Bắt đầu từ đầu năm học 2016 – 2017, lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện siết chặt việc tổ chức các lớp dạy thêm học thêm của các giáo viên trên địa bàn.
Trong đó, theo thông tư 17/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ, giáo viên tiểu học (nhất là đối với những trường hợp học sinh đã học 2 buổi/ngày ở trường) không được phép tổ chức dạy thêm học thêm tại nhà, trừ các môn học về kỹ năng, năng khiếu (nhạc, họa, thể thao…).
Sao cứ biện hộ cho dạy thêm là đúng? |
Đối với những trường hợp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, theo đúng quyết định 21/2014 của UBND TP.Hồ Chí Minh, thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm ở cấp trung học phổ thông thuộc về Sở Giáo dục và Đào tạo, cấp trung học cơ sở thẩm quyền cấp giấy phép thuộc về các quận huyện.
Nhằm tránh trường hợp xảy ra việc o ép học sinh, các quy định về dạy thêm học thêm cũng không cho phép giáo viên dạy học sinh chính khóa ở trên lớp.
Đây là một hiện tượng có thật trên thực tế, cho dù con số giáo viên ấy không nhiều, nhưng cũng đã được chính Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh – ông Lê Hồng Sơn thừa nhận trong một số cuộc họp về dạy thêm học thêm.
Phòng dạy thêm tiểu học của một cô giáo tại quận 11 được ghi nhận (ảnh: P.L). |
Quy định là vậy, nhưng trên thực tế, tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh, trong thời gian vừa qua vẫn tồn tại một bộ phận giáo viên bất chấp các quy định của pháp luật, của ngành trong việc dạy thêm ở nhà.
Đích thân Bí thư Đinh La Thăng cũng đã phải lên tiếng và có chỉ đạo về vấn đề dạy thêm trái phép ở thành phố này.
Với mong muốn các hoạt động trong ngành giáo dục sẽ đi vào khuôn khổ, các giáo viên dạy thêm đúng theo quy định, từ nhiều tháng qua, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải hàng loạt trường hợp giáo viên dạy thêm vi phạm quy định, tại khắp các quận huyện trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
Lượng bạn đọc cung cấp thông tin giáo viên dạy thêm có vi phạm ngày càng nhiều, đều được các phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xác minh cụ thể, kỹ càng từng trường hợp.
Toàn bộ những trường hợp được đăng tải, các giáo viên đều đã thừa nhận có sai phạm trong dạy thêm theo quy định.
TP.Hồ Chí Minh khẳng định cấm dạy thêm ở tiểu học và trường học 2 buổi/ngày |
Thế nhưng, thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin mang tính chất phản đối, đả kích công việc mà hiện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đang làm.
Có người, được cho là cán bộ thư ký toà soạn của một tờ báo chuyên về pháp luật ở phía Nam lớn tiếng cho rằng người nhà của mình là nhà giáo và bênh vực họ bằng mọi giá, bằng các lập luận nguỵ biện, thiếu hiểu biết và quy chụp cho đồng nghiệp. Đáng quan ngại, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật của anh này vô cùng kém. Được biết, trong quá khứ, anh ta từng bị cơ quan pháp luật sờ gáy vì liên quan đến một số vụ án lớn.
Một nhân vật khác từng làm việc tại một tờ báo lớn thuộc Đoàn thành phố, từng vi phạm pháp luật và bị xử tù liên quan đến vụ án ông trùm xã hội đen Năm Cam hơn chục năm trước nay bỗng nhiên tỏ ra có đạo đức và lớn tiếng vô lối phê phán phóng viên chân chính và bảo vệ dạy thêm trái phép.
Thực tế, họ đang lớn tiếng bảo vệ hành vi vi phạm pháp luật. Phải chăng, coi thường pháp luật đã thành bản chất của các đối tượng này?
Ngoài ra, còn có một số bộ phận trực tiếp dạy thêm thì dùng những lời lẽ biện hộ cho dạy thêm trái phép của mình là do lương thấp, là do nghề khác cũng làm được...điều đó thể hiện sự kém hiểu biết, thiếu văn hóa và cực đoan vô lối.
Qua các trạng thái mà họ đăng tải cho thấy có vài người có trình độ nghiệp vụ
Thời gian qua, dư luận xã hội đã bày tỏ nhiều bức xúc về tình trạng một bộ phận nhỏ các thầy cô giáo lén lút dạy thêm, gây ảnh hưởng tới danh dự của cả ngành giáo dục. Nhiều gia đình buộc phải cho con tới lớp học thêm, dù biết rằng học thêm không mang lại lợi ích gì cho con trẻ. Có cả những gia đình đời sống khó khăn nhưng cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì lo sợ con em mình bị phân biệt đối xử. Nhiều gia đình lương không đủ ăn đã phải vay mượn cho con đi học thêm. Ở nhiều nơi, có giáo viên dùng thủ đoạn ép buộc học sinh chính khoá đi học thêm. Tất cả chỉ vì chữ tiền mà họ bất chấp đạo đức, quy định của pháp luật... Bộ phận giáo viên dạy thêm trái phép không nhiều nhưng đã làm ảnh hưởng tiêu cực, méo mó tới hình ảnh, tư cách của đại bộ phận các nhà giáo chân chính. Đó là lý do vì sao chúng tôi thực hiện loạt bài chống dạy thêm trái phép. Khi thực hiện loạt bài này, Ban Biên tập luôn yêu cầu đảm bảo tính chính xác của thông tin, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo sự đúng mực, nhân văn. Vì vậy, dù phát hiện một bộ phận giáo viên dạy thêm trái phép, trong đó có cả những giáo viên nhiều lần vi phạm, song Ban Biên tập không nêu tên cụ thể của những giáo viên ấy, với tinh thần góp ý xây dựng, giúp cho những thầy cô giáo đã vi phạm tự điều chỉnh hành vi, sửa chữa sai lầm. |
non kém khi cho rằng việc phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiến hành các bước xác minh chi tiết, hai chiều, thu thập bằng chứng đầy đủ là không cần thiết.
Họ lớn tiếng cho rằng các thầy các cô là nhà giáo, việc xác minh thông tin chi tiết, nghiêm túc như vậy là không cần thiết (???), khiến các thầy cô vi phạm dạy thêm hoảng sợ.
Trong khi đó, nói như một lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh đã từng khẳng định với các phóng viên rằng, dù gì đi nữa, quy định đã có, nếu các giáo viên không vi phạm thì sao báo nào dám đăng được?
Người xưa thường có câu "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", để nhằm nói đến việc hãy tự nhìn nhận lại bản thân mình trước, rồi sau đó hãy nói đến việc trách móc người khác là rất đúng trong trường hợp này.
Là những người hoạt động trong ngành giáo dục, đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước, trước hết, các thầy cô hãy nhìn nhận lại mình, cần biết tôn trọng và làm đúng theo các quy định của pháp luật, chứ không phải để xảy ra vi phạm, rồi lại đi trách móc người khác.
Đối với các nhà báo, những người đang làm công tác tuyên truyền, đúng ra cần phải hướng dẫn cho các thầy cô thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hay phê bình các thầy cô vi phạm.
Đằng này, họ lại nêu ra nhiều ý kiến chủ quan, phiến diện mang tính chất đả kích, phản đối những công việc rất đúng đắn mà các đồng nghiệp của mình đang làm. Là người tử tế, có ai làm vậy không?
Trong khi các giáo viên bị phản ánh đều thừa nhận có sai phạm, thì số ít nhà báo này lại thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật, mà lại cứ đi huênh hoang, bênh vực cho cái sai trái, mà người xưa gọi là “ếch ngồi đáy giếng”.
“Giáo viên không được dạy thêm tại nhà trong bất kỳ trường hợp nào” |
Phải chăng họ đang có ý muốn chống lại các chủ trương đúng đắn của lãnh đạo thành phố, trong việc siết chặt và chấn chỉnh tình trạng dạy thêm học thêm trên địa bàn?
Chúng ta cứ sống dễ dãi, thì nạn dạy thêm tràn lan, tiêu cực đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong một bộ phận giáo viên tại TP.Hồ Chí Minh làm sao có thể chấm dứt được.
Hay chúng ta sẽ phải đồng tình với hình ảnh học sinh, con em chúng ta đang hàng ngày phải vội vã ngay trong chính các bữa ăn, để kịp giờ đến lớp học thêm buổi sau một ngày mệt mỏi học chính khóa tại trường?
Câu trả lời xin dành cho các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, các thầy cô giáo, các nhà báo và cả chính các bậc phụ huynh.