Một số ý kiến chia sẻ trước thềm Đại hội với mong muốn Hiệp hội tiếp tục “nối dài cánh tay” phản biện, giúp nền giáo dục Việt Nam phát triển bền vững cả công lập và NCL.TS. Lê Viết Khuyến – Trưởng Ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL): Phản biện chính sách của GD&ĐT, của Nhà nước để sao cho chính sách đó ngày càng tốt hơn.
Với chức năng của Hiệp hội, trong thời gian tới có ba việc mà chúng ta phải làm: Thứ nhất, đưa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đến các trường, trước hết là đại học NCL, sau đó là tất cả các trường trong cả nước, nối dài cánh tay đến các cơ sở giáo dục để làm sao chủ trương của ngành, của Nhà nước đi vào cuộc sống.
Với chức năng của Hiệp hội, trong thời gian tới có ba việc mà chúng ta phải làm: Thứ nhất, đưa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đến các trường, trước hết là đại học NCL, sau đó là tất cả các trường trong cả nước, nối dài cánh tay đến các cơ sở giáo dục để làm sao chủ trương của ngành, của Nhà nước đi vào cuộc sống.
TS Lê Viết Khuyến |
Thứ hai: Tiếp tục thực hiện chức năng đóng góp, phản biện các chính sách giáo dục của Bộ GD&ĐT, của Nhà nước để sao cho chính sách đó ngày càng tốt hơn. Thứ ba: Tiếp tục hỗ trợ cho các trường về chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian qua, chất lượng đào tạo giáo dục đại học luôn là tâm điểm được quan tâm nhiều, chính những tiêu chuẩn về chất lượng không đồng đều khiến xã hội thường có định kiến với các trường đại học, cao đẳng NCL. Trong nhiệm kỳ tới, theo TS. Lê Viết Khuyến, để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đối với các trường NCL, trước hết các trường phải tự phấn đấu và quyết tâm của từng trường. “Những trường nào còn vướng mắc, cần sự hỗ trợ thì Hiệp hội sẵn sàng giúp các trường khắc phục điểm yếu đó để cho chất lượng ngày một tốt hơn”, TS. Khuyến chia sẻ. GS. Trần Xuân Nhĩ – Phó chủ tịch thứ nhất Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam: Phát triển các trường NCL là đúng xu thế thời đại. So với nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ này chúng ta có lượng hội viên tương đối đông, trong thời gian vừa qua, Hiệp hội cũng đóng góp ý kiến cho Bộ GD&ĐT cũng như Quốc hội về Luật GDĐH, sự đổi mới toàn diện về GDĐH. Nhiệm kỳ này, tôi hy vọng khí thế và hướng hoạt động rõ ràng hơn, từ đó chắc chắn Hiệp hội sẽ đóng góp được nhiều ý kiến cho sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong quá trình hội nhập.
GS Trần Xuân Nhĩ |
Bên cạnh đó, vai trò của Hiệp hội chắc chắn sẽ được phát huy mạnh hơn nữa, với số lượng thành viên đông hơn, sẽ phát huy tập trung được nhiều trí tuệ hơn. Hiện quan niệm trường NCL trên quốc tế rất phổ biến, phát triển, điển hình như Singapore, Đài Loan, Mỹ có tới hàng trăm trường NCL. Phát triển các trường NCL là một xu thế phát triển giáo dục trên toàn cầu. Ở Việt Nam, đã có những trường rất nổi tiếng như ĐH Thăng Long, ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, ĐH Hải Phòng, đó là những trường được tự chủ về tài chính, về cán bộ mà nhiều trường công lập cũng phải nể. Hiện nay đang có quan niệm sai về trường NCL, đáng tiếc là không chỉ nhân dân hiểu sai mà Nhà nước cũng hiểu không đúng, nên hiện số trường NCL chưa được 20%. Phát triển các trường NCL là đúng quy luật, đúng với sự phát triển của xã hội. Tôi hy vọng như vậy tương lai như vậy.GS. Hoàng Xuân Sính – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long: Thay đổi nhận thức từ gốc. Muốn thay đổi định kiến với các trường NCL, tôi nghĩ phải xuất phát từ hai bên, Nhà nước cũng cần có cái nhìn chuẩn xác hơn với các trường NCL, nếu Nhà nước không có cách nhìn khác thì chúng tôi không thể sống được, hơn nữa phía xã hội cũng dần thay đổi nhìn nhận với các trường NCL.
GS Hoàng Xuân Sính |
Nhiệm kỳ tới, tôi cũng hy vọng với sự lớn mạnh của các thành viên, các trường sẽ đoàn kết nhau hơn, trao đổi qua lại trong các hoạt động nhà trường để tăng tính hiểu biết lẫn nhau, trở thành một khối NCL vững mạnh. Ông Nguyễn Mộng Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến: Kỳ vọng Hiệp hội tiếp tục bảo vệ các trường.
Chúng tôi rất kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới, Hiệp hội tiếp tục đứng ra phản biện, bảo vệ các chủ trương có ích cho nền giáo dục nước nhà. Tôi nghĩ các trường trong Hiệp hội cũng nên trao đổi qua lại, trước hết ở phương thức hoạt động, giảng dạy.
Chúng tôi rất kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới, Hiệp hội tiếp tục đứng ra phản biện, bảo vệ các chủ trương có ích cho nền giáo dục nước nhà. Tôi nghĩ các trường trong Hiệp hội cũng nên trao đổi qua lại, trước hết ở phương thức hoạt động, giảng dạy.
Những đóng góp đáng ghi nhận của giáo dục ĐH, CĐ NCL:
+ Đã có một mạng lưới các trường ĐH, CĐ NCL của Việt Nam, với quy mô sinh viên chiếm 14,7% tổng sinh viên cả nước, đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng chục vạn lao động trình độ đại học cao đẳng mà nhà nước không phải bỏ kinh phí chi cho đào tạo. Đang tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn nhà giáo, cán bộ, nhân viên làm việc cho các nhà trường.
+ Phần lớn các trường tuy khuôn viên chưa rộng lớn, nhưng có cơ sở khang trang, có thiết bị dạy học tương đối đủ cho các ngành nghề đào tạo. Về cơ bản đã vượt qua tình trạng trường lớp tạm thời thuê mướn. Nhìn chung tốc độ xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của các trường đại học cao đẳng ngoài công lập đã và đang được đẩy nhanh hơn các trường công lập.
+ Từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu bằng cách: mời các nhà giáo, nhà khoa học nghỉ chế độ mà còn sức khỏe và năng lực; mặt khác có chiến lược lâu dài tuyển chọn và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ có trình độ phục vụ lâu dài cho nhà trường. Bên cạnh đó việc mời giảng viên thỉnh giảng có chọn lựa cũng là biện pháp đảm bảo cơ bản chất lượng giảng dạy của nhà trường.
+ Chủ động tiếp thu và tiếp cận nhanh với các chương trình đào tạo tiên tiến; liên kết quốc tế trong đào tạo là nét mạnh dạn đi tắt đầy hứa hẹn thành công.
+ Nhiều trường chú trọng bổ sung các kỹ năng: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm trang bị cho họ khả năng thích ứng nhanh với công việc sau này. Đây là một khuynh hướng tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học ngoài công lập, chính điều này đang tạo sức hút cạnh tranh với cung cách đào tạo trì trệ cứng nhắc khác.
+ Các trường buộc phải tính toán tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, ứng dụng tin học trong quản lý, nhất là trong quản lý quá trình dạy và học. Đây là một nét ưu điểm của các trường ngoài công lập.
Nhìn tổng quát, tốc độ phát triển các trường ngoài công lập là khá chậm so với mục tiêu chiến lược nhà nước. Nếu không có bước tiến đột phá thì đến năm 2020 khó mà đạt được mục tiêu 40% sinh viên học tập ở các trường ngoài công lập như đã đề ra. Trong tư duy và chỉ đạo thực tế đang có sự sai lệch. Các trường đại học, cao đẳng công lập lẽ ra chỉ tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo các ngành nghề cần phải đầu tư lớn, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực chuyên biệt, đặc thù mà các trường ngoài công lập không thể đảm đương được.
TS.Văn Đình Ưng
+ Đã có một mạng lưới các trường ĐH, CĐ NCL của Việt Nam, với quy mô sinh viên chiếm 14,7% tổng sinh viên cả nước, đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng chục vạn lao động trình độ đại học cao đẳng mà nhà nước không phải bỏ kinh phí chi cho đào tạo. Đang tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn nhà giáo, cán bộ, nhân viên làm việc cho các nhà trường.
+ Phần lớn các trường tuy khuôn viên chưa rộng lớn, nhưng có cơ sở khang trang, có thiết bị dạy học tương đối đủ cho các ngành nghề đào tạo. Về cơ bản đã vượt qua tình trạng trường lớp tạm thời thuê mướn. Nhìn chung tốc độ xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của các trường đại học cao đẳng ngoài công lập đã và đang được đẩy nhanh hơn các trường công lập.
+ Từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu bằng cách: mời các nhà giáo, nhà khoa học nghỉ chế độ mà còn sức khỏe và năng lực; mặt khác có chiến lược lâu dài tuyển chọn và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ có trình độ phục vụ lâu dài cho nhà trường. Bên cạnh đó việc mời giảng viên thỉnh giảng có chọn lựa cũng là biện pháp đảm bảo cơ bản chất lượng giảng dạy của nhà trường.
+ Chủ động tiếp thu và tiếp cận nhanh với các chương trình đào tạo tiên tiến; liên kết quốc tế trong đào tạo là nét mạnh dạn đi tắt đầy hứa hẹn thành công.
+ Nhiều trường chú trọng bổ sung các kỹ năng: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm trang bị cho họ khả năng thích ứng nhanh với công việc sau này. Đây là một khuynh hướng tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học ngoài công lập, chính điều này đang tạo sức hút cạnh tranh với cung cách đào tạo trì trệ cứng nhắc khác.
+ Các trường buộc phải tính toán tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, ứng dụng tin học trong quản lý, nhất là trong quản lý quá trình dạy và học. Đây là một nét ưu điểm của các trường ngoài công lập.
Nhìn tổng quát, tốc độ phát triển các trường ngoài công lập là khá chậm so với mục tiêu chiến lược nhà nước. Nếu không có bước tiến đột phá thì đến năm 2020 khó mà đạt được mục tiêu 40% sinh viên học tập ở các trường ngoài công lập như đã đề ra. Trong tư duy và chỉ đạo thực tế đang có sự sai lệch. Các trường đại học, cao đẳng công lập lẽ ra chỉ tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo các ngành nghề cần phải đầu tư lớn, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực chuyên biệt, đặc thù mà các trường ngoài công lập không thể đảm đương được.
TS.Văn Đình Ưng
Điểm nóng |
|
Xuân Trung