Vì sao giáo viên phải cho điểm “thoáng” với học sinh lớp 12?

28/05/2016 06:04
Phan Tuyết
(GDVN) - Những học sinh lớp 12 có kết quả điểm trung bình chung các môn cao sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc xét tốt nghiệp phổ thông.

LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của cô giáo Phan Tuyết, kể từ khi Bộ GD&ĐT thực hiện kỳ thi THPT "hai trong một" mà điểm trung bình chung lớp 12 là một phần điểm trong kết quả thi THPT quốc gia thì việc thầy cô cho điểm "thoáng" với học sinh lớp 12 đã trở tâm điểm dư luận. 

Trong bài viết này, cô Phan Tuyết lý giải nguyên nhân khiến giáo viên phải làm như vậy. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Từ năm học 2013-2014 trở về trước, khi chưa có kỳ thi THPT quốc gia thì điểm tổng kết lớp 12 chưa trở thành một phần trong điểm thi tốt nghiệp, vì thế một số trường học lấy chất lượng giáo dục học sinh là yếu tố tiên phong nên giáo viên cho điểm các em cũng vô cùng chặt chẽ. 

Điều này vừa phản ánh đúng năng lực thực chất của học sinh, giúp các em không ảo tưởng về bản thân, biết cố gắng vươn lên khi mình có lực học còn yếu.

Nhưng kể từ khi quy chế thi trung học phổ thông Quốc gia thay đổi, điểm xét tốt nghiệp của học sinh lớp 12 có quyết định rất lớn đến kết quả đỗ hay trượt của các em. 

Vì đâu nên nỗi giáo viên phải cho điểm “thoáng” với học sinh lớp 12? (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Vì đâu nên nỗi giáo viên phải cho điểm “thoáng” với học sinh lớp 12? (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Những học sinh lớp 12 có kết quả điểm trung bình chung các môn cao sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc xét tốt nghiệp phổ thông.  

Cụ thể, một học sinh có điểm trung bình chung các môn học lớp 12 là 7 phẩy thì chỉ cần đạt 3 điểm trung bình các môn thi trong kỳ thi THPT Quốc gia là đã có thể đỗ tốt nghiệp.
 
Vì quy định này, đã không ít thầy cô giáo, không ít trường học buộc phải “thoáng” trong việc đánh giá điểm cho học sinh để các em không bị thiệt thòi.

Vì sao giáo viên phải cho điểm “thoáng” với học sinh lớp 12? ảnh 2

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Có thể mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực ra cả nước

(GDVN) - Đó là quan điểm của TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&Đ) khi ông chứng kiến phổ điểm thi của Đại học Quốc gia Hà Nội.

 
Nhiều năm qua, ngôi trường phổ thông trung học ở thị xã nơi tôi công tác luôn được gọi là trường điểm, có tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp hàng năm luôn xếp hạng nhất nhì so với toàn tỉnh. 

Nhiều học sinh và phụ huynh vẫn luôn than phiền và cho rằng thầy cô giáo nơi đây cho điểm rất chặt. Nhưng có lẽ cũng vì điều này, học sinh không dám lơ là và luôn nỗ lực hết mình trong học tập. 

Nhiều thầy cô giáo ở đây luôn tự hào trường của mình không bao giờ phải lo đến việc học sinh thi tốt nghiệp, cái đích vươn tới là những trường Đại học, Cao đẳng tên tuổi. 

Năm học 2014-2015 vừa qua, lần đầu tiên ngôi trường này đã lọt khỏi top 10 những trường có lượng học sinh đỗ tốt nghiệp cao nhất. Điều đáng buồn hơn là, tỷ lệ ấy thua cả một số trường tư thục, bán công có đầu vào tuyển sinh rất thấp. 

Trước thực trạng đó, dư luận bàn tán, chê bai chất lượng dạy học ở trường giảm sút…dĩ nhiên thầy cô giáo nơi đây đã rất buồn, không ít phụ huynh bức xúc cho rằng thầy cô giáo đánh giá học sinh chặt thế sẽ làm con em họ thiệt thòi vì bị trượt tốt nghiệp hoặc đỗ không đạt mức cao. 

Vì sao giáo viên phải cho điểm “thoáng” với học sinh lớp 12? ảnh 3

Những lời phê hời hợt, vô cảm như vậy thì phê để làm gì?

(GDVN) - Khi đặt bút phê cho học trò hay lãnh đạo phê cho cấp dưới của mình cần cẩn trọng, đầu tư để những lời phê không làm nản lòng học sinh, nhân viên của mình.

Để khắc phục tình trạng này, chẳng có cách nào khả thi hơn việc cho điểm học sinh có phần dễ dãi hơn. Bằng cách như coi kiểm tra nhẹ nhàng, ra đề ở mức bình thường, có đề cương ôn tập để giúp các em học bài trọng tâm hơn. 

Hay việc kiểm tra 15 phút được báo trước, kiểm tra miệng nếu không thuộc bài cho khất lần sau…Có giáo viên tâm sự: “Cũng chẳng thấy vui khi đánh giá kết quả học tập của các em quá dễ. Nhưng nếu khắt khe như trước lại làm cho các em quá thiệt thòi so với nơi khác”.
 
Mặc dù ai cũng hiểu, các em đạt điểm cao sẽ có lợi thế khi xét tốt nghiệp nhưng vô tình cũng hại các em tự mãn, ít phấn đấu vì ngỡ mình đã giỏi nên lơ là học tập.

Tránh được tình trạng một số trường học “phóng tay” nhằm đưa tỉ lệ tốt nghiệp cao để lấy danh tiếng. Thiết nghĩ, cứ áp dụng cách tính điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học như trước đây chúng ta đã làm, điểm trung bình của lớp 12 chỉ là điều kiện cần và đủ để các em dự thi tốt nghiệp. 

Phan Tuyết