Nền giáo dục nương nhẹ học sinh
Trong clip trắc nghiệm đối với HS lớp 4, lớp 5, PV đã đặt ra nhiều câu hỏi, chẳng hạn: “Bánh chưng được gói bằng lá gì?”, “Con trâu, con bò khác nhau như thế nào?”, “Thủ đô của nước Việt Nam tên là gì?”, “Hai Bà Trưng đánh giặc nào?”, “Bà Triệu đánh giặc nào?”... Rất nhiều HS không trả lời được.
GS Nguyễn Minh Thuyết giải thích: “Bánh chưng được gói bằng lá gì, có thể nhiều học sinh Hà Nội không biết, bởi lâu nay tục gói bánh chưng đã bị mai một. Trẻ em thành phố có thể nhận biết con trâu, con bò trên tranh ảnh nhưng miêu tả sự khác nhau giữa chúng bằng lời chắc là khó. Điều này do các em thiếu kiến thức thực tế. Thế nhưng, học sinh lớp 4, lớp 5 không biết Thủ đô nước Việt Nam tên là gì, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hồ Tây ở đâu, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đánh giặc nào là điều đáng ngạc nhiên”.
GS Nguyễn Minh Thuyết giải thích: “Bánh chưng được gói bằng lá gì, có thể nhiều học sinh Hà Nội không biết, bởi lâu nay tục gói bánh chưng đã bị mai một. Trẻ em thành phố có thể nhận biết con trâu, con bò trên tranh ảnh nhưng miêu tả sự khác nhau giữa chúng bằng lời chắc là khó. Điều này do các em thiếu kiến thức thực tế. Thế nhưng, học sinh lớp 4, lớp 5 không biết Thủ đô nước Việt Nam tên là gì, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hồ Tây ở đâu, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đánh giặc nào là điều đáng ngạc nhiên”.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, những kiến thức trên trong SGK lớp 4, lớp 5 đều đã có. Ví dụ học sinh lớp 4 đã học bài về Thủ đô Hà Nội ngay từ học kỳ I trong SGK môn Địa lí. Cũng ở học kỳ I lớp 4, các em đã học về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với đầy đủ thông tin trong SGK Lịch sử. Còn về Văn Miếu - Quốc Tử Giám các em cũng đã học qua bài “Nghìn năm văn hiến” trong sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1. Bài tập đọc trong sách còn có cả ảnh chụp di tích lịch sử này.
Bên cạnh đó, ngoài việc dạy và học theo chương trình, SGK, học sinh còn tham gia nhiều phong trào của Đoàn, Đội và nhiều hoạt động ngoại khóa. Trên đường đi học, đi chơi, chắc chắn học sinh Hà Nội cũng thấy rất nhiều băng rôn, pa-nô tuyên truyền về Thủ đô, nhất là vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội mới đây. Thế mà nhiều học sinh Hà Nội lại không biết Thủ đô của nước Việt Nam ở đâu là điều rất bất ngờ.
Bên cạnh đó, ngoài việc dạy và học theo chương trình, SGK, học sinh còn tham gia nhiều phong trào của Đoàn, Đội và nhiều hoạt động ngoại khóa. Trên đường đi học, đi chơi, chắc chắn học sinh Hà Nội cũng thấy rất nhiều băng rôn, pa-nô tuyên truyền về Thủ đô, nhất là vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội mới đây. Thế mà nhiều học sinh Hà Nội lại không biết Thủ đô của nước Việt Nam ở đâu là điều rất bất ngờ.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng giáo dục Việt Nam đang được phát triển theo hình trụ. (Ảnh: Đỗ Quyên Quyên) |
GS Nguyễn Minh Thuyết đặt vấn đề: Nếu đây là kết quả đáng tin cậy thì nguyên nhân trước hết là cách dạy của thầy cô. Không lẽ thầy cô… để dành kiến thức dạy ở lớp học thêm? Cũng có thể có nguyên nhân nữa là những học sinh này không thực sự hứng thú, tích cực trong việc học. Trẻ em Hà Nội bây giờ sử dụng internet rất thành thạo, tại sao các em không tìm hiểu những kiến thức đã nêu? Liệu có phải vì các em học nhiều đến nỗi chán học? Riêng chuyện các em không biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hồ Tây ở đâu thì có lỗi của gia đình. Nhà trường có thể không có đủ thời gian, kinh phí đưa các em đi tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thủ đô, nhưng đến bố mẹ cũng không đưa con đến những nơi đó thì cũng thật là kỳ lạ.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhìn nhận vấn đề từ một khía cạnh khác: “Tình trạng trẻ em học rồi mà vẫn không nhớ gì, biết gì có thể là kết quả của một sự nuông chiều các em quá mức trong những năm qua. Học gì cũng lo quá tải. Thi gì cũng lo tạo áp lực lên học sinh. Suốt từ lớp 1 đến tận lớp 12 mới có một kỳ thi cũng muốn bỏ. Như vậy, sẽ không phải là khó hiểu nếu học sinh có tâm lý coi nhẹ chuyện học hành. Tôi phải nói thẳng là đến người lớn học ngoại ngữ hay tin học ở các lớp ban đêm là học mất tiền, học cho mình, thế mà hễ thầy cô không kiểm tra thường xuyên thì người học cũng lơ là việc học luôn".
Clip: Học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô của Việt Nam!
Bà mẹ ở Hà Nội thừa nhận con mình không biết gì về Bà Trưng, Bà Triệu
Học sinh Hà Nội nói: Yết Kiêu đánh giặc Minh, Sơn Tinh là... thần nước
Cũng theo GS Thuyết, nhìn sang chương trình giáo dục các nước phát triển, chúng ta sẽ thấy họ đòi hỏi ở học sinh rất cao. Ví dụ, học sinh lớp 1, lớp 2 ở Canada đã phải biết cách chọn sách để đọc; xác định được bố cục và các nội dung chính của bài văn đang đọc; khi thảo luận với bạn về nội dung bài đọc, biết dùng những kinh nghiệm và hiểu biết cơ bản về văn hoá để giải thích nội dung bài đọc và phát biểu được quan điểm riêng về bài đọc ấy... Áp những yêu cầu này vào giáo dục Việt Nam, chắc chắn báo chí sẽ đồng loạt lên tiếng là quá nặng, nặng không tưởng tượng nổi.
“Nếu như những học sinh được Báo Giáo dục Việt Nam khảo sát đã trả lời một cách nghiêm túc thì kết quả khảo sát là một báo động khẩn cấp cho nền giáo dục Việt Nam. Những học sinh có trong clip đều là học sinh Hà Nội chứ không phải học sinh vùng sâu vùng xa. Chúng ta đang chiều trẻ quá. Chiều quá sẽ sinh ra những thế hệ học sinh học xong vẫn chẳng biết gì. Và như vậy thì đất nước sẽ ngày càng lạc hậu so với năm châu.”, GS Nguyễn Minh Thuyết trăn trở.
Giáo dục cần sàng lọc
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, từ xưa tới nay, thời nào cũng có những người học khá, học kém, có hiểu biết hoặc không. Năm GS mới ra trường, trong đợt dẫn sinh viên năm thứ 4 về thực tập tốt nghiệp ở một trường THPT, khi duyệt giáo án của sinh viên, ông rất ngạc nhiên thấy một sinh viên chép câu ca dao “Chồng em áo rách em thương / Chồng người áo gấm xông hương mặc người” thành “Chồng người áo gấm sông Hương mặc người”. Nhưng những trường hợp như vậy không nhiều.
Còn từ những năm 1990 trở đi, khi trực tiếp dạy cho học sinh một số lớp 8 và lớp 9, GS Thuyết rất lấy làm ngạc nhiên là đa phần các em lẫn lộn kháng chiến chống Pháp với chống Mỹ, không biết thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi cuộc kháng chiến là bao giờ, mặc dù SGK Lịch sử dạy rất kĩ về các cuộc kháng chiến này.
Còn từ những năm 1990 trở đi, khi trực tiếp dạy cho học sinh một số lớp 8 và lớp 9, GS Thuyết rất lấy làm ngạc nhiên là đa phần các em lẫn lộn kháng chiến chống Pháp với chống Mỹ, không biết thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi cuộc kháng chiến là bao giờ, mặc dù SGK Lịch sử dạy rất kĩ về các cuộc kháng chiến này.
Nguyên nhân yếu kém là do giáo dục của ta bây giờ ít tính sàng lọc. Theo GS Thuyết, thời ông và lớp đàn anh của mình đi học, mỗi huyện chỉ khoảng 10 người đỗ đại học, đều là những người có chí và thông minh. Còn bây giờ, gần như 100% kéo nhau lên đến tận… sau đại học. Rõ ràng là giáo dục đang phát triển theo hình trụ chứ không phải là hình chóp. Không có sự sàng lọc thì làm sao chất lượng giáo dục đại trà tốt được?
Trong dịp nghiên cứu giáo dục tại Vương quốc Anh, GS Nguyễn Minh Thuyết nhận thấy ở đây học sinh bao giờ cũng được xếp vào lớp học với các bạn cùng lứa tuổi. Ví dụ, một học sinh Việt Nam 10 tuổi sang Anh học, em đó có thể không biết hoặc biết rất ít tiếng Anh nhưng vẫn vào học lớp 4. Thầy cô phải có trách nhiệm hỗ trợ kiến thức để em đó theo kịp bạn bè. Do học sinh phải học theo đúng tuổi của mình nên ở Anh không có chế độ lưu ban. Học sinh kém sẽ được phụ đạo để theo kịp các bạn cùng lớp. Nhưng mỗi lớp tiểu học ở Anh chỉ có khoảng 20, 25 học sinh mà có tới 2 giáo viên cùng dạy nên việc kèm cặp học sinh kém được thực hiện ngay trên lớp, trong giờ học. Nếu đến năm thứ 2 mà học sinh đó vẫn xếp loại kém thì Phòng giáo dục sẽ cử bác sỹ tâm lý xuống để xem học sinh đó có vấn đề gì về tâm lý hay không để đề ra biện pháp giúp học sinh theo kịp lớp.
Từ câu chuyện ở Vương quốc Anh, có thể thấy rằng để chuyển từ một nền giáo dục tinh hoa sang nền giáo dục đại chúng, cần phải đầu tư nhiều lắm, chứ không phải chỉ “cấy điểm” cho học trò để “đủn” các em lên lớp là “phổ cập giáo dục” thành công.
Bên cạnh đó, muốn trò giỏi, phải có thầy giỏi. Ngành sư phạm cần tuyển chọn giáo viên theo một cách thích hợp hơn. Theo GS Thuyết, trước những năm 1960, ngành sư phạm rất “kén” người: muốn vào trường phải đủ 18 tuổi; ngoài bài thi, thí sinh còn được phỏng vấn, qua đó nhà trường đánh giá ngoại hình, lời ăn tiếng nói…. Cách tuyển sinh chỉ dựa trên bài thi viết như mấy chục năm gần đây khiến ngành sư phạm khó tuyển được những giáo viên thực sự yêu nghề, yêu trẻ và có năng lực. Nhưng bây giờ tuyển sinh khắt khe hơn thì ai vào học ngành này? “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” mà. Để tuyển được những người có năng lực và yêu trẻ, yêu nghề vào ngành, cần phải cải tiến chế độ tiền lương và phụ cấp cho giáo viên, ít nhất là có phụ cấp xứng đáng cho giáo viên khi họ làm vượt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chẳng hạn, phải dạy những lớp sĩ số lên tới 50, 60, trong khi quy định chuẩn là mỗi lớp không quá 35 học sinh).
Báo Giáo dục Việt Nam thực hiện loạt clip trắc nghiệm kiến thức học sinh tiểu học tại Thủ đô nhằm giúp độc giả có thêm một góc nhìn mới về việc nuôi dạy con của nhiều gia đình, nhà trường. Trân trọng kính mời độc giả gửi những clip, bài văn, bài sử... hài hước về Báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Tâm sự xúc động: Những giáo viên chật vật "chạy ăn" từng bữa |
|
Câu chuyện xúc động ngày 20/11: Cha - Người thầy đầu tiên của tôi |
ĐIỂM NÓNG |
|
Đỗ Quyên