Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội

12/05/2019 06:06
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Giờ này ở Mỹ giáo dục không còn là phương thức giúp người Mỹ thay đổi cuộc đời, chuyển đổi trên mức thang xã hội, mà ngược lại là chỉ dấu vết về bất bình đẳng.

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được bài viết tiếp theo trong loạt bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, nghiên cứu sinh về giáo dục tại Hoa Kỳ về "Giáo viên và sinh viên: Tác nhân sáng tạo, thay đổi của đại học?".

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Sawhill, tác giả cuốn “Những Người Mỹ bị lãng quên, một chương trình kinh tế dành cho quốc gia bị chia rẽ” đã nêu lên một sự thật về đói nghèo và giáo dục ở nước Mỹ, một quốc gia phát triển và được coi là “giàu”. 

Trong hơn 30 năm qua, Sawhill đưa lại nhận định “Chưa khi nào, thế hệ tương lai của nước Mỹ, sẽ phải đối mặt với những khó khăn của kinh tế, của giáo dục và xã hội, mà cơ bản nhất, thế hệ trẻ không còn cơ hội thành tựu như thế hệ trước đó” [1]. 

(Ảnh: tác giả cung cấp).
(Ảnh: tác giả cung cấp).

Những báo cáo về Không hồi phục [1], những chỉ dấu cho nền kinh tế tăng trưởng dài hạn của Gallup 2016 [1], những khủng hoảng “thiếu và thừa” trong giáo dục đại học [2], những hệ lụy của hơn 3 thập kỷ không đầu tư vào chất lượng đào tạo K-12 [2], đã đưa ra những cơ sở nghiên cứu cho nhận định trên về tương lai của nước Mỹ.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là, kể từ 1960s-70s, với nghiên cứu về kinh tế và xã hội Mỹ, The Affluent Society [3] đã xác định rõ được lý do của những khủng hoảng trên, do bởi sự “lạm dụng” sản xuất của chủ nghĩa tiêu dùng, của những lợi ích các tập đoàn, của những chính sách “con nợ”.

Đến 2016, Robert Gordon [3] cũng khẳng định lại một lần nữa, với sức mạnh của toàn cầu hóa và công nghệ, nhưng không vì lợi ích của số đông nhân dân Mỹ, hệ thống cân bằng xã hội đã bị “đổ vỡ”, với chỉ số 1 người Mỹ “giúp” 8 – 10 người Trung quốc vượt nghèo và đổi lại, 100 triệu người Mỹ trung lưu đi xuống nghèo, trong thời gian hơn 20 năm qua.

Trong hơn 20 năm qua, Top 1% giàu có ở Mỹ tăng trưởng thu nhập lên 4 lần, trong khi tỷ lệ dân trung lưu chuyển xuống mức đói nghèo gần 40%. 

Điều này cũng được chứng minh rõ trong lịch sử phân biệt “trường giàu”, “trường nghèo” phục vụ cho giáo dục ở các cấp và giờ này, ở Mỹ, giáo dục không còn là phương thức giúp cho người Mỹ thay đổi cuộc đời, chuyển đổi trên mức thang xã hội, mà ngược lại, là chỉ dấu rõ rệt về bất bình đẳng, trong cơ hội, thu nhập, học tập và vươn lên thực hiện giấc mơ Mỹ [3].

Công nghệ, chức năng và thể chế của “thời tư bản mới” (sức mạnh chính trị và kinh tế, của những chính trị gia kết hợp với những tập đoàn lớn [4]), đã lũng đoạn và tạo ra những bất bình đẳng, nguồn gốc của đói nghèo và giáo dục kém chất lượng, không dễ để giải quyết, dù đó là ở Mỹ.

Câu hỏi, như Michael Pillsbury [5] và nhiều người yêu thương nước Mỹ đã đặt ra: “Có ai đã kinh doanh lợi ích của nước Mỹ, của người dân Mỹ, dựa trên chính tương lai của nước Mỹ vậy?”.

Câu chuyện của một nền kinh tế lớn, trong thời gian dài, dựa trên “kinh tế - quân sự” dẫn dắt [1], lũng đoạn bởi lợi ích chính trị và phe đảng, các lợi ích đất nước được “lobbyists” (các nhà vận động hành lang) làm thay chính sách phục vụ cho các tập đoàn lớn và chính phủ nước ngoài, đã không giúp nước Mỹ trở nên vĩ đại thêm lần nào nữa.

Ngược lại, hệ thống giáo dục công và các lợi ích xã hội, vì một xã hội tốt, đã được “tư nhân hóa” bởi các tập đoàn lớn nhất, các hệ thống quỹ gia đình lớn nhất và dẫn đến “Lợi ích xã hội tốt, bởi tất cả đều trả giá, một vài người hưởng lợi” (Public Good, by All Paid, Few Benefits”. [6]

(Ảnh: tác giả cung cấp).
(Ảnh: tác giả cung cấp).

Câu chuyện của Mỹ có dáng vẻ tương tự như ở các nước châu Âu, dưới góc độ toàn cầu hóa và bất bình đẳng ảnh hưởng như thế nào đến đa số dân chúng.

“Mọi thứ đều đổ vỡ và nhảy múa thôi, sự “đổ vỡ” của tầng lớp trung lưu” của hai nhà kinh tế học Guido Maria Brena và Edoadro Nesi, khi tôi đọc ở tầng hầm của hiệu sách Harvard vào tháng 2/2019, một sự chua xót đau đớn khi thấy:

“Chúng tôi đã lớn lên một cách bình thản và tử tế. Rồi một ngày, mọi thứ đẹp đẽ của cuộc đời chúng tôi biến mất. Chúng tôi mất sạch.

Chúng tôi không biết phàn nàn với ai” [7], để mô tả cảm xúc và tâm trạng của hàng chục, hàng trăm triệu người dân châu Âu đối mặt với toàn cầu hóa quá nhanh, quá sốc, và họ không hề được Chính phủ, được bất kỳ ai cảnh báo, đào tạo hay ít nhất, khuyến cáo rằng, này, sắp đổ vỡ hết rồi, rỗng túi hết rồi, bởi để làm giàu cho vài chỗ khác, cho vài tập đoàn xuyên quốc gia.

Nếu ai có nghi ngờ về điều này, hãy nhìn từ ví dụ của Brexit, với sức mạnh của các tập đoàn đa quốc gia mà chỉ đại diện cho 5% nền kinh tế UK, họ đã làm cả châu Âu khốn khó trong mâu thuẫn, trong chia rẽ, trong đối diện với những “khủng hoảng toàn diện” mới! [8]

(Ảnh: tác giả cung cấp).
(Ảnh: tác giả cung cấp).

Từ những nghiên cứu tương tự của Sawhill ở Mỹ và các nhà nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế và xã hội ở châu Âu (như nêu trên), cuốn Bất Bình Đẳng Toàn cầu, Cách tiếp cận mới thời đại toàn cầu hóa [9], đã cung cấp thêm bức tranh tổng quan về “sự thất bại” hoàn toàn về chống đói nghèo, chống bất bình đẳng trong lịch sử hơn 200 năm qua của loài người và công nghệ, toàn cầu hóa, một lần nữa, được khẳng định rằng đó sẽ không là cứu cánh giải quyết cho bất bình đẳng, cho đói nghèo và giáo dục có chất lượng cho tất cả.

Bởi đơn giản, những ai đang nắm giữ lợi thế của kinh tế và công nghệ, của những vị trí thu nhập Top 1-20% lợi ích giá trị của toàn cầu, đâu muốn để mất đi “sức mạnh” của họ. Thậm chí, họ còn muốn hơn nữa, với thế mạnh từ công nghệ và internet.

Điều đáng lưu tâm rất lớn của cuốn Bất Bình Đẳng toàn cầu trên đây, mặc dù chỉ ra rõ rằng “thế hệ tư bản mới, một thế hệ lũng đoạn toàn diện chính sách, lợi ích và ở cấp độ toàn cầu, sức mạnh mới chưa khi nào xuất hiện trong lịch sử loài người”, nhưng 2 nhà nghiên cứu đã không chỉ ra đến cuối cùng của vấn đề, đằng sau thế lực và thế hệ tư bản mới với sức mạnh lớn hơn cả sức mạnh của nhà nước bởi chúng điều khiển quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của họ, đó là những ai? Đó là những thế lực chính trị và kinh tế nào, đã và đang chơi “game” trên 7,5 tỷ người?

Để có thể hiểu rõ hơn phần câu hỏi cuối cùng này và cũng để hiểu, tại sao đói nghèo và giáo dục, vẫn đang là thách thức lớn khi bất bình đẳng thu nhập giữa các cá nhân, giữa các tổ chức, giữa các nước và ngay trong các nước, hãy thử điểm lại vài điều hiển nhiên “khái niệm mới phổ biến” hiện nay:

Cách mạng đại học Mỹ sẽ đi về đâu?

Theo Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc chia sẻ trên nhiều tin mạng xã hội, về vấn nạn bất bình đẳng, hay cụ thể hơn, quyền con người trong thế kỷ này, có lẽ phải mất nhiều nhiều năm nữa, để có thể giải quyết được [10]. 

Theo đó, câu hỏi lớn đặt ra cho Liên Hợp Quốc và các nước lớn dẫn dắt kinh tế thế giới, “Bằng cách nào, chúng ta đạt được mục tiêu UN-SDG 2030, về xóa bỏ đói nghèo dưới tất cả mọi hình thức, giáo dục có chất lượng cho tất cả [11], khi biết rõ chúng ta đã thất bại trong hơn 200 năm qua và thực tế của các khủng hoảng toàn diện xã hội - kinh tế - chính trị do bởi bất bình đẳng trong các khía cạnh đời sống con người là lớn chưa từng có?”.

Có lẽ chúng ta nên tìm hiểu thử về tranh luận của nước Mỹ, “đạo đức của chủ nghĩa tư bản” [12] và “đạo đức của chủ nghĩa xã hội”, khi dù ở chủ nghĩa nào, con người, người dân đều không hề được coi trọng, khi con người trở thành đối tượng để “nghiên cứu biến đổi gene người vô đạo lý và vi phạm nhân quyền” [13] do những giáo sư và đại học hàng đầu Trung Quốc thực hiện (đại diện cho đạo đức xã hội chủ nghĩa chăng?) hay “kết nối não con người tạo nên mạng xã hội qua trí não” [14] cũng do những giáo sư và đại học hàng đầu Mỹ công bố (đại diện cho đạo đức chủ nghĩa tư bản tốt của Mỹ?).

Dù 1 người Mỹ “giúp” cho 8 người Trung Quốc “thoát” khỏi đói nghèo trong 40 năm qua [3], ai đã minh chứng được Trung Quốc hay Mỹ hay thế giới “đã” giúp Ấn Độ, Indo hay các nước châu Phi “thoát” đói nghèo.

Trong hơn 70 năm qua, nếu chúng ta nhìn vào lịch sử chống đói nghèo, không chỉ bởi cuốn Bất Bình Đẳng Toàn cầu trên đây (vào năm 2018), mà từ 1997, cuốn sách Trùm gây ảo tưởng - World Bank và Sự đói nghèo ở những quốc gia [15] đã chỉ ra những “kỹ thuật” làm đói nghèo một quốc gia/dân tộc/khu vực, hay một thực tế đau lòng hơn, về quyền con người, về nền kinh tế đang phụ thuộc vào những bạn nào đó, chỉ đại diện cho ít hơn 5% toàn cầu, nhưng có khả năng “bôi đen” (khống chế) cả thế giới, bằng sức mạnh kinh tế và công nghệ?

(Ảnh: tác giả cung cấp).
(Ảnh: tác giả cung cấp).

Ai có thể nói đến đói nghèo sẽ chấm dứt vào 2030 nếu nhìn vào bản đồ trên? [16]

Ai có thể nói đến giáo dục chất lượng cho tất cả khi giáo dục ở ngay các nước phát triển hay đang phát triển cũng đang là “công cụ” cho lợi ích chính trị và kinh tế? [17]

Lời giải cho SDG-2030 sẽ ở đâu?

Liệu cuốn sách về Trùm ảo tưởng có được tái bản vào thời điểm 2050, khi những gì chúng ta đang đối mặt hiện nay, chưa nói được đến sự thật, gốc rễ nguyên nhân của các vấn nạn toàn cầu?

Chúng ta kêu gọi đến giáo dục giới trẻ, đến hợp tác toàn cầu để giải quyết vấn nạn toàn cầu. Điều đó quá đúng, nhưng lại phải nhìn thật kỹ từ lịch sử: đó có đúng là giáo dục thật, giáo dục trên nền tảng đạo đức trung thực và nhân bản vì con người hay không?

Hợp tác có đúng là hợp tác để cùng nhau phát triển, hay có những ai đó nhân danh hợp tác để “chia” thị trường thế giới và 7,5 tỷ người dân, và bằng cuộc đời, xương máu của con trẻ như hình ảnh của Tổ Chức Amnesty vẽ ra trên đây?

Tài liệu tham khảo:

[1] Những Người Mỹ bị lãng quên, một chương trình kinh tế dành cho quốc gia bị chia rẽ, I. Sawhill, https://trend.pewtrusts.org/en/archive/winter-2018/how-generation-x-could-change-the-american-dream; https://news.gallup.com/opinion/chairman/198902/economy-no-recovery.aspx; The Death and Life of the Great American School System, D. Ravitch;

[2] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/the-he-khong-co-co-hoi-hay-su-that-bai-cua-giao-duc.html

[3] The Afluent Society, 1958-1985, John Kenneth Galbraith; The Rise and Fall of American Growth: The U.S. Standard of Living Since the Civil War, 2016, Robert Gordon;

[4] Global Inequality, A New Approach for The Age of Globalization, Branko Milanovic, 2016

[5] Hundred-Year Marathon, 2016, by Michael Pillsbury

[6] Paying the Price: College Costs, Financial Aid, and the Betrayal of the American Dream, Sara Goldrick-Rab, 2017; Reign of Error: The Hoax of the Privatization Movement and the Danger to America's Public Schools, Diane Ravitch, 2014

[7] Everything Is Broken Up and Dances: The Crushing of the Middle Class Edoardo Nesi , Guido Maria Brera, 2018

[8] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/brexit-bau-cu-my-va-bai-hoc-khi-muon-nghe-y-kien-cua-nhan-dan.html

[9] http://www.hup.harvard.edu/catalog.php?isbn=9780674737136

[10] António Guterres‏Verified account @antonioguterres Feb 25

 “The human rights agenda is losing ground in many parts of the globe – but I am not losing hope. We see troubling trends, but also powerful movements for human rights & social justice.” https://bit.ly/2XjggPH; Social justice is one of the foundations of peace. Its pursuit is at the core of the @UN’s mission to promote development and human dignity for all. https://bit.ly/1fQfXRw  #SocialJusticeDay (Feb 20); Lifting people out of poverty, ending conflicts and creating conditions for lasting peace will go a long way towards putting an end to these senseless tragedies. (Jan 30); Inequality is rising and economic growth is not reaching those who need it most. At the @WEF in Davos, I will reiterate my call for a fair globalization that benefits all. #wef19

[11] https://en.wikipedia.org/wiki/Sustainable_Development_Goals

[12] https://kennedy.house.gov/newsroom/press-releases/kennedy-calls-for-a-moral-capitalism

[13] https://www.npr.org/2019/02/05/690828991/gene-editing-scientists-actions-are-a-product-of-modern-china

[14] https://www.technologyreview.com/s/612212/the-first-social-network-of-brains-lets-three-people-transmit-thoughts-to-each-others-heads/

[15] Masters Of Illusion: The World Bank And The Poverty Of Nations, Catherine Caufield, 1997

[16] https://www.amnesty.org/en/latest/news/2017/11/industry-giants-fail-to-tackle-child-labour-allegations-in-cobalt-battery-supply-chains/;

[17] https://www.chronicle.com/article/Big-Philanthropys-Role-in/131275; http://soha.vn/chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-1979-trong-sgk-lich-su-de-su-that-khong-bi-bop-meo-lang-quen-20190213103331484.htm

Nguyễn Thị Lan Hương