Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2012 lại có sai sót mới?

03/07/2012 06:15
TS. Phan Quốc Linh - CH Bungari
(GDVN) - Việc thay từ khóa mới “Việt Mường”, dĩ nhiên đi cùng là câu hỏi tương ứng với nó. Như vậy, có thể nói rằng bảng từ khóa của ban tổ chức là “có vấn đề”, nói thẳng ra là sai.
Nhầm từ khóa “Mường” với ”Việt Mường”?
Gần đây, trên một tờ báo, PGS TS Nguyễn Hồng Cổn có giải thích rất rõ ràng, tỷ mỷ về các từ khóa của phần thi Vượt chướng ngại vật chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2012, nguyên văn như sau: “Trong đó, dữ kiện đồng đại gồm (dùng chữ hệ) La tinh, 29 (chữ cái), 6 (thanh), từ đơn dài nhất là (NGHIÊNG). Bên cạnh đó, dữ kiện lịch đại gồm (dùng) chữ Nôm, Hán. Dữ kiện đồng đại và lịch đại bao gồm (thuộc nhánh)Việt Mường, (thuộc hệ) Nam Á”.
Theo tôi, nên coi đây là cách hiểu chính thống, dựa trên cơ sở chính xác hóa nội hàm của các từ khóa - những thuộc tính, đặc trưng của khái niệm “tiếng Việt” (đáp án).
Tuy nhiên, nếu dò tìm trong bảng từ khóa của BTC có từ “Mường” thì trong phần giải thích của PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn đã không còn từ đó (Mường) mà được thay bằng “Việt Mường” để đảm bảo cho tính chính danh của thuộc tính này theo đáp án (tiếng Việt). Làm như vậy, theo tôi dù vô tình hay chủ ý đều không thỏa đáng.
- Việt/ Mường/ Việt Mường...
- Việt/ Hán/ Hán Việt và v.v...
Đó là những khái niệm khác nhau, độc lập, không thay thế được cho nhau dù dưới bất kỳ hình thức nào.
Trở lại với phần giải thích của tác giả PGS TS Nguyễn Hồng Cổn.
Rõ ràng “Mường” và “Việt Mường” là hai khái niệm khác nhau, không thay thế được cho nhau. Như vậy, với cách thay thế chúng, chính tác giả đã rơi vào sự tùy tiện, võ đoán, chỉ dựa vào kinh nghiệm, trình độ, năng lực cá nhân về thẩm định ngôn ngữ, tuy vẫn cho kết quả đúng. Đồng nghĩa là BTC đã cho từ khóa sai, cụ thể là từ khóa của hàng ngang đó (hàng số 7) là “Việt Mường” chứ không phải là “Mường”, là từ mà BTC đang dùng hiện nay.
Việc thay từ khóa mới (Việt Mường) dĩ nhiên đi cùng là câu hỏi tương ứng với nó. Như vậy, có thể nói rằng bảng từ khóa của BTC là “có vấn đề”, nói thẳng ra là sai.
Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2012
Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2012
Nhầm từ khóa “Hán” và “chữ Hán”?
Chữ Hán là ký tự buổi đầu được dùng trong tiếng Việt. Sau chữ Hán, là chữ Nôm...

Vậy, trong bảng từ khóa đã viết “chữ Nôm” (hàng số 4) thì cũng phải viết “chữ Hán” (hàng số 6) chứ chỉ viết mỗi “Hán” không, đố ai hiểu được. Hán - Hán tộc, Hán ngữ, Hán tự hay (thậm chí) là Hán nôm...? Hơn nữa, cứ cho là khái niệm “Hán” ở đây bị quy định, khống chế bởi câu hỏi đã cho và “khung pháp lý” là từ đáp án “tiếng Việt”, không thể đi chệch được thì trên thực tế từ khóa này chỉ yêu cầu một nghĩa chính xác, duy nhất, đó là từ (khái niệm) “chữ Hán” mà thôi, không cần đến bất kỳ một ngữ nghĩa nào khác. Từ đó “lộ” ra rằng: Từ khóa ở hàng này phải là, duy nhất là “chữ Hán”chứ không là “Hán” là từ được BTC đang dùng.
Theo đó, cách ghép “chữ Nôm, Hán” của PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn như chúng ta thấy trên đây là cách làm chủ quan, không căn cứ theo văn bản (bảng từ khóa). Việc đổi “Hán” bằng “chữ Hán” là không thể, vì đó là hai từ khác nhau, không thay thế được cho nhau.
Nếu cứ theo cách làm này của tác giả, giả sử số 6 (6 thanh điệu) nhưng “ghi nhầm” thành 5, 5 rồi vẫn công nhận đó thực ra là... 6 (!), rồi số 29 (chữ cái) nếu lỡ ghi thành 28,5 vẫn phải hiểu là... 29 được ư (!?).
Từ khóa trong bảng từ khóa này về nguyên tắc phải là từ (khái niệm) có nội hàm xác định, rõ ràng và phải phục vụ, nói chính xác là thành tố hợp thành nội dung (khái niệm) của từ khóa chung (đáp án). Ngoài ra, là sai lầm, là kéo theo sự sụp đổ của toàn “hệ thống” bảng từ khóa, đồng nghĩa là cuộc thi bị “đổ”.
Bây giờ xin độc giả cùng tôi, chúng ta hãy thử đưa hai từ khóa mới, do tôi đề xuất vào bảng từ khóa của BTC: 1: nghiêng; 2: (29); 3: (6); 4: chữ Nôm; 5: La tinh; 6: chữ Hán; 7: Việt Mường; 8: Nam Á.
Quyền phán xét là của mỗi người. Cá nhân tôi tin rằng bảng từ khóa (được thay đổi) này đạt yêu cầu, hoàn chỉnh hơn trước.

MC Đường lên đỉnh Olympia nói chưa chính xác
Trước hết, xin được dẫn lời PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, nguyên văn như sau: “Trong câu hỏi về tiếng Việt, MC Tùng Chi đã nói không chính xác. Chẳng hạn, phần tiếng và chữ: “Ban đầu chúng ta chỉ có tiếng Hán sau đó chúng ta có tiếng Nôm (đúng ra là phải nói dùng chữ Hán, chữ Nôm)…”.
MC Tùng Chi tại Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2012
MC Tùng Chi tại Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2012
Bên cạnh đó, MC Tùng Chi còn nhầm chữ cái với âm tiết: Từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ nghiêng có 7 âm tiết, đúng ra là phải nói có 7 chữ cái.
Quả thật, những nhầm lẫn của MC Tùng Chi là rất nghiêm trọng đã trở thành đối trọng, một nửa đối lập với cái khác nó (được coi là đúng)! Ý kiến này xin được hiểu trong trường hợp cụ thể sau đây: Ngôn ngữ về nguyên tắc bao gồm hai thành tố luôn song hành với nhau, đó là ngôn ngữ nói (tiếng nói) và ngôn ngữ viết (chữ viết). Nếu đem đối chiếu về sự kết hợp có tính nguyên tắc này của ngôn ngữ với trường hợp nhận thức cụ thể của MC Tùng Chi khi các khái niệm “chữ Hán, chữ Nôm” được thay bằng “tiếng Hán, tiếng Nôm” rõ ràng là đã đẩy đối tượng nhận thức nhảy sang thái cực khác hẳn rồi. Theo đó, vẫn theo cách hiểu của MC Tùng Chi thì trước đó khi chưa có sự xuất hiện của chữ cái La tinh trong ngôn ngữ Việt, chúng ta chưa có chữ viết mà mới chỉ có tiếng nói “ban đầu là tiếng Hán sau đó chúng ta đã có tiếng Nôm”. Và theo cách lập luận này, có thể suy luận rằng, chỉ đến khi có mặt của chữ cái La tinh trong tiếng Việt mới là lúc ra đời của ngôn ngữ Việt (tiếng nói và chữ viết).

Cá nhân người viết bài này đã có lời phê bình ý kiến của MC Tùng Chi trên VTC News. Ở đây, tôi chỉ xin trích lại một câu: “Chỉ mới điểm qua vài nét hết sức sơ lược về lịch sử phát triển của tiếng Việt, cũng đã cho thấy rằng việc BTC đã ngắt đoạn tiếng Việt chỉ là từ khi sử dụng ký tự La tinh là không thỏa đáng”.
Và, đấy chính là nguyên nhân cùng với những nguyên nhân khác để tôi đề xuất thay đáp án “tiếng Việt” của BTC bằng “tiếng Việt hiện đại” theo cách lý giải riêng, được nêu trong bài viết đó. 
Về một phương diện khác, có thể thấy rằng, trong khi MC của chương trình nói như vậy và bản thân bảng từ khóa của ban tổ chức lại có những lỗi như tôi đã phân tích ở trên khiến cho rất nhiều người có sự lựa chọn nên tin vào lời dẫn của MC hay vào bảng từ khóa. Tôi đồ rằng, với cách cho từ khóa “Hán” mà đáng ra là chữ “chữ Hán”, Mường đáng ra là “Việt Mường”, trong khi chỗ khác (hàng số 4) lại viết chính xác là “chữ Nôm”, sự khập khiễng này nếu xét kỹ phản ánh sự bất nhất, không có tiêu chí thống nhất, không nhất quán trong nhận thức về đối tượng (các từ khóa), dẫn đến sai sót (bao gồm phát ngôn sai của MC Tùng Chi). Khác với một số chương trình mà ở đó MC có thể dẫn tùy hứng, chương trình Đường lên đỉnh Olympia phải chủ yếu dẫn theo kịch bản. Bằng chứng cho thấy điều này là thường ngày, lúc có vấn đề gì cần phân xử về đáp án, về nội dung câu hỏi... MC này vẫn nhờ đến Ban cố vấn đấy thôi. Theo đó, có thể nói ở chương trình này, MC thực chất là người phát ngôn cho ban tổ chức trực tiếp, nhỡn tiền là Ban cố vấn. Thế nên với những nhầm lẫn rất cơ bản xuyên suốt cả phần thi này, cá nhân tôi không cho rằng quy những sai sót cho một mình MC Tùng Chi là chưa thật sự công bằng, có chăng lỗi của MC cũng chỉ một phần nhất định nào đó mà thôi.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

GS.Nguyễn Minh Thuyết luận bàn về thói dối trá từ gian lận tại Đồi Ngô

Chê cả Bách Khoa lẫn Kinh tế... ĐH Ngoại thương là Harvard Việt Nam?

Sốc: Nhóm trẻ "cái bang" đi ăn xin lấy tiền cho bố mẹ sắm đồ đắt tiền

Những sai sót không đáng có ở các vòng chung kết Olympia

Sau gian lận ở Đồi Ngô, không thể tiếp tục sống trong dối trá

Nụ cười của Hotgirl Midu làm trái tim các chàng trai... "tan chảy"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

TS. Phan Quốc Linh - CH Bungari