Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 01/2018, trình độ giáo viên tiểu học về cơ bản đã đạt trên Chuẩn so với quy định. Cụ thể số lượng, tỷ lệ trình độ đào tạo giáo viên tiểu học cả nước như sau:
Từ con số này cùng với việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ, theo tờ trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng:
“Việc nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học từ Trung cấp lên Cao đẳng là tất yếu và mới là “bước đầu” vì bước tiếp theo, chuẩn trình độ đào tạo sẽ phải là trình độ đại học trở lên theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW.
Đây sẽ là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm định hướng và tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất chủ trương không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ Trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm. (Ảnh minh họa: VTV) |
Bởi lẽ, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc nâng Chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học lên Đại học sư phạm/cử nhân sư phạm sẽ khó khăn hơn vì số lượng giáo viên tiểu học chưa đạt trình độ đại học còn nhiều (gấp gần 10 lần so với số lượng giáo viên cần nâng chuẩn từ Trung cấp sư phạm lên Cao đẳng sư phạm) và lộ trình có thể phải hơn 5 năm.
Từ trước đến giờ, chúng ta lấy đâu ra giáo viên trung học cơ sở? |
Nhìn nhận từ thực tế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học theo hướng Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên trung cấp lên đại học sư phạm và chủ trương không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ Trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm.
Cụ thể Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất lộ trình như sau:
- Đối với những giáo viên chưa đạt Chuẩn, thời gian công tác còn trên 5 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng Chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức “cuốn chiếu” cùng với lộ trình triển khai hàng năm ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thiết thực, không chạy theo thành tích (nghĩa là chủ yếu học để lấy bằng cấp đạt chuẩn theo quy định).
- Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ Đại học (nếu nâng chuẩn lên Đại học) còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương phối hợp các trường Sư phạm thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Lý do mà Bộ đưa ra cho việc nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học đó là sẽ tạo được vị thế mới cho giáo viên, chắc chắn đội ngũ giáo viên tiểu học sẽ rất phấn khởi và tiếp tục phấn đấu vươn lên để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Mặc khác, sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, biến thách thức thành cơ hội, tạo được động lực và niềm cảm hứng mới để ngành giáo dục khẳng định thêm quyết tâm chính trị trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu: "Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm". |