Học như chiến binh, học trò không muốn thành các "chú robot vẹt”

05/02/2016 07:44
Trần Quang Tiến - Vũ Thị An Khang
(GDVN) - Chúng em tự hỏi liệu các nhà khoa học soạn sách đã đứng trên bục giảng hay không mà mắc bệnh “Hàn lâm” đến thế.

LTS: Dựa trên chùm bài đâu phải lúc nào học sinh cũng là trung tâm? Học nhiều quá con “tầu hỏa nhập ma” rồi mẹ ơi! 

Giáo viên muốn được đánh giá đúng năng lực học sinh nhưng “lực bất tòng tâm” nhóm học sinh THPT Ngô Quyền, TP. Hải Phòng muốn đóng góp tiếng nói của mình trong phương pháp tự học, nhất là thời gian này học sinh lớp 12 đang bước vào giai đoạn nước rút. 


Học như những chiến binh

Thay được bằng những từ nhẹ nhàng, thoải mái, vừa học vừa chơi thì các em đã trở thành những người “chiến binh” thực sự: Sáng dậy từ 5 giờ, ăn sáng, sẵn sàng sách vở và chuẩn bị chiến đấu ngày 3 ca 11 tiếng liền vượt quá cả luật quy định của bộ lao động về làm ngoài giờ. 

Có là ca sĩ nổi tiếng nhất thì lịch chạy sô của họ cũng chỉ theo mua mà thôi, đằng này cánh học học sinh con nít cũng có lịch kín hoa mắt năm học chẳng hở chút nào. 

Ai cho phép bọn em cất lời kêu ca “mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt” Trên lớp mới xong lý thuyết mà chiều không tăng ca học mới có thực hành chắc cũng mù tịt. Lý giải đến đây hẳn hình ảnh học sinh chiến binh “pờ rồ - mình đồng, da sắt” đã rõ nét.

Tác nhân mang tên “Học - ám ảnh”

Ngoài những môn học khô như ngói mang tên gọi “ám ảnh kinh hoàng” như Giáo dục công dân, Văn, Sử, Địa bởi lẽ học theo phương pháp cô đọc trò phóng bút và cơ chế học tập kiểu vẹt rôbot copy – paste đã ra đời. 

Chính vì thế kiểu thi và kiểm tra theo “kiểu công chứng - Sao y bản chính” –  Văn phải là văn mẫu – Bà nội phải giống bà nội của cô chứ không được giống bà nội của em thì mới được điểm 10. Thế là thế hệ biến đổi gen thành vẹt rô bốt chính hiệu đã ra đời. 

Hai học sinh Trần Quang Tiến - Vũ Thị An Khang, Lớp 11 THPT Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Hai học sinh Trần Quang Tiến - Vũ Thị An Khang, Lớp 11 THPT Ngô Quyền, TP Hải Phòng. 

Chúng em còn thấy học vì áp lực từ phía phụ huynh: Tâm lý hơn thua, học vì điểm số, học vì phụ huynh thích thành tích, học vì khoe mẽ. Không thi đỗ cấp 3 thì “chắc chết”, không đỗ đại học thì bố mẹ còn mặt mũi nào với dòng họ tổ tông.

Khi các nhà giáo dục tầm cỡ đang loay hoay đi tìm triết lý giáo dục thì những nhà giáo dục khác đang tìm kiếm phương pháp giảng dạy, phương pháp tổng quan để giúp học sinh tìm ra cách học hiệu quả. 

Nhưng chúng em tự hỏi liệu các nhà khoa học soạn sách đã đứng trên bục giảng hay không mà mắc bệnh “Hàn lâm” đến thế. Các chuyên gia tầm cỡ đó chắc cũng chỉ giảng ở trường điểm, trường chuyên, thì sao hiểu được học trò đi chân đất đến trường như ở vùng nông thôn nghèo hay miền núi. 

Học như chiến binh, học trò không muốn thành các "chú robot vẹt” ảnh 2

Phương pháp dạy học mới đang vướng phải cản trở gì?

(GDVN) - Phương pháp dạy học mới chẳng dễ dàng gì. Nó đòi hỏi tính kiên trì, quyết tâm rất lớn ở giáo viên. Hiện tại, có bao nhiêu thầy, cô giáo làm được?

Vậy áp một bộ sách, một cách giảng, cùng một tiêu chí đánh giá có phải là “chuẩn không cần chỉnh”?

Góc thoát hiểm của theo kiểu học sở trường

Tự học chìa khóa cho tư duy: Quan niệm ngắn gọn tư duy học tập là một hoạt động của hệ thần kinh từ thứ cấp đến sơ cấp, chứ không phải phản ứng của thần kinh theo kiểu hành động bản năng nghe mà không hiểu. 

Tư duy học tập xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào: Hiểu, nhớ và vận dụng kiến thức làm bài. Nếu ban đầu học sinh mà không hiểu hoặc khó hiểu thì lập tức quá trình mất tập trung sẽ xảy ra và việc học tập sẽ bị gián đoạn.

Vậy làm thế nào đánh giá được giúp bọn em cách tiếp thu bài và tư duy ưu trội để có thể nuốt được những môn ám ảnh. Ví như bạn ham game mà lại ắt sẽ có cách tiếp thu hình ảnh ưu trội và tư duy hình tượng rất tốt. 

Bạn đó sẽ chỉ học tốt môn Văn nghi biết cách: Loại trừ rối nhiễu hình ảnh, biết nghe nhạc Baroques tạo tâm trạng tự học thoải mái, tự học khi có kỹ thuật phù học qua hình ảnh hợp. 

Bởi môn Văn được lựa chọn vì nó tiêu biểu vừa giầu ngôn ngữ và hình ảnh, đòi hỏi tính sáng tạo để đặt nền móng cho những viên gạch đầu tiên trong tập trung tự học.

Tự học làm sao được Ngữ Văn khi khó hiểu, chưa nhớ, chẳng biết cách vận dụng thì nói gì đến những yêu cầu cao siêu về cảm thụ văn học, sáng tạo. Em mong rằng cha mẹ, thầy cô và những nhà khoa học đừng bắt bọn em cố nuốt “khi đang hóc xương”.

Trần Quang Tiến - Vũ Thị An Khang