Trường Đại học Dân lập Văn Lang được thành lập theo Quyết định 71/TTg ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên của khu vực phía Nam.
Ngày 14/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1755/QĐ-TTg chuyển đổi loại hình của trường từ dân lập sang tư thục; từ đó Trường Đại học Văn Lang chính thức hoạt động theo loại hình trường tư thục. Tên gọi chính thức của Trường hiện nay là Trường Đại học Văn Lang.
Trên website nhà trường thông tin về sứ mệnh của trường như sau: “Đào tạo những con người mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội.
Trường Đại học Văn Lang đào tạo người học trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ, với tinh thần học tập suốt đời, luôn sống trọn vẹn với tất cả tiềm năng của bản thân. Nhà trường nuôi dưỡng tài năng để giúp họ nắm lấy vai trò là những nhà lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực mà họ theo đuổi.
Bằng cách xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho người học, nhà khoa học và doanh nghiệp, nhà trường tạo điều kiện để họ kết nối, học tập và phát triển những giải pháp đột phá cho một tương lai tốt đẹp hơn. Thông qua đó, nhà trường phục vụ đất nước và mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội”.
Trường Đại học Văn Lang có cơ sở chính tại 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở 1 của trường ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh - 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở 2 tại địa chỉ số 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện, Chủ tịch Hội đồng trường là bà Bùi Thị Vân Anh; Hiệu trưởng nhà trường là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Mỹ Diệu.
Theo số liệu từ đề án tuyển sinh qua các năm của Trường Đại học Văn Lang cho thấy, năm 2021, tổng chỉ tiêu của trường là 8.647 chỉ tiêu, trong đó, 2.359 chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; 6.288 chỉ tiêu dành cho phương thức xét học bạ trung học phổ thông và phương thức khác.
Năm 2022, nhà trường có 16.604 chỉ tiêu, trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 5.633 chỉ tiêu; chỉ tiêu dành cho phương thức xét học bạ trung học phổ thông và phương thức khác là 10.971 chỉ tiêu.
Theo đề án tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Văn Lang, tổng chỉ tiêu của trường là 16.440 chỉ tiêu.
Về tổ hợp xét tuyển, nhà trường sử dụng các tổ hợp xét tuyển sau:
H01 (Toán, Ngữ Văn, Vẽ); H02 (Toán, tiếng Anh, Vẽ Mỹ thuật); H03 (Toán, Khoa học Tự nhiên, Vẽ); H05 (Ngữ Văn; Khoa học xã hội, Vẽ); H05 (Ngữ Văn, Khoa học Xã hội, Vẽ); H06 (Ngữ Văn, tiếng Anh, Vẽ);
N00 (Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2); S00 (Văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2); V00 (Toán, Vật lý, Vẽ Mỹ thuật); V01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ Mỹ thuật);
A00 (Toán, Vật lý và Hóa học); A01(Toán, Vật lý, Tiếng Anh); A02 (Toán - Vật lý - Sinh học) B00 (Toán học, Sinh học và Hóa học); B03 (Toán, Sinh học và Ngữ Văn); C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) C01 (Ngữ văn, Toán học, Vật lý); C02(Ngữ văn, Toán học, Hóa học); C04 (Ngữ văn, Toán và Địa lý); C08 (Văn, Hóa học, Sinh học)
C12 (Văn, Sinh học, Lịch sử); C20(Ngữ Văn, Địa lý và Giáo dục công dân); D01(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh); D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp); D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung); D07 (tiếng Anh, Toán, Hóa học); D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh); D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh); D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh); D13 (Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh); D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh) D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
STT |
Tên phương thức xét tuyển |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
1 |
Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông |
x |
x |
x |
2 |
Xét tuyển theo kết quả học tập bậc trung học phổ thông |
x |
x |
x |
3 |
Xét tuyển kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu |
x |
x |
x |
4 |
Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức |
x |
x |
x |
5 |
Xét tuyển thẳng |
x |
x |
x |
Có thể thấy, những năm gần đây, Trường Đại học Văn Lang không có sự thay đổi về các phương thức xét tuyển. Trong 2 năm 2021, năm 2022 và năm 2023 nhà trường vẫn giữ nguyên 5 phương thức xét tuyển
Năm 2023, nếu xét tuyển vào ngành năng khiếu của Trường Đại học Văn Lang, thí sinh cần đáp ứng điều kiện về ngưỡng điểm năng khiếu như sau:
- Ngành Piano, ngành Thanh nhạc: môn Năng khiếu âm nhạc 1 cần đạt từ 5.0 điểm trở lên (thang điểm 10); môn Năng khiếu âm nhạc 2 đạt từ 7.0 điểm trở lên (thang điểm 10). Điểm các môn năng khiếu không tính vào tổng điểm xét tuyển.
- Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình, ngành Đạo diễn điện ảnh – truyền hình: môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 cần đạt từ 5.0 điểm trở lên (thang điểm 10); môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2 cần đạt từ 7.0 điểm trở lên (thang điểm 10). Điểm các môn năng khiếu không tính vào tổng điểm xét tuyển.
- Ngành Kiến trúc, Thiết kế Công nghiệp, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Thời trang: môn năng khiếu vẽ cần đạt từ 5.0 điểm trở lên (thang điểm 10). Điểm năng khiếu vẽ không tính vào tổng điểm xét tuyển.
Về sự thay đổi trong tuyển sinh các ngành (chuyên ngành) đào tạo, trong vòng 3 năm (từ 2021 – 2023), số lượng các ngành/chuyên ngành được Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh và đào tạo cũng có sự thay đổi.
Năm 2021, trường tuyển sinh thêm 7 ngành học mới. Năm 2022, nhà trường mở thêm 8 ngành mới. Năm 2023, nhà trường mở thêm 1 ngành là ngành Kỹ thuật hàng không.
Năm tuyển sinh |
Ngành tuyển sinh mới mở |
2021 |
Du lịch |
Hệ thống thông tin quản lý |
|
Kinh doanh Quốc tế |
|
Ngôn ngữ Hàn Quốc |
|
Thiết kế Mỹ thuật số |
|
Thương mại điện tử |
|
Truyền thông đa phương tiện |
|
2022 |
Y khoa |
Kinh tế Quốc tế |
|
Bảo hộ Lao động |
|
Quản lý Công nghiệp |
|
Hệ thống thông tin |
|
Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình |
|
Công nghệ truyền thông |
|
Mạng máy tính và Truyền thông Dữ liệu |
|
2023 |
Kỹ thuật hàng không |
Trong 3 năm gần nhất từ 2021 – 2023, điểm chuẩn trúng tuyển các ngành/chuyên ngành theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Trường Đại học Văn Lang dao động từ 16 – 24,50 điểm (theo thang điểm 30).
Năm 2021, một số ngành có điểm chuẩn cao theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông là ngành Quan hệ công chúng có điểm chuẩn cao nhất là 24,50 điểm, tiếp theo là ngành Răng - Hàm - Mặt lấy 24 điểm.
Mức điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 cho 61 ngành đào tạo đại học của Trường Đại học Văn Lang dao động từ 16 đến 23 điểm.
Theo đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Răng – Hàm – Mặt (23 điểm), ngành Dược học (21 điểm).
Nhóm ngành của Văn Lang có điểm chuẩn trúng tuyển từ 17 đến 18 điểm là: Thiết kế Đồ họa (18 điểm), Thiết kế Thời trang (17 điểm), Quan hệ Công chúng (18 điểm). Các ngành còn lại có mức điểm chuẩn trúng tuyển 16 – 19 điểm.
Năm 2023, cũng với phương thức này, điểm chuẩn các ngành dao động từ 16 đến 24 điểm.
Đối với nhóm ngành Khoa học Sức khỏe: ngành Răng Hàm Mặt có điểm chuẩn cao nhất là 24 điểm; ngành Y Khoa có điểm chuẩn là 22,5 điểm, ngành Dược học có điểm chuẩn là 21 điểm, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học và ngành Điều dưỡng có điểm chuẩn là 19 điểm.
Các ngành: Quan hệ Công chúng, Truyền thông Đa phương tiện, ngành Quản trị Kinh doanh có điểm chuẩn trúng tuyển từ 17 đến 18 điểm.
Ngành Piano, ngành Thanh nhạc, Diễn viên Kịch - Điện ảnh - Truyền hình và ngành Đạo diễn Điện ảnh - Truyền hình có mức điểm chuẩn là 18 điểm.
Các ngành còn lại có mức điểm chuẩn trúng tuyển là 16 điểm.
Cũng theo thống kê trong đề án tuyển sinh 2023, tỷ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của Trường Đại học Văn Lang ở từng lĩnh vực/ngành đào tạo đều ở mức từ 90% trở lên.
Đặc biệt, một số ngành như Thiết kế thời trang, Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật môi trường có 100% sinh viên tham gia khảo sát có việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.