Đam mê game: Kiểu đầu tư dại dột

19/04/2012 13:25
Nguyễn Trung Hiếu (TTXVN)
(GDVN) - Những "con nghiện game" đang đầu tư kho vốn của mình theo cách dại dột nhất: Đổ tất cả vào thú vui ảo và nhận lấy con số không ở ngoài đời thực.
Khi thời đại công nghệ số bùng nổ, cuộc sống của con người đã gần như thay đổi hoàn toàn, song trong guồng quay của sự thay đổi đó, vẫn có những “điểm tối” mà nhiều người vướng phải. Một trong những “điểm tối” rõ nhất, nguy hiểm nhất mang cái tên vô cùng thân thuộc: Game. Ăn game, chơi game, ngủ game Từ thời chiếc máy tính còn là vật dụng khá xa lạ với mỗi gia đình, game đã là một thú vui khó bỏ của những bạn trẻ thích “ngồi-nhìn-bấm” và khám phá những chi tiết được lập trình sẵn trong game. Chỉ cần một chiếc “đầu” chơi điện tử 4 nút, màn hình và băng game là các bạn trẻ có thể ngồi cả ngày để “luyện ngón.” Thế nhưng khi đó, game vẫn chưa tạo ra sự đam mê tới nghiện ngập, và xuất hiện những cộng đồng “ăn game - chơi game - ngủ game” như hiện nay. Khi thời đại công nghệ số bùng nổ, máy vi tính và Internet tràn ngập, chúng ta được tiếp cận với game theo cách hoàn toàn khác trước: Đẹp đẽ hơn - “Bè phái” hơn (có xu hướng tập hợp đội ngũ để cùng chung sức “chiến đấu,” làm mọi người dễ ham mê cùng nhau) - Phong phú, hấp dẫn và lôi kéo hơn (qua việc lập các “thành tích” cấp độ cao dần trong game).
Với những con nghiện game 24/24 thì ghế là giường, quán net là nhà
Với những con nghiện game 24/24 thì ghế là giường, quán net là nhà

Chính những yếu tố đó đã tạo ra không ít người đam mê game thái quá, hay còn được gọi với cái tên tục tĩu là những “con nghiện game” đúng nghĩa. Không ít “game thủ” thừa nhận rằng, họ đã “nghiện”. Nếu không chơi game thì họ luôn cảm thấy thiếu vắng, buồn bực, và phải tìm mọi cách để đến với game. Dạo một vòng qua các “khu phố game” như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Hiền… (Hà Nội), chúng ta có thể thấy rõ những con nghiện game trông ra sao: Họ vắt chân lên ghế, nghe headphone, tay phím tay chuột, khi đói thì có người mang tận nơi cơm rang, mỳ xào, phở, bún… (bữa chính) hay cháo quẩy, bánh mỳ, xôi, bánh rán… (bữa phụ); khi khát có bia, nước ngọt, trà đá,…; lúc buồn ngủ có bàn và ghế làm giường. Những hình ảnh “sướng như vua” đó đã từng được không ít bài báo mô tả từ trước. Bên cạnh các con nghiện game gần như 24/24 (chơi game cả ngày), một bộ phận không nhỏ khác là học sinh, cán bộ đã đi làm… cũng tích cực “cày” game không kém. Dù thời gian chơi của họ bị giới hạn hơn vì lịch học, lịch công việc… Song bất kỳ khi nào được rảnh rang, họ lại vội vã lao mình vào thế giới của “bàn phím - chuột” và những cuộc chinh phục say mê trong thế giới ảo (trong đó, không ít bạn sẵn sàng trốn học hay ăn gian giờ làm để chơi game).Hậu quả là... Nếu đưa ra những báo cáo, nghiên cứu khoa học quy củ để “dọa” game thủ thì có lẽ họ cũng chẳng bận tâm, bởi những thông tin dạng đó đã xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng có mấy “tay game” chịu động lòng mà ngẫm nghĩ. Vậy hãy thử nhìn vào chính những biểu hiện của game thủ để xem, họ sẽ phải nhận tác hại thế nào. Gần như tất cả những game thủ trong diện “24/24,” hay game thủ học sinh, cán bộ đều bao biện rằng đó chỉ là thú vui, và họ cũng chỉ đam mê game trong những khoảng thời gian nhất định, đó là niềm đam mê “công bằng” như bao niềm đam mê cây cảnh, nuôi thú khác, và công việc hay bài vở của họ chẳng thể bị ảnh hưởng. Sự thật có như thế? Khi đã đam mê, ai cũng có xu hướng dành suy nghĩ của mình hướng vào niềm đam mê đó. Những người có niềm đam mê với kinh doanh, với công việc… họ thường dùng những “khoảng lặng” để tư duy về thú vui của mình. Chính những khoảng lặng này mới thực sự chứa đựng yếu tố sáng tạo, đột phá và giúp chúng ta có bước tiến lớn giành cho đam mê của mình. Thế nhưng, khi đã mê game, “khoảng lặng” của game thủ sẽ là làm sao để tăng cấp độ, để đánh chiếm thứ này hay thứ kia, để giành được thành tích “ảo” nào đó… Vậy là dù công việc hay bài vở vẫn được làm (theo cách lấy lệ), thì sự chú ý, tập trung tư duy của họ lại luôn bị game đánh cắp mất. Điều đó hại tới mức nào?
Đổ gục sau nhiều giờ “chinh chiến” là điều dễ hiểu
Đổ gục sau nhiều giờ “chinh chiến” là điều dễ hiểu
Nếu làm việc trên máy tính, theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, “chối” và tới lúc kém hiệu quả, bạn tự biết mình phải đứng dậy, vận động đôi chút, giải lao đôi chút. Bởi nếu tiếp tục “cày” công việc, bạn sẽ dễ dàng mắc phải sai sót. Nhưng với game thì khác… Hầu hết trò chơi không bao giờ đòi hỏi game thủ phải tư duy theo kiểu chủ động. Mọi thứ được thiết kế để bày ra trước mắt bạn. Bạn cứ chơi, chơi và chơi… tới khi nào gục xuống bàn phím hay bị người khác kéo ra ngoài mới thôi. Sức hút của trò chơi không bắt bộ não tư duy nhiều, nhưng luôn nâng dần thành tích khiến cho game thủ bị dính chặt vào ghế, và cái ý thức tỉnh táo “đứng dậy, nghỉ ngơi” sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Đầu óc bị đẩy vào trạng thái u mê, và một cơ thể chỉ hoạt động mỗi 2 bàn tay, cứ như vậy trong một thời gian dài… Bên cạnh đó, càng “đắm mình” vào thế giới của game ảo, người chơi sẽ càng xa lánh cuộc sống thực với rất nhiều biến động xung quanh. Vậy nên, sẽ chẳng có gì sai nếu nói rằng nhiều game thủ hiện nay đang tự tạo ra “ốc đảo” cho riêng mình, tách bạch với mọi thứ (trừ game) dù vẫn sống trong cộng đồng. Mọi thứ đang tiến về phía trước, và chỉ có game thủ bị tụt lại phía sau (cùng với cấp độ, thành tích game ngày càng nâng lên trong thế giới ảo?)Đam mê game: Kiểu “đầu tư” dại dột! Có thể thấy nghiện game nguy hiểm chẳng khác gì nghiện thuốc lá hay… thuốc phiện, vì người tham gia đều phải mất tiền để mua lấy những thứ tai hại cho mình. Hiện nay, những người có thú vui tích cực luôn biết cách tặng cho niềm đam mê của mình thời gian, tiền bạc, suy nghĩ và từ đó nhận lại thành quả xứng đáng trong cuộc sống. Dễ dàng thấy rõ điều đó qua những người đam mê công việc, thể thao, hay một thú vui nào đó có thể chuyển hóa thành kinh doanh. Xét về hiệu quả, họ đã đầu tư rất đúng hướng, và về lâu dài, cuộc sống của họ được mở ra những con đường đầy hứa hẹn trước mắt. Còn game thủ, họ được gì? Một số thì lý luận rằng, họ cày game và bán đồ trong thế giới ảo, với những món tiền ngất ngưởng, hoặc chỉ đơn thuần là giải trí, xả stress… Họ có lý do chính đáng để chơi game đấy chứ? Nhưng đáng buồn là nếu nhìn về mặt hiệu quả, họ đang lãng phí quá nhiều. Để có được một món đồ giá trị trong game, họ đã tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc, thời gian và sức khỏe của mình? Chắc chắn là lượng mất gấp rất nhiều lần giá trị của món đồ đó. Và trong cuộc chơi này, chỉ có nhà phát hành game là được lợi. Có những cuộc thi game được mở ra, ở đó một vài game thủ “lên ngôi,” họ vẻ vang và danh giá. Họ được cộng đồng game ngưỡng mộ, với phần tiền thưởng ngất ngưởng. Game thủ nào cũng mơ ước có ngày thành công được như vậy. Nhưng họ có biết, những “ông vua” game đó cũng chỉ là quân bài trong tay của các hãng kinh doanh game trên con đường PR nhiều màu mè rất “ảo?” Còn giải trí và xả stress? Chính xác là họ đã vượt quá ngưỡng giải trí từ lâu, và còn phải nhận thêm “stress ảo,” khiến cho họ luôn khó khăn khi phải quay trở lại cuộc sống đời thực hàng ngày.
Địa chỉ gửi bài tham gia cuộc thi “Phóng viên trẻ":
Thông tin chi tiết xin xem tại ĐÂY
Nguyễn Trung Hiếu (TTXVN)