Ngày 8/9, sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo giới thiệu chương trình giáo dục phổ thông mới dành cho cán bộ quản lý và giáo viên.
Tham gia chương trình, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới đã có những chia sẻ với gần 1.000 cán bộ, giáo viên đến từ các trường học của Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Ông Nguyễn Minh Hùng – Phó giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết: "Mục đích của buổi hội thảo là nhằm cung cấp thông tin về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, truyền thông để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới".
Tại buổi hội thảo, Giáo sư Thuyết đã trình bày về những vấn đề cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông mới như:
Vì sao phải đổi mới chương trình?, cơ sở khoa học của việc đổi mới, cơ sở pháp lý của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới…
Giáo viên được tăng quyền
Ông Thuyết cũng chỉ ra những điểm nhấn trong chương trình giáo dục phổ thông mới là trao quyền tự chủ cho giáo viên.
giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới trò chuyện với 1.000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Ảnh: TT |
Theo Giáo sư Thuyết thì vấn đề quan trọng nhất là chương trình chứ không phải sách giáo khoa.
"Lâu nay, mình sợ giáo viên làm sai nên cứ hay cầm tay chỉ việc, vô tình tước đoạt sự sáng tạo của giáo viên. Mình phải trao quyền sáng tạo cho giáo viên.
Trước mắt, giáo viên chưa quen thì có thể dựa vào sách giáo khoa. Nhưng dần dần, các thầy cô phải chọn lọc từ những kiến thức khác nhau để tự tạo ra một giáo án phù hợp với từng đối tương.
Đó được xem như một bộ sách giáo khoa riêng của giáo viên. Nên trao quyền cho giáo viên và địa phương nhiều hơn", ông Thuyết nói.
Chương trình đào tạo sư phạm đã thay đổi theo xu hướng tích hợp |
Cũng theo vị Tổng chủ biên này thì ở nước ngoài có ba chương trình là: chương trình quốc gia, chương trình địa phương và chương trình của nhà trường.
"Khi soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới chúng tôi bị bó buộc bởi Luật giáo dục. Chúng tôi cũng muốn có chương trình địa phương rồi chương trình nhà trường nhưng không thể sử dụng chữ ấy.
Nhưng chúng tôi đã tích hợp vào trong đó nội dung giáo dục của địa phương. Quá trình soạn thảo đã lấy ý kiến của địa phương về phát triển nguồn nhân lực của địa phương đó. Cái này là do Ủy ban nhân dân các tỉnh đưa lên và Bộ Giáo dục thẩm định".
Ví dụ thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển thành phố thông minh thì ngay từ bậc phổ thông, học sinh phải được dạy về điều đó (245 tiết địa phương). Dạy cho học sinh làm sao sống được ở thành phố thông minh về mặt tri thức, văn hóa…
Còn các tỉnh Tây Nguyên thì bên cạnh văn hóa Tây Nguyên thì ta có thể dạy về cây công nghiệp, khâu trồng trọt, kinh doanh, chế biến nông sản, cây công nghiệp như thế nào… để đào tạo ra những học sinh phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương.
Nội dung giáo dục địa phương phải được soạn trước và bắt buộc phải mở. Các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng phải có sự liên hệ với địa phương và nó có vai trò quan trọng chứ không phải bị xem nhẹ như trước đây - ông Thuyết nói.
Rút ngắn khoảng cách số
Tại buổi trò chuyện, Giáo sư Thuyết cũng đã chia sẻ về câu chuyện “bếp núc” về việc soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các giáo viên lắng nghe Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới trình bày các điểm mới của chương trình này. |
“Khi đang soạn thảo chương trình thì có người gọi điện thoại cho tôi góp ý: đây là thời đại 4.0 thì các anh phải dạy học sinh làm sao đáp ứng được yêu cầu của thời đại 4.0.
Rồi có vị nguyên là đại biểu quốc hội gọi điện cho tôi nói các ông phải làm sao khắc phục được khoảng cách số giữa các vùng và các tỉnh".
Ông Thuyết cho rằng, ở Việt Nam thì "thế giới chưa phẳng". Ví dụ, hầu hết thanh niên ở Đà Nẵng, Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì có trình độ hiểu biết hơn các vùng khác. Họ rành về công nghệ, internet hơn là các vùng sâu, vùng xa.
Câu hỏi nhà giáo gửi Tổng chủ biên, cơ sở nào khẳng định thực nghiệm thành công? |
"Mình cứ muốn là miền núi tiến kịp miền xuôi, nông thôn tiến kịp đô thị nhưng đến bao giờ?
Có nhiều biện pháp để làm điều đó như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện lưới, mạng thông tin... nhưng với giá rất tốn kém.
Và chúng tôi nghĩ cách nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng đó là tin học và công nghệ.
Do đó, ban đầu ban soạn thảo dự định đưa tin học vào dạy từ lớp 1. Nhưng khi đi thực tế thì các vùng đó đang rất thiếu giáo viên, nếu triển khai sớm cũng không được nên phải đưa việc dạy tin học - công nghệ từ lớp 3", ông Thuyết cho hay.