Bốn nguyên lý lãnh đạo cho Cách Mạng Công nghiệp 4.0

31/12/2016 06:56
Nguyễn Thị Lan Hương (dịch)
(GDVN) - Đó là sự chuyển đổi những hình mẫu trí tuệ, cam kết hành động và hợp tác, khả năng thiết kế điều mong muốn trong tương lai và quản trị tránh khủng hoảng.

LTS: Tiếp tục chủ đề về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ một bài dịch từ bài viết của GS. Klaus Schwab, Sáng lập viên và Giám đốc điều hành, Diễn Đàn Kinh tế Thế giới.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Hằng ngày, chúng ta đều nhận ra sự hiện diện của các công nghệ mới. Và mỗi ngày, chúng ta đều nhìn thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa sự tiến bộ và khả năng của xã hội khi đối mặt với những hệ lụy của những công nghệ mới này.

Dù đây là quá trình chuyển đổi nguy hiểm trong bản chất của công việc khi công nghệ đã thay đổi các hệ thống sản xuất, hay là vì những liên quan về vấn đề đạo đức trong quá trình tái thiết lập có ý nghĩa đối với con người, những thay đổi mà chúng ta chứng kiến đang đe dọa “vượt qua” chính chúng ta nếu chúng ta không hợp tác để hiểu và định hướng công nghệ mới.

Những lợi thế mà người ta chưa bao giờ có thể nghĩ tới hiện đang diễn ra trong trí tuệ thông minh (AI), trong robotics (công nghệ rô bốt), internet vạn vật, vận chuyển không người lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng, máy tính quantum và các công nghệ mới khác.

Những lợi thế này đang định hình lại công nghiệp, phá vỡ các rào cản truyền thống và tạo dựng các cơ hội mới.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta đặt tên cho các công nghệ mới này là Cách Mạng Công Nghiệp lần 4 và cách mạng lần này thay đổi cơ bản cách chúng ta sống, làm việc và kết nối với người khác.

Cách mạng công nghiệp lần này được diễn ra với một loạt các công nghệ chuyển đổi (transformative technologies).

Nhưng cách mạng công nghệ lần 4 này còn có sức mạnh lớn hơn nhiều so với tất cả các cuộc cách mạng công nghệ đã có trước đây.  

Cách mạng công nghệ lần 1 đi theo sau làn sóng của cải tiến – sáng tạo động cơ hơi nước (steam engine) và nhà máy làm sợi.

Bốn nguyên lý lãnh đạo cho Cách Mạng Công nghiệp 4.0 ảnh 2

Internet vạn vật, công nghiệp 4.0 và Giáo dục

Và cách mạng này đã dẫn đến làn sóng thay đổi có hệ thống, ví dụ như tạo nên khu đô thị hóa, giáo dục phổ cập và công nghiệp hóa nền nông nghiệp.  

Cách mạng công nghiệp lần 2, với sản xuất hàng loạt và bằng điện (electrification), đã tạo lập nên những mô hình xã hội mới, các cách thức mới trong lao động.

Và cách mạng công nghiệp lần 3 – cách mạng kỹ thuật số đã cung cấp những hệ thống cơ sở điện và máy tính cho phát triển không ngừng của thế giới mà chúng ta đang chứng kiến trong hơn năm thập niên qua.

Chắc sẽ là sự thật cho cách mạng công nghiệp lần 4 này – đó sẽ là những công nghệ cá nhân, nhưng thay đổi thực sự sẽ là những hệ thống xã hội và kinh tế mà sẽ dẫn đến thay đổi cuộc sống của chúng ta và cách chúng ta chung sống với các công nghệ mới đó.

Biểu tượng của Cách Mạng Công nghiệp lần 4 sẽ là hình mẫu trí tuệ để giúp các giới kinh doanh, chính phủ và xã hội thực hiện các chuyển đổi mạnh mẽ dẫn đến các công nghệ mới sẽ trở nên là một phần không tách rời trong cuộc sống của chúng ta.

GS. Klaus Schwab, Sáng lập viên và Giám đốc điều hành, Diễn Đàn Kinh tế Thế giới.
GS. Klaus Schwab, Sáng lập viên và Giám đốc điều hành, Diễn Đàn Kinh tế Thế giới.

Chúng ta đối mặt với các mô hình kinh doanh mới cùng với các vấn đề về đạo đức, an toàn, và câu chuyện xã hội, cũng như song hành cùng với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến trong cuộc sống này.

Nhưng chúng ta nhìn chung lại chưa trả lời được những câu hỏi cơ bản nhất về những vấn đề dễ gây tranh cãi nhất, chẳng hạn như:

quyền sở hữu cơ sở dữ liệu cá nhân, an ninh mạng xã hội và hệ thống hạ tầng mạng xã hội, hay quyền và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo trong các mảng hoạt động kinh doanh mới mẻ này.

Vì một tương lai tốt đẹp, chúng ta buộc phải hỏi mình, bằng cách nào, tất cả chúng ta và các hệ thống công nghệ mà chúng ta thiết kế và làm ra, có thể phục vụ những mục tiêu phù hợp và không để chúng ta bị biến thành công cụ của công nghệ.  

Những nỗ lực của chúng ta cần được tập trung vào sử dụng ảnh hưởng của Cách Mạng Công nghệ lần 4 này cho con người, cho xã hội và cho môi trường, chứ không phải chỉ tập trung vào sự tiến bộ của công nghệ hay tính hiệu quả dưới góc nhìn kinh tế. 

Bốn nguyên lý lãnh đạo cho Cách Mạng Công nghiệp 4.0 ảnh 4

Thế hệ trẻ Việt Nam "cưỡi trên sóng hay chìm trong sóng?"

Tôi đang nhìn thấy bốn nguyên lý sẽ dẫn dắt các chính sách và thực tiễn mà chúng ta cần áp dụng cho cuộc cách mạng lần này.

Thứ nhất, chúng ta cần tập trung vào các hệ thống hơn là công nghệ, bởi vì những cân nhắc, đánh giá quan trọng sẽ tạo ra những thay đổi to lớn về kinh doanh, xã hội và chính trị hơn là công nghệ mà họ sử dụng cho những mục đích cá nhân của mình. 

Thứ hai, chúng ta buộc phải “ủy quyền” cho xã hội của chúng ta để họ làm chủ công nghệ và hành động có ý thức về những tiến bộ trong xã hội.  

Nếu không, sẽ không có bất kỳ ai và nơi nào có tính tích cực và chủ động để chuyển đổi cho phù hợp với công nghệ mới và các tổ chức đại diện trong xã hội sẽ không thể vận hành hay hoạt động tốt được. 

Thứ ba, chúng ta cần ưu tiên tương lai bằng cách thiết kế ra tương lai thay vì chúng ta phải chịu “lỗi” vì đã không làm thiết kế.

Hợp tác giữa tất cả các thành phần trong xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bằng cách nào chúng ta kết nối với những công nghệ chuyển đổi này.  

Nếu không làm được điều này, tương lai của chúng ta sẽ được điều chỉnh bởi “lỗi” thiết kế. 

Và cuối cùng, chúng ta cần phải tập trung vào những giá trị cơ bản như là đặc tính của công nghệ mới, hơn là chi tiết nhỏ của công nghệ.  

Công nghệ đã được sử dụng theo cách giúp làm tăng thêm sự chia rẽ, nghèo đói, phân biệt đối xử và gây thảm họa môi trường, nhằm phá vỡ tương lai mà chúng ta đang nhìn đến.

Để đầu tư một cách đúng đắn cho những công nghệ mới này, chúng buộc chúng ta phải sử dụng công nghệ cho một thế giới tốt đẹp hơn, chứ không phải để tạo ra một thế giới không an toàn và chia rẽ. 

Những thách thức xã hội và kinh tế mà Cách Mạng Công nghệ lần 4 mang đến, sẽ là quá lớn cho bất kỳ một thành phần nào, tổ chức nào để có thể giải quyết một mình.  

Giới kinh doanh cần có một đóng góp to lớn của mình, khi tạo ra những điều kiện an toàn và phát triển công nghệ mang tính xã hội và khi thất nghiệp là hiểm họa.  

Sự cam kết hành động tích cực của chính phủ là rất quan trọng, nhưng nếu không có những cam kết hành động và hợp tác với những người đang lãnh đạo các cuộc cách mạng công nghệ, chính phủ sẽ luôn là người đi sau.

Và nếu như chúng ta thiếu đi một xã hội dân sự đã được cung cấp đủ thông tin, hiểu biết và cam kết hành động để giải quyết các vấn đề phát sinh, chúng ta dường như đã bỏ lỡ những trao đổi, những tiếp cận khá phức tạp về con người, về xã hội và về môi trường. 

Cách mạng Công nghệ lần 4 và những thay đổi hệ thống sẽ cần đến, nhiều hơn bao giờ hết, nhu cầu hợp tác và cam kết thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng trong thời đại công nghệ mới này.  

Chúng ta cần đến những các thức mới để làm việc với nhau, để cùng nhau giải quyết vấn đề mà đang được phát sinh nhanh hơn bao giờ hết.

Chúng ta cần cung cấp sự minh bạch để vận hành kinh doanh, chúng ta cần trao cho xã hội niềm tin rằng tất cả đều đang hướng đến tương lai công nghệ mà ở đó cơ hội và lợi ích lớn hơn rủi ro và những điều không biết trước.  

Lãnh đạo tiên phong trong những thời khắc phức tạp này đòi hỏi không gì nhiều hơn là sự chuyển đổi toàn bộ những hình mẫu trí tuệ, một bước thay đổi trong cam kết hành động và hợp tác, khả năng thiết kế ra được những tương lai chúng ta mong muốn tạo dựng và quản trị được những hành động nhằm tránh xa những khủng hoảng xã hội mà tiến bộ công nghệ có thể gây ra. 

Bài viết được dịch từ tài liệu:

https://www.weforum.org/agenda/2016/10/four-leadership-principles-for-the-fourth-industrial-revolution?utm_content=buffereaf4a&utm_medium=social&utm_source=linkedin.com&utm_campaign=buffer

Nguyễn Thị Lan Hương (dịch)