Sở Giáo dục tỉnh Bình Thuận có đang làm khó giáo viên trong việc xét thăng hạng?

11/06/2018 07:45
Đăng Khôi
(GDVN) - Nhiều giáo viên trăn trở đặt câu hỏi, sao Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận không thực hiện theo Thông số: 28/2017/TT-BGDĐT?

LTS: Thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình về việc Sở Giáo dục tỉnh Bình Thuận có đang làm khó giáo viên trong việc xét thăng hạng hay không, tác giả Đăng Khôi gửi đến độc giả bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Nhiều năm trở về trước, giáo viên có bằng đại học, cao đẳng là ngay trong thời điểm ấy sẽ được chuyển ngạch, thăng hạng.

Thế nhưng bắt đầu từ năm 2011 đến nay, đã gần 8 năm trôi qua nhưng không có bất kỳ giáo viên nào được chuyển ngạch, thăng hạng viên chức.

Bởi, sự ra đời của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư về quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Cũng từ thời điểm ấy, chưa có địa phương nào tổ chức cho giáo viên thi để xét thăng hạng.

Giáo viên tự nâng cao kiến thức, có bằng và cất đi để mong ngóng, chờ đợi ngày có quy định xét thăng hạng mới.

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên (Ảnh minh họa trên báo giaoducthoidai.vn).
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên (Ảnh minh họa trên báo giaoducthoidai.vn).

Niềm vui vô bờ khi có thông tin, Bộ Giáo dục ban hành thông tư số: 28/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Qua đó quy định, giáo viên muốn được thăng hạng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn.

Điều 4 của Thông tư nêu rõ về nội dung và hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học:

a) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng IV lên giáo viên hạng III: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III của mỗi cấp học.

b) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.

2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông:

Sở Giáo dục tỉnh Bình Thuận có đang làm khó giáo viên trong việc xét thăng hạng? ảnh 2Nâng hạng nhà giáo và những cửa ải đầy gian khó

a) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.

b) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học.

Đặc biệt Thông tư còn nhấn mạnh “Việc sát hạch được thực hiện thông qua các hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn”.

a) Bài khảo sát được thực hiện thông qua làm bài viết hoặc trắc nghiệm; thời lượng làm bài khảo sát không quá 45 phút; nội dung khảo sát liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh của mỗi cấp học).

b) Phỏng vấn: Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với từng người; thời lượng phỏng vấn 01 (một) người không quá 15 (mười lăm) phút; nội dung phỏng vấn liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ở mỗi cấp học.

Sở Giáo dục tỉnh Bình Thuận có đang làm khó giáo viên?

Nếu theo tinh thần của Thông tư số: 28/2017/TT-BGDĐT giáo viên chỉ trải qua một trong hai hình thức “làm bài viết hoặc trắc nghiệm”, hình thức hai trả lời phỏng vấn không quá 15 phút.

Có thể nói, yêu cầu của Thông tư cũng khá nhẹ nhàng cho việc chuyển ngạch và thăng hạng cho giáo viên.

Sở Giáo dục tỉnh Bình Thuận có đang làm khó giáo viên trong việc xét thăng hạng? ảnh 3Nâng hạng nhà giáo, đoạn trường ai có qua cầu mới hay

Nhiều thầy cô đang trông chờ chuyển ngạch và thăng hạng đã mừng vui khôn xiết.

Thế nhưng mới đây, Sở Giáo dục Bình Thuận ban hành công văn số: 992/SGDĐT-GDCNV/v triệu tập các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (có danh sách kèm theo).

Công văn nêu rõ: Để đảm bảo đội ngũ công chức, viên chức đủ điều kiện xét/thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng với Trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng tổ chức Khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nội dung khóa học cụ thể như sau:

1. Khối lượng kiến thức và chứng chỉ

a. Tổng số tiết: 240 tiết, thời gian: 1.5 đến 2 tháng;

b. Hình thức bồi dưỡng: Trực tiếp kết hợp với trực tuyến - Trực tiếp: 03 đợt học tập trung, cụ thể như sau: + Đợt 1: Ngày 02/6/2018 và ngày 03/6/2018; + Đợt 2: Ngày 16/6/2018 và ngày 17/6/2018; + Đợt 3: Ngày 07/7/2018 và ngày 08/7/2018;

Riêng các lớp tổ chức bồi dưỡng tại Trường trung học phổ thông Ngô Quyền tập trung 02 đợt: + Đợt 1: Từ ngày 30/5/2018 đến hết ngày 03/6/2018 (05 ngày); + Đợt 2: Ngày 07/7/2018; Trực tuyến: Thời gian còn lại.

c. Chứng chỉ: Hoàn thành khóa bồi dưỡng, học viên được Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng cấp Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng.

2. Học phí: 2.800.000 đồng/học viên/khóa học (Hai triệu tám trăm nghìn đồng); Học viên đóng học phí vào ngày 30/5/2018 (đối với học viên học tại Trường trung học phổ thông Ngô Quyền) và 02/6/2018 (đối với học viên học tại các địa điểm còn lại) do Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng trực tiếp thu và cấp Giấy biên nhận.

Sự chờ đợi mỏi mòn suốt 8 năm nay của giáo viên đã kết thúc mọi hy vọng. Thế nên có khá nhiều những bức xúc cần được giải đáp.

Sở Giáo dục tỉnh Bình Thuận có đang làm khó giáo viên trong việc xét thăng hạng? ảnh 4Nên hay không việc thi thăng hạng giáo viên?

Những ý kiến của giáo viên

Giáo viên bất bình vì họ có bằng đại học gần 8 năm nhưng không được xét tuyển như trước đây, nay lại tổ chức học, thi và đóng một khoản tiền không hề nhỏ.

Thời gian học quy định là 1,5 đến 2 tháng chia làm 3 đợt nhưng ngày thực học (học trực tiếp tổng cộng chỉ có 6 ngày), thời gian còn lại là học trực tuyến sao số tiền học phí phải đóng cao thế?

Theo một số thầy cô phản ánh lại, một số nội dung học tập ở hai buổi học đầu tiên là về quản lý hành chính nhà nước, các thể chế và pháp luật, bộ máy hành chính…những nội dung này đã được học trong chương trình đại học, cao đẳng trước đây.

Dù có danh sách giáo viên trong diện xét thăng hạng kèm theo nhưng khá nhiều thầy cô nói mình không có tiền nộp. Bởi thế, ngày khai giảng lớp học có nhiều giáo viên đã không đến học.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra “Nếu không đăng kí lớp học tập trung có được tham dự kì thi thăng hạng không?

Những người đã theo học lớp bồi dưỡng sẽ thi theo hình thức nào?

Nhiều giáo viên trăn trở, sao Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận không thực hiện theo Thông số: 28/2017/TT-BGDĐT là tổ chức thi phỏng vấn hoặc sát hạch bằng bài viết kiểm tra năng lực giáo viên một cách nhẹ nhàng hơn.

Làm như thế, thầy cô đỡ tốn thời gian theo học tập trung và đỡ tốn một khoản tiền trong khi số tiền lương nhà giáo vốn quá ít ỏi?

Đăng Khôi