Ngành giáo dục nhiều năm qua luôn phải đối mặt với thách thức thiếu giáo viên, trong đó trầm trọng nhất là ở cấp học mầm non.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến cuối năm học 2022-2023, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên mầm non, phổ thông so với định mức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (cấp mầm non thiếu 51.955 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 33.112 giáo viên, cấp trung học cơ sở thiếu 19.304 giáo viên, cấp trung học phổ thông thiếu 13.882 giáo viên).
So với năm học 2021-2022, số giáo viên còn thiếu tăng thêm 11.308 giáo viên.
Trong đó, Thanh Hóa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thái Nguyên, Gia Lai... là những địa phương thiếu giáo viên nhiều nhất.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, vào đầu tháng 1 năm 2024, thông tin với báo chí, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang thiếu giáo viên mầm non trầm trọng. Mặc dù các trường liên tục tổ chức tuyển dụng nhưng tính đến tháng 1/2024, thành phố này vẫn thiếu 1.200 giáo viên.[1]
Vấn đề khó tuyển dụng giáo viên không chỉ xảy ra ở các cơ sở giáo dục công lập mà ngay cả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cũng không ngoại lệ.
Cơ hội việc làm rộng mở
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo - Phụ trách Khoa Sư phạm, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cho biết, hàng năm trường đào tạo khoảng 150 chỉ tiêu giáo viên mầm non.
“Nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non rất cao, vì vậy sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có việc làm ngay. Thậm chí, nhiều em khi đi thực tập tại các trường đã được nhận ngay vào làm”, cô Thảo cho hay.
Là trường cao đẳng ngoài công lập duy nhất trên cả nước được phép đào tạo ngành giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn phát huy lợi thế về mạng lưới kết nối doanh nghiệp trong đào tạo hiệu quả. Theo đó, sinh viên ngành giáo dục mầm non của Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn được cơ hội “thực chiến”, học tập ở đa dạng môi trường làm việc từ các trường mầm non từ công lập đến ngoài công lập, trường mầm non song ngữ, trường mầm non quốc tế,...
“Sinh viên học ngành giáo dục mầm non tại trường với thời gian khoảng 3 năm, trong đó chương trình đào tạo được thiết kế ưu tiên đào tạo thực hành giúp sinh viên có được nền tảng tốt nhất trước khi tham gia ứng tuyển giáo viên tại các trường mầm non. Nhà trường đặc biệt chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng trong giáo dục và chăm sóc trẻ, bởi vậy sinh viên của trường luôn nhận được sự đánh giá cao từ các trường mầm non”, cô Lê Thị Bích Thảo cho hay.
Theo cô Thảo, giáo viên mầm non là công việc tương đối vất vả và áp lực nhưng cũng có những niềm vui, ý nghĩa mà không phải công việc nào cũng mang lại được. Hàng ngày, giáo viên mầm non sẽ được tiếp xúc với các em nhỏ, sống lại thế giới trẻ thơ hồn nhiên, đầy ngộ nghĩnh và đáng yêu. Công việc này cũng giúp rèn luyện tính cách, bởi giáo viên mầm non vừa là thầy cô giáo, cũng là người mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ từ những bước trưởng thành đầu đời.
Ngành sư phạm mầm non có thu nhập tương đối ổn định và càng ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, giáo viên mầm non có trình độ ngoại ngữ giảng dạy tại các trường quốc tế sẽ có cơ hội cải thiện thu thu nhập tốt hơn.
“Nếu phấn đấu tốt trong khoảng 2-3 năm sau khi ra trường, sinh viên có thể tiến lên nhiều vị trí khác nhau trong cơ sở giáo dục, chứ không chỉ dừng lại ở giáo viên. Nếu ở các trường tư có quy mô trẻ lớn, khoảng từ 150 đến 200 trẻ trở lên, giáo viên giỏi về chuyên môn và năng lực có thể trở thành tổ trưởng khối lớp, hay đảm nhận các vị trí cán bộ quản lý trong trường”, cô Thảo chia sẻ.
Ngoài ra, bên cạnh việc dạy học ở trường, sinh viên ngành giáo dục mầm non sau khi tốt nghiệp có thể mở nhóm trẻ tại nhà, mở trường riêng nếu đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ và pháp lý có liên quan.
2 đức tính quan trọng của giáo viên mầm non
Trước nhiều băn khoăn của thí sinh về việc muốn học giáo viên mầm non, tuy nhiên lại không có năng khiếu về múa, hát,... Cô Lê Thị Bích Thảo khẳng định, các năng khiếu về hội họa, múa hát,... nếu có là ưu thế, tuy nhiên nếu không thì trong quá trình học, sinh viên sẽ được rèn luyện, bồi dưỡng và đào tạo thêm.
“Muốn gắn bó với giáo viên mầm non, điều quan trọng nhất là phải thật sự yêu trẻ, kiên nhẫn và có tâm với nghề. Bởi trẻ mầm non các em còn non nớt, mọi thứ mới tinh, các em có thể sẽ có nhiều lúc nghịch ngợm, hoặc quấy khóc,... vì vậy phải thực sự yêu trẻ mới có thể kiên nhẫn, bền bỉ chịu khó dạy dỗ các em được”, cô Thảo nhấn mạnh.
Hiện nay, không ít thí sinh lựa chọn học cao đẳng mầm non thay vì đại học. Theo cô Thảo, qua làm việc, trao đổi với nhiều trường mầm non, các đơn vị đều chia sẻ sự đánh giá cao đối với sinh viên này bởi các em thể hiện rất ấn tượng ở khả năng tiếp cận, chăm sóc và làm bạn với trẻ.
“Đây là điều dễ hiểu bởi sinh viên hệ cao đẳng được chú trọng đào tạo ở kiến thức thực hành, mà yêu cầu quan trọng nhất của giáo viên mầm non là thể hiện vai trò là chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ”, cô Lê Thị Bích Thảo bày tỏ.
Bên cạnh đó, thời gian đào tạo cao đẳng mầm non chỉ có 3 năm, đây là một lợi thế vì chi phí học tập, ăn ở sẽ giảm đáng kể. Sinh viên hệ cao đẳng thời gian học ngắn hơn, đồng nghĩa ra trường sớm hơn, cơ hội xin việc sẽ càng lớn. Chỉ cần tốt nghiệp hệ cao đẳng, sinh viên đã đủ điều kiện tham gia tuyển dụng tại các trường mầm non công lập và tư thục theo Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non.
Chia sẻ về các chính sách học bổng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên, Thạc sĩ Dương Công Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cho biết, sinh viên sẽ được hưởng các chính sách về học bổng, chính sách ưu tiên chung cho sinh viên Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn như miễn 100% học phí cho 100 học sinh giỏi 3 năm lớp 10,11,12 nhập học đầu tiên. Miễn 100% học phí cho 100 quân nhân xuất ngũ và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự nhập học đầu tiên.
Giảm 50% học phí cho sinh viên giỏi 3 năm trung học phổ thông. Giảm 50% học phí cho tất cả quân nhân xuất ngũ và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự nhập học tại trường. Giảm 25% học phí cho sinh viên giỏi năm lớp 12
“Đặc biệt, với phương châm “không để thí sinh nào bị bỏ lại phía sau”, bên cạnh chính sách học phí phù hợp với nhiều học bổng hấp dẫn, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn còn xây dựng Quỹ tín dụng Đại Việt giúp cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập với lãi suất 0%. Đến nay, tổng ngân sách của Quỹ tín dụng Đại Việt đã được nâng lên 15 tỷ đồng”, lãnh đạo Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cho hay.
Về phương thức tuyển sinh năm 2024, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn cho biết năm nay nhà trường tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học bạ, với 2 phương thức:
Thứ nhất, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12. Ngưỡng quy định yêu cầu thí sinh cần có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp dùng để xét tuyển đạt từ 15,5 điểm trở lên.
Thứ hai, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ. Nhà trường quy định thí sinh đạt 1 học kỳ bất kỳ của lớp 10, 11, 12 đạt từ 6.0 trở lên sẽ có cơ hội học tập tại trường. Lưu ý, với khối ngành sức khỏe thí sinh cần có học lực khá trở lên.
Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tiền thân là trường Cao đẳng Kinh tế và Kỹ Thuật Sài Gòn, là thành viên của Hệ thống giáo dục Đại Việt, với hệ sinh thái đào tạo đa dạng từ cấp 2 đến đại học cùng với hơn 8 đơn vị trường thành viên. Đến nay, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đã có gần 30 năm hình thành và phát triển. Trường hiện có 4 cơ sở đào tạo, đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với thế mạnh về đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cùng mạng lưới hợp tác doanh nghiệp trong và ngoài nước rộng lớn, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đã không ngừng khẳng định thương hiệu, chất lượng đào tạo ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, là địa chỉ tin cậy trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ở trình độ trung cấp và cao đẳng cho thị trường lao động.
Tài liệu tham khảo:
[1]: https://thanhnien.vn/con-thieu-696-giao-vien-mam-non-tphcm-co-giai-phap-gi-185240105080913558.htm