Liên quan đến một học sinh Trường Trung học Phổ thông chuyên Thái Bình trượt tốt nghiệp vì bị 1 điểm môn Lý, khiến nhiều người bàng hoàng.
Thế nhưng trái ngược với “nhiều người bàng hoàng” thì “dân” học chuyên lại thấy đó là chuyện bình thường.
Học sinh hào hứng xem điểm trung bình thi quốc gia. (Ảnh minh họa: Baobariavungtau.com.vn) |
Trò chuyện với em H. một cựu học sinh trường chuyên được biết: “Bạn ấy bị 1 điểm Lý là do môn Lý không nằm trong tổ hợp 3 môn bạn đăng ký xét đại học. Thế nên, rất có thể môn Lý bạn ấy đã bỏ, không học, không ôn luyện gì”.
Nói rồi H. dẫn chứng, mình cũng chỉ tập trung học 3 môn Toán, Hóa, Sinh để thi xét tuyển khối B. Thế nên gần như không học những môn còn lại đặc biệt là những tháng về cuối gần thi tốt nghiệp”.
Theo lời H. chúng tôi thấy điểm thi của em Ng.D.L. (SN 2001) là học sinh lớp 12A1, Trường THPT chuyên Thái Bình: Toán 8.20; Hóa 8.25; Ngữ văn 4.75; Sinh học: 7; Tiếng Anh: 1.20.
Tổng 3 môn xét tuyển khối B là: 26.45đ, một điểm khá cao.
Nhìn vào điểm số này cũng có thể khẳng định, em học sinh này lực học không tệ mà chỉ là học lệch.
Câu chuyện học lệch qua lời kể của H. và một số học sinh chuyên
Học sinh học chuyên thường học lệch. H. và nhiều bạn đã khẳng định như thế! Nhưng cũng có 2 dạng học lệch.
Thứ nhất, những học sinh trong đội tuyển của nhà trường, đội này chuyên săn giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi khu vực, quốc gia về cho trường.
|
Những học sinh này phần lớn học lệch nhiều môn.
Có em trong đội tuyển thi Toán, thời gian ôn thi đội tuyển gần như được miễn taats cả những môn học.
Gần như các em dành trọn thời gian ở nhà, ở trường chỉ để học một môn.
Đến những môn trong khối tự nhiên (ngoài Toán) còn không có thời gian học thì nói gì đến những môn học khác.
Thứ hai, học lệch để tập trung cho những môn sẽ xét tuyển đại học.
H. nói rằng, mình tập trung vào 3 môn Toán, Hóa, Sinh nhiều nhất để xét tuyển khối B. Vì thế, bỏ tất cả những môn còn lại không học.
Không coi bài ở nhà đã đành, lên lớp H. chỉ tập trung học 3 môn ấy, kể cả những giờ học khác cũng chỉ ngồi trong tiết học cho đủ mặt và mang sách các môn mình đang tập trung ra học.
Khi hỏi, không học những môn học ấy không sợ rớt tốt nghiệp sao?
M. một cựu học sinh trường chuyên lên tiếng, con nghĩ đánh lụi cũng có thể đạt vài ba điểm mà. Bị điểm liệt như bạn kia phải cực kỳ xui lắm.
Thế thầy cô có biết không học môn của mình không? Rồi điểm số đâu để tổng kết mà đạt học sinh giỏi?
Thầy cô trường chuyên có “giúp” học sinh học lệch?
Nên bỏ trường chuyên |
H. nói nhiều thầy cô biết các em học lệch. Nhưng có thầy cô (em nói với giọng tự hào) luôn thông cảm cho tụi em.
Nếu là các bạn trong đội tuyển đi thi, luôn được thầy cô quan tâm đặc biệt.
Điểm miệng, 15 phút, thậm chí 1 tiết có giáo viên cho luôn điểm 19, 10 mà không cần phải học.
Có thầy cô không bao giờ kiểm tra miệng, vì như thế nhiều bạn dễ dàng “ăn trứng, gậy, ngỗng” (là điểm 0 và điểm 1,2).
Thế nên “cứu” học trò bằng cách, nhiều giáo viên thay điểm kiểm tra miệng bằng bài kiểm tra 15 phút sau khi thầy cô đã dặn dò khá kỹ nội dung về nhà học.
Một học trò khác bật mí, với học sinh học chuyên khối tự nhiên thì những môn xã hội thầy cô thường xem thi, xem kiểm tra khá dễ. Có khi quay, chép thoải mái. Vì vậy, bạn nào cũng điểm cao.
Và, phải chăng học sinh chuyên khối tự nhiên nhưng thi điểm Lý chỉ điểm 1 và không đậu tốt nghiệp cũng là hậu quả của việc dung túng cho trò học lệch?
Giáo viên trường chuyên nói gì?
Không phải thầy cô nào cũng dễ dàng thông cảm cho việc nhiều em học lệch.
Thầy Lê Quốc Trung Giáo viên Trường Trung học chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, tỉnh Kiên Giang cho biết:
Điểm Toán+Hóa+Sinh biểu hiện học sinh này có tư chất về kiến thức các môn khoa học tự nhiên.
Riêng môn Vật Lý và tiếng Anh học sinh này hoàn toàn "bỏ phế" không học gì, nếu học đàng hoàng chưa cần đầu tư vẫn có thể đạt điểm số cao hơn khi chỉ cần biết các câu hỏi nhận biết, thông hiểu.
Qua câu chuyện này, có thể rút ra kinh nghiệm của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ quản lí:
Cần phải nhắc nhở thường xuyên các em học sinh lớp 12 không được học quá lệch vì mục đích đạt điểm cao 3 môn xét tuyển đại học.
Cần phải hiểu rằng, trước khi xét tuyển đại học, các em phải tốt nghiệp trung học phổ thông.
Có lẽ em học sinh này chưa được cảnh báo kịp thời trong suốt quá trình học tập từ thầy cô và Ban giám hiệu nhà trường.
Ở trường chuyên, các em học sinh lại rất dễ có tư tưởng chủ quan "dễ gì mà mình rớt tốt nghiệp trung học phổ thông, "tô bừa", "khoanh hên xui" vẫn trên điểm 2"!
Điều này, cần phải cảnh báo thường xuyên khi phát hiện em học sinh nào học quá lệch, kể cả các em học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi.
Tài liệu tham khảo:
https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/thay-hieu-truong-ngo-ngang-khi-biet-hoc-sinh-chuyen-toan-truot-tot-nghiep-vi-bi-1-diem-mon-ly-a284402.html