Chuyện cô giáo Bùi Thị Nhàn (sinh năm 1980, thôn Bình Tây, Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) gửi Uỷ ban Nhân dân huyện Hoằng Hoá và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đơn xin nghỉ việc vào ngày khai giảng làm dư luận không khỏi “ngỡ ngàng”, xót xa.
Sau 19 năm dấn thân với nghề, cô được luân chuyển về dạy tại huyện Hoằng Hóa, may mắn hơn là được làm việc tại ngôi trường ở Hoằng Thái, chỉ cách nhà 1km.
Mức lương hàng tháng cô nhận được là 6 triệu đồng. Với người trong nghề có lẽ đây không phải là thấp nhưng với cô Nhàn thì không đủ trang trải cuộc sống.
Vì vậy tìm được công việc khác có thu nhập cao hơn, cô liền viết đơn xin nghỉ, chứ không phải vì lý do bất mãn nào đó.
Cô Trịnh Ngọc Thuỳ Mai - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang)(thứ 2 từ trái sang) đã “diễn kịch” nhận giấy chứng nhận tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua trên lễ đài dù không đạt thành tích này. (Ảnh: c1vinhphong4.vinhthuan.edu.vn). |
Nói về công việc mới của mình, cô Nhàn cho biết:
“Công việc ngoài có thể bấp bênh, tiềm ẩn rủi ro nhưng tôi đã quyết định và tôi tin sẽ tìm được những công việc khác tốt hơn. Tôi không muốn mình làm việc khác mà bỏ bê việc dạy, ảnh hưởng chất lượng giáo dục.
Tôi xin nghỉ cũng là để giữ hình ảnh đẹp cho ngành giáo dục. Nghề khác giúp cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn".
Thật đẹp, thật cao cả: “Tôi xin nghỉ cũng là để giữ hình ảnh đẹp cho ngành giáo dục”!
Cũng trong ngày khai giảng, một câu chuyện xảy ra, ở nơi khác, trường khác; một câu chuyện được dư luận quan tâm không kém:
“Cô Hiệu trưởng đã “diễn kịch” nhận giấy chứng nhận tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua trên lễ đài dù không đạt thành tích này”.
Trước thềm năm học mới, nghe giáo viên kể chuyện đau xót hợp đồng |
Sau phần đọc thư Chủ tịch nước, diễn văn khai giảng năm học, đánh trống khai giảng là đến phần khen thưởng Cán bộ - giáo viên đạt thành tích trong năm học 2018 – 2019.
Lúc này, cô Trịnh Ngọc Thùy Mai – Hiệu trưởng nhà trường đã yêu cầu người dẫn chương trình xướng tên cô cùng với danh sách các giáo viên nhận giấy chứng nhận tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2018 – 2019.
Do cô Thùy Mai không có danh sách được khen thưởng và nhận danh hiệu nên không có giấy chứng nhận.
Một số giáo viên đã phải lấy giấy khác có lồng khung giống giấy chứng nhận để cô Thùy Mai cầm tạm và cùng chụp hình với giáo viên được trao giấy chứng nhận tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở trên lễ đài.
Hai câu chuyện, hai con người, hai thái cực; một bên cao cả đẹp, một bên hoàn toàn ngược lại.
Làm sao để giáo viên không phải xin nghỉ việc vì lương không đủ sống?
Có ý kiến cho rằng, lương giáo viên trên thế giới đều vậy, đều không đủ sống; ngay cả Mỹ, giáo viên còn phải nhận đồng lương chết đói, phải bán máu để sống!
Giáo viên Việt Nam chưa có ai “bán máu để sống” là tốt rồi.
Thế nhưng, ảnh hưởng của “lương không đủ sống” đang dẫn đến “Đỏ mắt không tuyển được giáo viên”, “Thiếu giáo viên, hiệu trưởng, hiệu phó cũng phải đi dạy”, “Thiếu giáo viên trầm trọng, trò có nguy cơ nghỉ học”, “Thiếu giáo viên, nhiều trường tại Hải Dương đau đầu tìm người dạy thay” v.v...
Vì sao vẫn còn những hiệu trưởng tự tung, tự tác? |
Chỉ cần gõ vào Google cụm từ “thiếu giáo viên”, bạn có khoảng 77.400.000 kết quả trong vòng 0.40 giây.
Vì vậy, không thể không tính đến bài toán “Tăng lương cho giáo viên đủ sống”.
Làm sao để hiệu trưởng không còn “diễn kịch”?
Bạn Nguyễn Thị Thục bình luận “Bệnh thành tích đã ngấm vào máu, di căn khắp lục phủ ngũ tạng, không thể chữa được”.
Thực tế, danh hiệu chiến sĩ thi đua, khó đến phần giáo viên lắm; Hiệu trưởng không đạt thành tích chiến sĩ thi đua, quả thật “chua xót”!
Vì vậy, cần phải có quy định trong thi đua khen thưởng, ưu tiên cho giáo viên và nhân viên. Với cán bộ quản lý, nên bình bầu thi đua theo cấp Phòng.
Trường nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều thành tích, ban giám hiệu trường đó mới được danh hiệu thi đua.
Kết quả thi đua, khen thưởng cần công khai, minh bạch.
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã chỉ ra rằng “Đạo đức là cái gốc của người cán bộ đảng viên; là phẩm chất, là yêu cầu không thể thiếu của đảng viên, đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền”.
Bác cũng nhấn mạnh rằng: “Người cán bộ không chỉ cần có tài mà cần có cả đức trước nhất. Không có liêm sỉ, không có đạo đức, cán bộ đánh mất mình rất dễ”.
Không có liêm sỉ, không có đạo đức, hiệu trưởng còn “diễn kịch” nhiều vở khác nữa như lạm thu, lạm quyền, lạm chức v.v...
Con đường từ quyền lực đến ngục tù tăm tối không xa nếu họ đánh mất mình trước những cám dỗ tầm thường. Ngục tù tăm tối nhất, chính là mất niềm tin của đồng nghiệp, của học trò, của phụ huynh.
Ngày khai giảng năm nay, biết bao hình ảnh đẹp của người thầy vì học sinh thân yêu trên mọi miền tổ quốc, mong rằng “vở kịch xấu xí” kia chỉ là màu xám làm nổi bật bức tranh đẹp của nền giáo dục nước nhà trong năm học mới.
Tài liệu tham khảo:
1://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hieu-truong-khong-dat-chien-si-thi-dua-van-len-san-khau-nhan-danh-hieu-post202304.gd
2://vtc.vn/co-giao-viet-don-xin-ra-khoi-nganh-trong-ngay-khai-giang-khi-quyet-dinh-nghi-day-toi-khoc-rat-nhieu-d497527.html
3 ://vtc.vn/luong-chet-doi-giao-vien-o-my-phai-ban-mau-de-song-d462551.html
4://laodong.vn/cong-doan/dak-nong-thieu-giao-vien-tram-trong-tro-co-nguy-co-nghi-hoc-753593.ldo
5://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thieu-giao-vien-nhieu-truong-tai-hai-duong-dau-dau-tim-nguoi-day-thay-post197995.gd
6://thanhtra.com.vn/theo-dong-thoi-cuoc/khong-biet-liem-si-can-bo-danh-mat-minh-rat-de_t114c68n153701