Viết tiếp bài “Thứ trưởng Bộ Giáo dục tâm tư về chuyện phát triển năng lực người học”, trong bài này ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phân tích thêm về những yếu tố cần đổi mới trong quá trình phát triển năng lực người học, trong đó nêu lên nhiều vấn đề từ xã hội học tập, xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lí.
Ông Nguyễn Vinh Hiển cho biết, để nâng cao năng lực người học ngoài việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, nhận thức, tư duy… thì còn phải xây dựng hệ thống giáo dục mở, xã hội học tập và học tập suốt đời, những yếu tố này có liên quan tới nhau.
Hiện nay có suy nghĩ, xã hội hóa giáo dục là làm sao thu hút được nhiều lực lượng vào nhà trường, thu được nhiều tiền vào làm trường, kéo được nhiều người vào nhà trường làm giáo dục, điều này là đúng.
TS Nguyễn Tiến Luận bàn về 4 vấn đề cốt tử của giáo dục Việt Nam
(GDVN) - Hầu hết cử nhân, nhất là tốt nghiệp ở trường công lập đang thiếu kỹ năng trầm trọng, đơn giản nhất là viết thư đăng ký tuyển dụng cũng không đạt.Nhưng quan điểm của ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, điều này đúng nhưng chưa đủ, học tập hay giáo dục có ý thức là một hoạt động có từ trước khi có nhà trường.
Ông Hiển cho rằng, có nhà trường rồi cùng với quá trình hình thành nhà nước, dần dần quá trình giáo dục bị hành chính hóa, bị thu vào trong không gian của nhà trường, làm cho không gian, thời gian, lực lượng giáo dục bị hạn chế.
Xã hội hóa giáo dục phải trả về đúng bản chất xã hội của nó, nhưng trong quá trình phát triển thì nhà trường vẫn có nhiệm vụ chính của mình là làm giáo dục cho xã hội, như vậy chỗ nào cũng phải làm giáo dục, ai cũng phải làm giáo dục, việc gì cũng phải nghĩ tới giáo dục.
Ông Hiển lấy ví dụ trong giáo dục con cái hiện nay, rất lạ con học nhiều quá ở tiểu học thì người lớn bảo rằng con không có thời gian vui chơi, các con sớm trở thành người lớn,nhưng ngược lại khi không giao bài tập về nhà thì cũng không được. Thứ trưởng Hiển nói rằng, nếu tối con cái mà không ngồi vào học thì cha mẹ thấy không yên tâm.
“Nói như vậy để thấy rằng ai cũng phải có trách nhiệm giáo dục, lúc nào cũng phải làm giáo dục thì mới đúng nghĩa của xã hội hóa giáo dục. Chỗ này tôi thấy hiện nay còn đang hiểu sai, hiểu hạn hẹp” ông Hiển cho biết.
Vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, vấn đề này đã được đề cập rất nhiều trong thời gian qua, khi chuyển nền giáo dục từ tiếp cận mục tiêu sang truyền thụ kiến thức kĩ năng, phát triển năng lực người học. Điều này theo ông Hiển đúng cả trong giáo dục đại học và trong đào tạo giáo viên.
Giáo viên phải có kiến thức khoa học, có nghiệp vụ sư phạm thì chưa đủ, mà phải có năng lực khoa học mà bản thân giáo viên đó đi dạy. Năng lực khoa học ấy không phải chỉ kiến thức khoa học đó, mà phải có phương pháp làm việc với khoa học đó, biết vận dụng, ứng dụng những thành tựu khoa học đó như thế nào trong khi biến đổi thường xuyên.
Hiện nay ở nước ta đang có một số khái niệm gọi là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, nếu muốn học tập suốt đời (cần thiết) thì giáo dục chính quy phải làm được việc đầu tiên là làm cho học sinh biết tự học, biết cách học và hứng thú với học rồi mới nghĩ tới học tập suốt đời.
“Chứ không thể nghĩ “Cầm vàng còn sợ vàng rơi, cầm bằng tốt nghiệp thì đời đời ấm no”. Nếu chỉ cầm bằng thôi thì chưa “no” được” ông Hiển ví von.
Chúng ta vẫn nói hết lớp 9 là xong giáo dục cơ bản, trang bị kiến thức phổ thông nền tảng để bố mẹ yên tâm con có thể ra đời học được, sống được, ông Hiển cho rằng điều này là đúng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Vinh Hiển cũng lưu ý, điều kiện sống ở đây là phải sống được trong một xã hội còn phát triển tiếp, điều đó các em cần phải biết tự học.
Vậy còn giáo dục không chính quy thì sao? Có quan trọng không? Giáo dục không chính quy hình thức linh hoạt, nội dung linh hoạt, kiểm tra đánh giá linh hoạt nhưng cuối cùng vẫn phải thi lấy bằng chính quy.
Giáo dục không định trước trong bối cảnh thông tin truyền thông hiện đại như hiện nay là rất quan trọng. Thậm chí đã hướng dẫn, nói nhiều, nói kĩ về Thông tư 30, Nghị quyết 29 nhưng vẫn không thông, nhưng chỉ cần vài người nói trên radio thì lại thông.
“Nói vậy để thấy, xã hội hóa giáo dục, những việc tưởng như không là giáo dục thì nó là giáo dục. Giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên thì cái gì quan trong hơn?
Mỗi thứ có một cái quan trọng riêng, không phải giáo dục chính quy xong mới đi học giáo dục không chính quy. Nếu chúng ta làm được những việc như vậy sẽ có việc thứ ba, giáo dục là trách nhiệm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của toàn dân” Thứ trưởng Hiển cho biết.
Về đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, văn kiện Đại hội XI nói rằng: “Xây dựng nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,xã hội hóa, dân chủ hòa và hội nhập quốc tế, trong đó phát triển đội ngũ giáo viên và đổi mới cơ chế quản lí giáo dục là khâu then chốt”.
Cơ chế quản lí tại sao lại quan trọng? Ông Hiển đặt câu hỏi, cơ chế quản lí của chúng ta được nhận định là yếu kém và là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác? Bởi giáo dục chậm chuyển sang kinh tế thị trường hơn so với kinh tế, kinh tế có thể có phế phẩm bỏ đi, và giáo dục thì không thể có phế phẩm, đó là nguyên nhân giáo dục chậm hơn so với kinh tế.