Thực hư chuyện lương, thưởng đâu có thấp, sao cứ kêu than?

13/01/2016 07:06
Khánh Văn
(GDVN) - Khi Tết đến đặc biệt giáo viên đang công tác tại các tỉnh lẻ, điểm trường khó khăn, chỉ mong được nghỉ ngơi vài ngày cùng một phần quà an ủi thế là mừng.

LTS: Câu chuyện thưởng Tết giáo viên mỗi dịp Tết đến xuân về lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Trong bài viết này, thầy giáo Khánh Văn mạnh dạn bày tỏ nỗi niềm ấy, giải mã việc khi hiện nay nhiều độc giả cho rằng “lương giáo viên đâu có thấp mà cứ kêu than”. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Nhiều người cho rằng, lương giáo viên đâu có thấp mà cứ “kêu than”, bởi ngoài lương hệ số thì giáo viên có phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên và còn dạy thêm nữa. Nhiều giáo viên có nhà to, xe xịn… làm nhiều ngành nghề khác mơ ước. 

Bởi lẽ, theo họ được biết, nhiều giáo viên dạy các môn tự nhiên và Ngoại ngữ, giáo viên dạy lớp cấp Tiểu học, công tác ở thành phố có thu nhập từ tiền dạy thêm có bằng mấy lần lương…

Khi ngành này thưởng vài trăm triệu, ngành kia thưởng tháng lương thứ 13 thì những người thầy chỉ mong được nghỉ vài ngày cùng phần quà an ủi là mừng (Ảnh: motthegioi.vn)
Khi ngành này thưởng vài trăm triệu, ngành kia thưởng tháng lương thứ 13 thì những người thầy chỉ mong được nghỉ vài ngày cùng phần quà an ủi là mừng (Ảnh: motthegioi.vn)

Nhiều thầy cô ép học sinh học thêm, gửi giấy thông báo học thêm chỉ đến khi dư luận phản ánh thì mới biết. Vậy thì làm gì có chuyện nghề giáo mà lại nghèo?

Đặc biệt, cứ vào dịp 20/11, Tết Nguyên Đán đến gần, các phương tiện truyền thông lại đề cập đến chuyện thưởng Tết cho giáo viên. Nhận được sự quan tâm của dư luận, giáo viên chúng tôi rất mừng nhưng cái điệp khúc “ngậm ngùi thưởng Tết giáo viên…” cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng, mãi rồi cũng chán. 

Bởi, không ít bài viết sau khi đăng tải đã có nhiều phản hồi của bạn đọc cho rằng: giáo viên lao động ít, chất lượng giáo dục thấp, học sinh bây giờ hư nhiều là do Nhà trường…khiến những người làm nghề dạy học không khỏi chạnh lòng và xót xa. 

Chúng tôi là giáo viên, ai cũng ý thức được trách nhiệm công việc của mình, khi chọn nghề giáo đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ cố gắng chấp nhận áp lực công việc, chế độ đãi ngộ và cả những lời thị phi của dư luận xã hội. 

Thực hư chuyện lương, thưởng đâu có thấp, sao cứ kêu than? ảnh 2

Nhiều trường "ăn dè, hà tiện" để dành thưởng Tết

(GDVN) - Cứ mỗi dịp Tết đến thì nỗi niềm thưởng Tết giáo viên nơi ít, nơi nhiều vẫn luôn là nỗi niềm của các giáo viên ở khắp mọi miền đất nước.

Nhiều người cho rằng, giáo viên bây giờ lương cao lắm. Nhưng thực tế thì sao? Rõ ràng, hệ số lương của công chức, viên chức Nhà nước (trừ các ngành công an, quân đội) đều như nhau.

Giáo viên có thêm phụ cấp đứng lớp từ 30-40% (tùy từng cấp học) thì công chức cũng có phụ cấp công phụ tương đương. 

Tuy nhiên, do công chức ít phải đầu tư cho nghề nghiệp của mình, mọi vật dụng thì cơ quan đầu tư như giấy tờ, máy móc phục vụ in ấn, đi công tác có tiền công tác phí, ngoài ra thường có nhà công vụ và nơi nghỉ ngơi buổi trưa. 

Còn giáo viên, hôm nào dạy cả ngày thì buổi trưa vất vưởng ngồi ở phòng giáo viên hoặc xuống căng tin chứ biết đi đâu nghỉ ngơi. Trong giảng dạy thì phải đầu tư từ in ấn, giấy, bút lông để học sinh thảo luận, mua tranh ảnh, bảng phụ…

Hơn nữa, các đơn vị trường học (trừ trường tư) hưởng ngân sách từ Nhà nước nên mọi chi tiêu đều tuân theo quy định của Nhà nước. 

Nếu chi tiêu đủ trong năm thì không sao nhưng nếu còn thừa thì phải bổ sung vào kinh phí cho hoạt động năm kế tiếp. Cho nên chuyện thưởng Tết giáo viên tại các cơ sở công lập nhất là các trường ở vùng nông thôn sẽ là chuyện xa xỉ đối với người thầy.

Thực hư chuyện lương, thưởng đâu có thấp, sao cứ kêu than? ảnh 3

Thưởng Tết: Trường vài triệu, trường chỉ nửa cân cá khô

(GDVN) - Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về mức thưởng của các trường học trên cùng một địa bàn?

Mỗi khi Tết đến xuân về, Công đoàn nhà trường trích một phần quà nhỏ khoảng 100.000-200.000 đồng đã trở thành niềm an ủi lớn đối với giáo viên. 

Là một giáo viên hàng ngày trực tiếp giảng dạy nhiều đối tượng học sinh khác nhau, thậm chí cả học trò ở khu vực khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long... – nơi mà phần lớn dân cư còn khó khăn, lo từng bữa ăn, chuyện học hành của con cái chưa được coi trọng.

Do đó, những thầy cô công tác ở đây còn phát sinh thêm nhiều chi phí khác như hỗ trợ học sinh, đi vận động học sinh đi học….

Nên mỗi khi Tết đến, khi nghe ngành này thưởng vài trăm triệu, ngành kia thưởng tháng lương thứ 13 thì những người thầy, người cô đặc biệt là giáo viên đang công tác tại các tỉnh lẻ, ở những điểm trường khó khăn, vùng cắm bản thì chỉ mong được nghỉ ngơi vài ngày cùng một phần quà an ủi thế là mừng. 

Khánh Văn