân. Ảnh: LC

Thấy cậu học trò nhỏ hôm nay ăn hơi kém so với mọi hôm, thầy Cầu ân cần hỏi nguyên nhân. Ảnh: LC

Đợi học trò dùng bữa xong, thầy Cầu lại tất tả dọn rửa để học trò tranh thủ ngủ trưa. Ảnh: LC

Đợi học trò dùng bữa xong, thầy Cầu lại tất tả dọn rửa để học trò tranh thủ ngủ trưa. Ảnh: LC

Thầy cô giáo vùng cao được mệnh danh là những người đa-di-năng với các công việc vừa giảng dạy vừa chăm sóc trẻ. Ảnh: LC

Thầy cô giáo vùng cao được mệnh danh là những người đa-di-năng với các công việc vừa giảng dạy vừa chăm sóc trẻ. Ảnh: LC

Sau khi học trò dùng bữa xong, ổn định ngủ trưa, thầy Cầu mới dành thời gian cho riêng mình. Ảnh: LC

Sau khi học trò dùng bữa xong, ổn định ngủ trưa, thầy Cầu mới dành thời gian cho riêng mình. Ảnh: LC

Với những thầy cô giáo cắm bản nhiều tận tụy như thầy Cầu, con chữ không bị "đứt, gãy" giữa muôn trùng khó khăn của miền biên viễn. Ảnh: LC

Với những thầy cô giáo cắm bản nhiều tận tụy như thầy Cầu, con chữ không bị "đứt, gãy" giữa muôn trùng khó khăn của miền biên viễn. Ảnh: LC

Trần Phương