Bộ Giáo dục vừa thay mẫu mới, chợ giáo án online lập tức trở nên nhộn nhịp

21/01/2021 07:20
Lê Mai
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Việc giáo viên hỏi mua trên các cộng đồng vô hình trung đã hình thành một “chợ online” bán Kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ký. [1]

Theo đó, kế hoạch bài dạy (giáo án) để tổ chức dạy học sẽ thực hiện theo khung Kế hoạch bài dạy tại Phụ lục IV như sau:

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên:

……………………

TÊN BÀI DẠY: …………………………………..

Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………

Thời gian thực hiện: (số tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.

d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.

d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.

c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.

d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).

b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.

c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.

d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.

Với khung Kế hoạch bài dạy của Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, phần lớn giáo viên đang dạy ở bậc học phổ thông đều phải ... thay Kế hoạch bài dạy (giáo án) theo mẫu mới.

Việc thay đổi Kế hoạch bài dạy theo mẫu mới khi thay sách đã cận kề gây bức xúc cho giáo viên. Cùng một bài học, cùng nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng phải soạn lại theo mẫu mới, nhưng sức sống của nó đã biết trước, vì vậy giáo viên đã hỏi mua cho “khỏe”.

Việc giáo viên hỏi mua trên các cộng đồng vô hình trung đã hình thành một “chợ online” bán Kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.

Chợ giáo án trở nên nhộn nhịp

Giáo viên hỏi mua giáo án tràn lan trên mạng facebook (Ảnh chụp màn hình).

Giáo viên hỏi mua giáo án tràn lan trên mạng facebook (Ảnh chụp màn hình).

Giáo án được rao bán, sau một ngày đã có 576 “đơn hàng". (Ảnh chụp màn hình).

Giáo án được rao bán, sau một ngày đã có 576 “đơn hàng". (Ảnh chụp màn hình).

Chỉ cần “Có phí nhỏ” là lấy trọn bộ. (Ảnh chụp màn hình).

Chỉ cần “Có phí nhỏ” là lấy trọn bộ. (Ảnh chụp màn hình).

Từ trung học phổ thông đến trung học cơ sở đều có giáo án cung cấp cho các "thượng đế". (Ảnh chụp màn hình).

Từ trung học phổ thông đến trung học cơ sở đều có giáo án cung cấp cho các "thượng đế". (Ảnh chụp màn hình).

Đã hình thành “hợp tác xã” soạn giáo án để bán. (Ảnh chụp màn hình).
Đã hình thành “hợp tác xã” soạn giáo án để bán. (Ảnh chụp màn hình).

Mua giáo án online, mua phải sự bực mình

Thầy giáo (đề nghị không nêu tên) chia sẻ “Mình mua bộ giáo án Toán 10 và 11, khi xem bản mẫu 2 tiết thì thấy đạt yêu cầu, nên chuyển tiền.

Nhận giáo án trọn bộ thì không phải như vậy, họ chỉ cắt dán cho đủ các bước lên lớp theo công văn 5512 thôi, còn nội dung thì chẳng có gì cả.

Cuối cùng cũng phải tự làm, mất tiền “ngu”, mua được cái “bực mình”.

Có nên đồng phục giáo án?

Thật ra giáo án không còn quan trọng với những giáo viên đã dạy có thâm niên từ 5 năm trở lên, với họ giáo án chỉ còn đối phó, dùng cho kiểm tra.

Vì vậy, không nên đồng phục giáo án, hãy để giáo viên sáng tạo theo cách dạy của mình, chỉ có như vậy bài dạy mới đạt được sự thăng hoa của cả thầy và trò.

Đặc biệt, lộ trình thay đổi sách đang đến gần, việc thay đổi giáo án giai đoạn này sẽ có tác dụng ngược, giáo viên càng có tâm thế đối phó cho qua chuyện.

Nên chăng, các địa phương cần linh hoạt khi kiểm tra việc soạn giáo án của giáo viên, quan trọng nhất không phải hồ sơ như thế nào mà là giáo viên dạy như thế nào trên lớp.

Tài liệu tham khảo:

http://thcstanhuong.pgdchauthanhtg.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-chuyen-mon/cong-van-so-5512-bgddt-gdtrh-xay-dung-va-to-chuc-thuc-hien-k.html

Lê Mai