Hội nghị Hiệu trưởng: Đổi mới để có chất lượng GD ĐH tốt nhất

14/02/2012 15:43
Xuân Trung (ghi)
(GDVN) - Xung  quanh vấn đề  mới kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, đổi mới để có chất lượng GDĐH tốt nhất.
Bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã có cuộc trao đổi quanh chủ đề tuyển sinh với báo chí. Thứ trưởng nói:

“Sắp tới Bộ sẽ phối hợp với địa phương để kiểm tra, theo đúng phân cấp quản lý để kiểm tra tất cả các trường. Nếu trường nào vi phạm sẽ xử phạt rất nặng, không chỉ sau khi tuyển sinh mà bất cứ lúc nào trong quá trình kiểm tra, 1 năm sau, 2 năm sau nếu phát hiện sai phạm đều bị xử lý.”.

PV: Một trong những đổi mới của kỳ tuyển sinh năm nay là không hạn chế số lần, thời gian đăng ký xét tuyển NV, các trường đều được tự chủ tuyển sinh NV, ông nghĩ sao về phương án mới này, liệu có lợi gì cho thí sinh?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Năm 2012, kỳ tuyển sinh về cơ bản vẫn giữ như những năm trước là vẫn giữ 3 chung, nhưng có một số đổi mới để phù hợp với đặc thù các ngành nghề. 
Đặc biệt năm nay Bộ đã giao các trường tự chủ trong việc xét tuyển, không có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 như trước, xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm nguyện vọng. Đổi mới lần này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước, đó là thí sinh điểm cao không tìm được chỗ học trong  khi nhiều trường lại không tuyển đủ chỉ tiêu.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời báo chí. Ảnh Xuân Trung
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời báo chí. Ảnh Xuân Trung
Tuy nhiên, sáng nay một số đại biểu băn khoăn về việc kéo dài thời gian xét tuyển không nên kéo dài quá. Tuy nhiên thực tế, tuyển 70% nguyện vọng 1, chỉ có 30% là nguyện vọng khác, nên không làm đảo lộn đến việc xét tuyển của các trường. 

PV: Với chủ trương kéo dài thời gian xét tuyển, một số trường lo ngại lượng  thí sinh ảo sẽ rất lớn. Bộ có lường trước vấn đề này?

Thứ trường Bùi Văn Ga: Lượng  xét tuyển NV sau chỉ 30%, mà chủ yếu với trường tốp dưới. Kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các trường tốp dưới tuyển đủ chiểu tiêu.
Thí sinh ảo sẽ không sợ vì không phải các em chỉ tuyển một lần, nếu không đủ các em có quyền lại xét tuyển tiếp. Hơn nữa, những trường đào tạo tín chỉ có thể bắt đầu việc học bất cứ lúc nào. 

PV: Dự kiến bổ sung thêm khối A1 đã được thông qua, như vậy trong năm nay sẽ bổ sung thêm khối thi này, ông có thể cho biết lộ trình thi khối A1 như thế nào? 

Thứ trường Bùi Văn Ga: Khối A1 gồm các môn Toán Lý, tiếng Anh sẽ thi vào đợt 1, nghĩa là ngày thí sinh khối A thi môn Hóa thì chính hôm đó thí sinh chọn khối A1 sẽ thi môn tiếng Anh. Thí sinh theo dõi kế hoạch tuyển sinh của các trường, trường nào xét tuyển NV A1 để đăng ký thi tuyển. 

PV: Nhiều ý kiến phụ huynh và học sinh ở vùng sâu, vùng xa bày tỏ lo ngại con em họ khó được tiếp cận với thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay do Bộ không phát hành cuốn “Những điều cần biết”, Bộ có giải pháp gì không?

Thứ trường Bùi Văn Ga: Hàng năm Bộ vẫn phát hành cuốn sách này nhưng thấy có một số bất cập. Cụ thể, có những em ở những vùng nào đó chỉ quan tâm đến những trường ở khu vực đó, những em không cần tất cả các trường mà hiện nay chúng ta đang có khoảng 440 trường, cả cao đẳng, TCCN, số lượng các trường rất lớn nên nếu in quyển đó sẽ rất dày, và các em không cần thiết phải đọc tất cả như vây. 
Những thông tin cơ bản về tuyển sinh Bộ sẽ đưa lên trên trang web của Bộ, các em vào đó có thể tra cứu rất nhanh gọn.Ví dụ, các em muốn học ngành cơ khí chỉ cần bấm vào cơ khí, muốn ngành cơ khí ở Hà nội thì bấm vào Hà Nội, rồi tự động sẽ ra các trường có đào tạo ngành cơ khí, các em có thể học ĐH, CĐ và nó sẽ hiện ngay các thông tin liên quan mà các em không phải đọc hết cả quyển như trước, rất thuận lợi cho việc xác định nhu cầu của mình.

PV: Tại hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ sáng nay nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại những em học sinh vùng nghèo khó, xa xôi không có điều kiện tiếp cận thông tin, Bộ đã có phương án nao?

Thứ trường Bùi Văn Ga: Thực tế có một số đề xuất ý kiến, vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiếp cận Internet, về vấn đề này Bộ đã làm việc với công ty Viettel, họ đảm bảo tất cả các trường THPT ở các vùng trên cả nước nếu cần truy cập Internet họ đều có thể cung cấp phương tiện kéo mạng để các em có thể truy cập thông tin tuyển sinh. 
Nếu như có trường khó khăn trong việc truy cập thì các trường có thể liên lạc với Cục trưởng cục CNTT (Bộ GD), ngay lập tức Viettel tạo điều kiện để các em truy cập ngay. Như vậy, việc truy cập Intenet để tiếp cận thông tin tuyển sinh ở các vùng trên cả nước sẽ không gặp bất cứ khó khăn gì, và việc ban hành, xuất bản quyển những điều cần biết không cần thiết. 

PV: Thứ trưởng đánh giá thế nào về việc ưu tiên học sinh giỏi quốc g ia, quốc tế được tuyển thẳng vào ĐH, CĐ? 

Thứ trường Bùi Văn Ga: Những năm trước chúng ta bỏ việc tuyển thẳng học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, điều đó cho thấy quy định này không khuyến khích các em tham gia các kỳ thi và đọat giải. Như vậy năm nay, Bộ phục hồi việc này, nhiều đại biểu phát biểu bày tỏ sự phấn khởi về quyết định này. 

PV: Trong mùa tuyển sinh năm 2011, nhiều trường tuyển sinh quá chỉ tiêu và không đảm bảo chất lương. Vậy năm nay Bộ có giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này?

Thứ trường Bùi Văn Ga: Trong năm 2012, Bộ đã ban hành thông tư 57, để các trường tự xác định chỉ tiêu dựa trên 2 tiêu chí: số lượng sinh viên/giảng viên cơ hữu và diện tích mặt bằng/sinh viên. Như vậy, sắp tới Bộ sẽ phối hợp với địa phương để kiểm tra, theo đúng việc phân cấp quản lý kiểm tra tất cả các trường. 
Nếu trường nào vi phạm sẽ xử phạt rất nặng, không chỉ sau khi tuyển sinh mà bất cứ lúc nào trong quá trình kiểm tra, 1 năm sau hay  2 năm sau, nếu phát hiện sai phạm đều bị xử lý, xử lý nghiêm nên các trường phải khai thật điều kiện hiện có để đảm bảo chất lượng.
Nhận định về tỉ lệ sinh viên phải đào tạo lại, ở Hà Nội là 61% và 94% tại TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết:

PV: Sắp tới chúng ta thực hiện phân tầng ĐH, CĐ. Nghĩa là 2016 chỉ thi vào một số trường top đầu còn các trường khác thực hiện việc xét tuyển học sinh THPT. Thứ trưởng có thể chia sẻ gì về việc này?

Thứ trường Bùi Văn Ga: Theo lộ trình, từ nay đến 2015 việc tuyển sinh sẽ không có gì thay đổi nhiều, nhưng từ 2016 trở đi sẽ không có khối thi nữa, chỉ thi 2 môn cơ bản Toán – Ngữ Văn.
Sau đó, các môn Lý, Hóa, Sử, Địa được chia thành các tổ hợp do các trường tự xét. Còn sau 2020, khi đã sẽ có luật giáo dục đại học, việc thi tuyển sinh chỉ còn với các trường top trên để lựa chọn tinh hoa còn các trường đại trà sẽ xét tuyển theo kết quả học tập tại bậc THPT. Khi đó, việc tuyển sinh rất nhẹ nhàng.

PV: Sau hai năm thực hiện  đổi mới, lộ trình sắp tới Bộ sẽ tập trung vào những vấn đề nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Tập trung vào vấn đề quản lý, vì vấn đề quản lý song song với đổi mới chất lượng, 

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

"Đào tạo ĐH hiện nay là đào tạo theo ngành rộng chứ không phải nhắm vào đào tạo một nghề nào hay cho một công ty nào, do vậy sinh viên sau khi ra trường không vào xí nghiệp này thì vào xí nghiệp khác. 
Vì vậy, sinh viên phải có một kiến thức rất rộng, vấn đề phải làm sao cho sinh viên ra trường thích nghi với môi trường công tác đó. Hơn nữa, để thời gian đào tạo được rút ngắn các doanh nghiệp phải kết hợp với nhà trường để giảng dạy cho sinh viên những kiến thức thực tiễn, mục đích là để sinh viên tiếp cận dần. 
Thứ 3, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận từ đợt thực tập. Thực tế hiện nay, sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế, việc sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường phải có thời gian tiếp cận với công việc đó là chuyện bình thường. Vấn đề bây giờ là rút ngắn được thời gian đào tạo lại."

Thứ trưởng Bùi Văn Ga

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi các trường ĐH

Olympic tiếng Anh Hà Nội

Hiệu trưởng nghỉ hưu vẫn phải làm việc

Kinh nghiệm dạy con của các GS nổi tiếng

Thành công từ... trường đời

Bạo lực học đường

Sửa đoạn kết Tấm Cám

Bài văn xúc động về đồng tiền của trò Ams

Rơi nước mắt cuộc sống học sinh vùng cao

SV Ngoại thương: Lương 1.000 USD, không làm?

Các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập ở miền Bắc

KTX tốt nhất Hà Nội

Tuyển sinh 2012:

Đổi mới Giáo dục

Xuân Trung (ghi)