Chuyển ngạch
Cách đây mươi năm, giáo viên trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được tỉnh chuyển ngạch theo văn bằng đã học.
Ví dụ, giáo viên tiểu học ăn lương hệ trung cấp thuộc viên chức loại B(mã ngạch 15114).
Côn văn của Sở Giáo dục tỉnh Bình Thuận về việc học chứng chỉ nghề nghiệp (ảnh tác giả) |
Giáo viên trung học cơ sở, ăn lương hệ cao đẳng thuộc viên chức loại A0 (mã ngạch 15a 202).
Khi chúng tôi đi học nâng cao trình độ có bằng đại học, đã được tỉnh chuyển ngạch sang viên chức loại A1 và xếp lương theo hệ số 2.34.
Từ đó đến nay, chúng tôi liên tục bị yêu cầu đi học lấy chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.
Mặc dù, chưa có Thông tư, văn bản nào nói rằng giáo viên bắt buộc phải có những chứng chỉ này.
Ngay chuẩn giáo viên mới vừa ban hành (Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT) cũng không bắt buộc điều đó.
Thế nhưng, hiệu trưởng nhiều trường học khi triển khai luôn “hù dọa” theo kiểu “Nếu các thầy cô không có chứng chỉ sẽ bị xếp loại giáo viên không đạt yêu cầu”;
“Thầy cô dạy trong trường này mà không đủ chứng chỉ nhà trường sẽ bị ảnh hưởng”;
Hay “Nếu ai không có đủ chứng chỉ sẽ phải chuyển trường vì trường chuẩn quốc gia giáo viên phải đầy đủ các loại chứng chỉ theo yêu cầu”…
Thế rồi, giáo viên nào cũng muốn yên thân không muốn ai nhắc đến tên mình thiếu chứng chỉ này, chứng chỉ nọ.
Khốn khổ cho nhà giáo chúng tôi, biết lấy tiền đâu đi học chứng chỉ nghề nghiệp? |
Và dù không muốn, không đủ tiền cũng phải ráng kiếm đủ tiền để đi kiếm cái chứng chỉ về trình cấp trên và kẹp vào hồ sơ.
Nhưng có chứng chỉ cũng nào đã yên thân. Một giáo viên bậc trung học phổ thông cho biết có chứng chỉ ngoại ngữ B lại đòi thêm B1.
Mà chứng chỉ B giá tiền khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng (vẫn rẻ hơn nhiều một số tỉnh thành khác giáo viên phải chi mất hơn 4 triệu).
Nhưng chứng chỉ B1 có nơi chào giá lên tới 7 triệu đồng biết moi tiền đâu ra mà học?
Một chứng chỉ tin học cũng gần 2 triệu đồng. Tổng cộng cho 2 loại chứng chỉ hết gần 10 triệu.
…“đòi nợ” chứng chỉ nghề nghiệp
Cuối năm học này tất cả các trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đều nhận được Công văn số 1026/SGDĐT-TCCB&QLCLGD v/v bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập năm 2019 do ông Phan Đoàn Thái Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận ký.
Công văn có đoạn nêu: “Thông báo đến đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý có nhu cầu đăng ký bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo các hạng chức danh đã được cấp có thẩm qưyền bổ nhiệm trước đây nhưng còn thiếu tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư liên tịch sổ 20, 21, 22 và 23.
Ví dụ: Giáo viên Nguyễn Thị A trước đây được bô nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III, nhưng tại thời điếm bố nhiệm bà Nguyên Thị A chưa có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông hạng III (còn thiếu), thì đăng ký tham gia học bồi dưỡng để được cấp chứng chỉ giảo viên trung học phổ thông hạng III).
Cấp chứng chỉ tiếng Anh chỉ cần có tiền là đạt, thị trường ngầm bạc tỉ |
Thế là, hàng ngàn giáo viên của tỉnh đều nằm trong diện còn thiếu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên.
Cũng đã có một số thầy cô giáo ghi tên đi học, nhưng nhiều người vẫn chưa thể đăng ký vì chi phí học tập khá cao (2.800.000đ).
Không ít thầy cô giáo băn khoăn, chẳng biết rồi khi chúng tôi có đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ nghề còn phải đi học thêm chứng chỉ gì khác nữa không?
Hàng ngàn giáo viên của tỉnh đã được chuyển ngạch khi chưa có chứng chỉ nghề nghiệp.
Bao năm nay, chúng tôi vẫn dạy tốt, chất lượng học tập của học sinh theo đánh giá của ngành giáo dục địa phương luôn được nâng lên rõ rệt.
Đó chính là bằng chứng cho thấy, không có cái chứng chỉ nghề nghiệp kia chất lượng dạy và học vẫn được đảm bảo.
Vậy nên có nhất định yêu cầu chúng tôi phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ để đổi lấy tờ giấy chỉ về kẹp vào hồ sơ?