“Không để chúng ta (con người) bị biến thành công cụ”

25/04/2020 06:40
Nguyễn Thị Lan Hương
0:00 / 0:00
0:00
(GDVN) - Trong chuỗi bài viết về chủ đề Giáo dục và Công nghệ trong Thế kỷ 21, tôi muốn đặt câu hỏi về việc, giáo dục nào cho con người của tương lai?

Có một truyện được làm thành phim “Săn Phù Thủy” [1] đề cập đến Tổng thống Mỹ A. Lincoln phải là “người săn phù thủy” để chống lại điều ác – điều vẫn đang là “nỗi đau” dân tộc của Mỹ, phân biệt chủng tộc giữa những con người khác màu da, khác nhau lợi ích và khác nhau về vị trí xã hội [2].  

Nỗi đau này không chỉ của người dân Mỹ, mà chỉ là một trong vô số ví dụ trong lịch sử thế giới mà thôi, đến nỗi người ta đã phải bàn đến những gì có thể “bồi thường” cho các thế hệ phải chịu đựng nỗi đau kéo dài hàng thế kỷ của nhân loại [3].

Thế kỷ 21 này là một thời điểm mà nhiều người lãnh đạo thế giới mong đợi sẽ là một thế kỷ “thay đổi”, với những mục tiêu thật đáng trân trọng, ví dụ như 17 Mục tiêu 2030 “SDG 17 Goals” mà Liên Hợp Quốc đề cập đến. 

Trong chuỗi bài viết về chủ đề Giáo dục và Công nghệ trong Thế kỷ 21, tôi muốn đặt câu hỏi về việc, giáo dục nào cho con người của tương lai? 

Giáo dục cho con người của tương lai sẽ như thế nào? (Ảnh minh hoạ: Ngaynay.vn)
Giáo dục cho con người của tương lai sẽ như thế nào? (Ảnh minh hoạ: Ngaynay.vn)

Công nghệ nào giúp chúng ta đạt được mục tiêu mà SDG 2030 đặt ra cho các quốc gia?

Làm sao để lời chia sẻ “Không để chúng ta (con người) bị biến thành công cụ của công nghệ” [4]  như WEF đặt ra, trong khi những nền tảng cơ bản về nhân quyền và giá trị cơ bản của xã hội hiện đang vừa ở vị thế khai thác lợi ích của internet vừa là nạn nhân “thụ động” của chính hệ thống internet mà tưởng như “được hưởng lợi” [4], mà có lẽ không có điều gì mô tả đúng hơn trong cuốn viết về “Công việc ma, Làm thế nào để các hãng công nghệ Silicon Valey không tạo nên một thế giới nghèo đói” [5]

Học online có là giải pháp cho thời đại Internet?
Học online có là giải pháp cho thời đại Internet?

Đây không chỉ là câu hỏi về giáo dục và công nghệ nào cho thế kỷ 21, mà điều quan trọng nhất đó là “Chủ nghĩa Giám sát: Cuộc chiến vì Tương Lai Nhân loại chống lại những quyền lực mới” [6], trong đó những quyền lực trong công nghệ dựa trên internet và dữ liệu lớn (big data), đặc biệt được hỗ trợ bởi những tập đoàn công nghệ lớn và nhóm lợi ích chính trị - kinh tế đang bỏ qua những lợi ích sống còn của đa số người dân trên toàn cầu khi họ sử dụng internet và những ứng dụng trên máy tính/điện thoại, để tạo dựng một xã hội mà “sự thật, giáo dục chất lượng, là đặc quyền của số ít”, trong khi những tác động của internet và ứng dụng trong giáo dục lại chỉ là những “cắt, dán, những nội dung từ chỗ này sang chỗ khác” và không hề hướng tới nền giáo dục vì con người!

Điều nhiều người lập luận khi khai thác và thúc đẩy học tập online và sử dụng internet và những ứng dụng như một giải pháp giáo dục hữu hiệu thực sự có như những gì họ quảng bá?  

Nếu đó là sự thật, tại sao những người trong chính các hãng công nghệ lại phản đối về những gì tạo dựng nên “Công việc ma”; và những tác hại có thể gây ra mà Internet không phải là câu trả lời? 

Liệu có ai nên đặt câu hỏi cho WEF và những chủ tịch tập đoàn, những lãnh đạo toàn cầu và đặc biệt là Liên Hợp Quốc về việc:

“Không để chúng ta (con người) bị biến thành công cụ” như thế nào, khi những luật lệ và biện pháp bảo vệ con người, dù trong thế giới không internet và thế giới internet hiện chưa được bảo đảm?”

Tài liệu tham khảo:

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Abraham_Lincoln:_Vampire_Hunter

[2] https://www.pewresearch.org/fact-tank/2020/02/07/6-facts-about-economic-inequality-in-the-u-s/

[3] E. Warrant, https://www.nytimes.com/2019/05/23/business/economy/reparations-slavery.html;

[4] Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING, WEF’ President, 4 Nguyên Lý Lãnh đạo cho cách mạng CN 4.0 (bài dịch), http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/bon-nguyen-ly-lanh-dao-cho-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html;  A. Keen, The internet is NOT the answer; R. Gordon, The rise and fall of American growth. The US standard of living since the Civil War;

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Ghost_Work

[6] S. Zuboff, Chủ nghĩa Giám sát: Cuộc chiến vì Tương Lai Nhân loại chống lại những quyền lực mới, https://en.wikipedia.org/wiki/Surveillance_capitalism; Nguyễn THị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING, Quyền Con Người trong thế giới internet và nền kinh tế chia xẻ, http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html

Nguyễn Thị Lan Hương