Giáo sư Lâm Quang Thiệp chia sẻ cách mà các nước quản lý chất lượng đại học

07/05/2021 07:14
Thùy Linh
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Trong cộng đồng giáo dục đại học để xây dựng các hệ thống đảm bảo chất lượng có thể thống nhất quan niệm “chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu”.

Chất lượng là một khái niệm có tính tương đối và rất phức tạp, tùy thuộc việc xem xét chất lượng từ góc độ nào. Tuy nhiên trong cộng đồng giáo dục đại học để xây dựng các hệ thống đảm bảo chất lượng có thể thống nhất quan niệm “chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu”. Cộng đồng giáo dục đại học thế giới đã đúc kết một số yêu cầu về chất lượng sản phẩm đào tạo của trường đại học trong thời kỳ mới.

Trong nền kinh tế thị trường việc quản lý giáo dục đại học nói chung cũng như quản lý chất lượng giáo dục đại học nói riêng thực chất là dựa trên nguyên lý biểu hiện bằng cặp khái niệm sóng đôi: “quyền tự chủ” và “trách nhiệm giải trình” của trường đại học.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, qua nghiên cứu cho thấy trên thế giới có 3 mô hình về quản lý chất lượng giáo dục đại học: mô hình châu Âu lục địa, mô hình Anh quốc và mô hình Hoa Kỳ.

Đối với mô hình truyn thng châu Âu lc địa là mô hình quản lý cht ch ca nhà nước, ch yếu là qun lý đầu vào: Ngân sách do nhà nước cấp; Giáo chức là công chức, nhà nước kiểm soát việc bổ nhiệm giáo chức cao cấp và trả lương cho giáo chức; Kiểm soát việc thu nhận sinh viên qua thi tuyển sinh; Kiểm soát và phê duyệt các chương trình giáo dục mới, đôi khi quy định chi tiết về chương trình giáo dục và thi cử; Có thể có các kỳ thi phụ để xét sinh viên đủ tiêu chuẩn nhận bằng có giá trị quốc gia.

Mô hình truyn thng Vương quốc Anh thì việc kiểm soát của Nhà nước nhẹ hơn nhiều. Các trường đại học có quyền tự chủ theo hiến chương của mình, được tự định ra hình thức kiểm soát chất lượng; Được tự chọn giáo chức theo tiêu chuẩn và điều kiện của mình (kể cả mức lương); Được tự chọn sinh viên; Được tự chọn chương trình giáo dục;Được tự cấp bằng;

Đặc biệt, hai cơ chế quan trọng để giữ tiêu chuẩn học thuật là giám khảo từ bên ngoài và kiểm định công nhận chất lượng từ bên ngoài, cùng với việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với một số lĩnh vực nghề nghiệp (kế toán, kỹ nghệ).

Mô hình truyn thng ca Hoa Klà mô hình dựa trên:

Sự kiểm soát ngân sách chặt chẽ một cách hợp lý đối với các trường đại học công lập và sự giám sát đối với các trường tư;

Quyền tự chủ cao đối với các trường cả công và tư về: chương trình giáo dục, thi cử, tuyển sinh và bổ nhiệm giáo chức;

Kiểm tra chất lượng từ bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua kiểm định công nhận nhà trường đại học và các chương trình đào tạo, tiến hành bởi: các cơ quan kiểm định công nhận khu vực, các cơ quan kiểm định công nhận chuyên môn đối với các nghề nghiệp xác định, các hội đồng cấp các chứng chỉ hành nghề (kế toán, điều dưỡng viên), và các cơ quan nhà nước của bang. Các cơ quan kiểm định phần lớn là phi chính phủ, nhưng được chính phủ hỗ trợ;

Kiểm tra chất lượng tuyển sinh nhờ các tổ chức trắc nghiệm quốc gia khác nhau và các trung tâm dịch vụ trắc nghiệm chuyên nghiệp tư nhân.

Kinh nghim thế gii v qun lý cht lượng

Theo Giáo sư Lâm Quang Thiệp, trong hệ thống giáo dục đại học hiện đại, các nước thường theo một trong các mô hình trên hoặc sử dụng kết hợp các yếu tố khác nhau của nhiều mô hình để quản lý chất lượng đại học.

Trong các thập niên vừa qua chất lượng giáo dục đại học trở thành một vấn đề được sự quan tâm nổi bật của các quốc gia; do đó mỗi nước đều có những thay đổi cải tiến mô hình của mình.

Giáo sư Lâm Quang Thiệp (ảnh: Thùy Linh)

Giáo sư Lâm Quang Thiệp (ảnh: Thùy Linh)

Để minh chứng cho điều này, qua quá trình tìm hiểu, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học nêu ví dụ.

Chẳng hạn, ở Pháp, Hội đồng đánh giá quốc gia (Comite National d' Evaluation - CNE), được thành lập năm 1985, là cơ quan trực thuộc Tổng thống, độc lập đối với Thủ tướng và Bộ Giáo dục, để thực hiện đánh giá tổng thể nhà trường 8 năm một lần và đánh giá ngành học theo chiều ngang được triển khai trong cả nước về một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Kết quả được công bố và các trường được xếp hạng công khai.

Từ thập niên 1980, Hà Lan rất quan tâm đến hệ thống kiểm định công nhận chất lượng. Hai cơ quan liên kết các trường đại học được giao triển khai hoạt động này. Hà Lan lưu ý đến đánh giá ngành đào tạo, theo chu kỳ 6 năm, chứ không quan tâm đến đánh giá nhà trường. Bộ Giáo dục có triển khai các “siêu đánh giá”, tức là thẩm tra lại xem việc kiểm định có đảm bảo tuân thủ nghiêm túc mọi quy trình đã được đề ra hay không.

Tại Vương quc Anh, từ sau năm 1990, khi hệ thống giáo dục đại học hai thành phần (viện đại học và trường bách nghệ) chuyển thành một thành phần (toàn là viện đại học), hệ thống kiểm định công nhận chất lượng cũng thay đổi.

Một số tổ chức cũ thống nhất trong Hội đồng Chất lượng giáo dục đại học (Higher Education Quality Council – HEQC), một công ty trách nhiệm hữu hạn được đóng góp tài chính bởi các viện và trường đại học, thực hiện việc kiểm toán học thuật (audit) và thúc đẩy tăng cường chất lượng. Nó cũng liên quan đến việc xét quyền cấp văn bằng và chức danh đại học.

Ngoài ra còn các Hội đồng cấp kinh phí (Higher Education Funding Council -HEFC) cho 3 bang (England, Scotland và Wales) đánh giá về chương trình các ngành đào tạo.

Trong thập niên gần đây có xu hướng xây dựng một tổ chức thống nhất thực hiện cả việc đánh giá chương trình và kiểm toán học thuật (HEFC và HEQC).

Hệ thống đảm bảo chất lượng ở Hoa K được đặc trưng bởi sự điều phối mạnh bằng cơ chế thị trường thường kết hợp với mức độ tự chủ cao của các trường đại học. Có hai quá trình đảm bảo chất lượng chính. Đó là, kiểm định công nhận các trường đại học và các chương trình đào tạo và xem xét một cách hệ thống bên trong trường đại học về các chương trình đào tạo.

Các cơ quan điều phối kiểm định công nhận là tổ chức liên kết giữa các trường đại học theo khu vực hoặc theo loại trường đặc biệt (các trường tôn giáo). Hiện có các cơ quan điều phối của 6 khu vực lãnh thổ Hoa Kỳ và một số cơ quan theo loại trường hoặc ngành nghề đặc biệt. Một mục tiêu quan trọng của việc kiểm định công nhận là giúp cho sinh viên có thể chuyển tiếp từ một trường đã được kiểm định công nhận sang một trường khác. Tài trợ từ nhà nước và từ các nguồn tư nhân thông thường chỉ cung cấp cho những sinh viên nhập học vào các trường đã được kiểm định công nhận.

Ở khu vực châu Á Thái Bình dương trong mấy thập niên qua nhiều nước cũng rất chú ý xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của mình.

Ví như Trung Quc bắt đầu đánh giá các trường đại học từ năm 1993. Việc đánh giá được tiến hành theo 3 nhóm trường: nhóm trường mới thành lập, nhóm trường đã phát triển tốt và nhóm trường trung bình. Mỗi nhóm trường có các tiêu chí đánh giá khác nhau.

Bộ Giáo dục thành lập Uỷ ban Đánh giá giáo dục đại học để điều hành các chương trình đánh giá. Đây là hoạt động đánh giá được thực hiện lần đầu trong lịch sử giáo dục đại học Trung Quốc, trong khoảng một thập niên đánh giá được 180 trường, 85% loại mới thành lập, 16 trường nổi tiếng và 26 trường thuộc nhóm trung bình được lựa chọn ngẫu nhiên.

Việc đánh giá trong thời gian tiếp theo dự định cải tiến theo phương hướng giảm vai trò của Nhà nước, lôi cuốn thêm các thành phần xã hội khác nhau vào việc đánh giá và công bố thông tin đánh giá rộng rãi qua Website.

n Độ bắt đầu thành lập các tổ chức để đánh giá vào giữa thập niên 1990. Có 3 cơ quan điều phối: Hội đồng Đánh giá và Kiểm định quốc gia (NAAC) để đánh giá các trường đại học, Cơ quan Kiểm định Quốc gia (NBA) để đánh giá các trường kỹ thuật và Hội đồng Kiểm định của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp (ICAR) để đánh giá các trường nông nghiệp. Trong thập niên cuối thế kỷ vừa qua NAAC đánh giá 300 trường (chu kỳ 5 năm), NBA đánh giá 400 chương trình đào tạo, ICAR đánh giá 5 viện đại học và 70 trường đại học.

Indonesia thành lập Hội đồng Kiểm định Quốc gia giáo dục đại học (NAB) trực thuộc Bộ trưởng Giáo dục vào năm 1994 để thực hiện việc đánh giá. NAB chỉ đánh giá chương trình, không đánh giá nhà trường. Cho đến giữa 2002 đã đánh giá được 9754 chương trình đào tạo từ cấp diploma dưới đại học (cao đẳng) đến cấp cao học. Mức độ công nhận được chia 4 mức: A (rất tốt), B (tốt), C (đạt), D (không đạt). Kết quả được công nhận (accredited) rất khác nhau: cấp diploma dưới đại học chỉ 14%, cấp đại học 87%, cấp cao học 96%.

Hàn Quc từ 1982 đã thành lập Hội đồng giáo dục đại học Hàn quốc (KCUE) và triển khai đánh giá nhà trường hai vòng đầu 1982-1986 và 1988-1992 (chu kỳ 5 năm), sau đó lập Uỷ ban Công nhận Kiểm định Đại học (UARC) triển khai đánh giá vòng 3 cho đến năm 2000. Trong giai đoạn 2 đánh giá nhà trường chủ trương thực hiện đánh giá vòng 4 từ năm 2001 với những tiêu chí cao hơn liên quan đến tiêu chuẩn quốc tế và toàn cầu hóa. Việc đánh giá chương trình đào tạo bắt đầu từ năm 1992, mỗi năm đánh giá 2-3 khoa.

Malaysia ra đạo luật về Hội đồng Kiểm định Quốc gia (LAN - theo tiếng Malai) để triển khai kiểm định công nhận các chương trình ngành học của cả hệ thống đại học công và tư. Ngoài LAN tại Bộ Giáo dục có thành lập Ban Đảm bảo Chất lượng để soạn thảo các hướng dẫn và tiêu chí cho các trường đại học công lập chuẩn bị cho quá trình tự đánh giá và kiểm định.

Nhìn từ tất cả các minh chứng trên, Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhận định: “Các hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trên thế giới tuy khác nhau nhưng có một số đặc điểm chung, đó là có một cơ quan điều phối kiểm định chất lượng của quốc gia hoặc của một vùng, thường là độc lập với cơ quan quản lý giáo dục đại học của nhà nước, và một cơ cấu đảm bảo chất lượng ở mỗi trường đại học.

Quy trình kiểm định công nhận chất lượng cũng có các công đoạn chung, đó là tự đánh giá, đánh giá ngoài của đồng nghiệp và xác nhận, công bố kết quả đánh giá”.

Thùy Linh