Trẻ em không phải tờ giấy trắng

26/11/2012 06:40
Trần Quốc Tuấn
(GDVN) - Những câu nói như “mày thì biết cái gì", “cá không ăn muối cá ươn”… là những câu nói phổ biến của phụ huynh để cưỡng ép tinh thần, phụ huynh đã không cho con em quyền bình đẳng, được nói lên mong muốn của mình.
Trong quan niệm của nhiều bậc phụ huynh từ trước đến nay, trẻ em giống như tờ giấy trắng. Điều này đồng nghĩa với việc cho rằng các trẻ em sinh ra đều giống nhau và tính cách, tài năng của trẻ hoàn toàn do môi trường giáo dục tạo nên. Sự thực có phải như vậy? Về mặt sinh học, mỗi trẻ em được sinh ra đã mang theo những yếu tố di truyền khác nhau. Thực tế cho thấy, anh em cùng một nhà, học chung trường khi lớn lên vẫn thể hiện những sự khác biệt.
Những hệ lụy kèm theo

Chúng ta có thể vẽ bất kỳ điều gì ta thích lên tờ giấy trắng. Chính vì vậy, phụ huynh có xu hướng áp đặt con cái phải làm theo ý thích cá nhân mà không cần quan tâm trẻ nghĩ gì. Những câu nói như “mày thì biết cái gì", “cá không ăn muối cá ươn”…là những câu nói phổ biến của phụ huynh để cưỡng ép tinh thần. Phụ huynh đã không cho con em quyền bình đẳng, được nói lên mong muốn của mình. Họ không đặt mình vào vị trí của con để suy nghĩ xem việc làm của mình đã hợp lý chưa.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Trẻ thích học đàn thì phụ huynh bắt phải học võ, con thích học văn thì phụ huynh bắt học toán lý… Con thích chơi những trò chơi nhẹ nhàng thì phụ huynh bắt con chơi các trò chơi vận động…Nhiều trường hợp, những điều phụ huynh muốn con em làm chính là những ước mơ từ thuở ấu thơ của họ. Hậu quả dễ thấy nhất của việc con trẻ phải làm những điều không yêu thích, không có năng khiếu là sự chán nản, kìm nén, mất tự tin và không thành tựu. Năng khiếu không được phát triển sẽ dần dần thui chột. Trẻ bị ép phải học, phải chơi không đúng với sở thích sẽ dồn nén sự ức chế, lâu ngày có thể dẫn đến tự kỷ.
Thay đổi quan niệm

Cách giáo dục theo lối áp đặt cần phải được biến đổi. Phụ huynh cần tôn trọng sự phát triển nhân cách ở mỗi bé để khơi dậy tiềm năng. Muốn phát triển năng lực cần phải tìm hiểu cá tính, năng khiếu, sở thích cá nhân rồi mới bồi dưỡng, định hướng. Quan sát các hoạt động ăn, ngủ, chơi đùa hàng ngày và nói chuyện, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình có thể giúp phụ huynh nắm bắt tâm lý, sở thích của trẻ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, phụ huynh nên áp dụng các phương pháp giáo dục giúp trẻ thông minh sớm và tạo điều kiện để trẻ vui chơi, học tập những môn yêu thích qua đó phát hiện năng khiếu. Trẻ em cần được vui chơi, phát triển toàn diện nhân cách chứ không chỉ là năng khiều lệch lạc. Do đó, phụ huynh nên quan tâm, động viên kịp thời khi trẻ làm được những việc tốt, giúp trẻ sửa đổi những tập tính xấu, và đừng gây áp lực thành tích cho trẻ.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Lời kể của một thầy giáo nhiều lần... "bị ném đá"

Nguyên Bộ trưởng GD: "Làm Bộ trưởng khổ lắm"

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ”

Chùm ảnh: Trẻ lại “oằn lưng” vác cặp đến trường

Vụ "canh gà Thọ Xương" và "HS nhập vai cám": Hai cái kết buồn!

PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Phải thích nghi đào tạo với chi phí thấp"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Trần Quốc Tuấn