Cậu bé tật nguyền 18 năm nằm viện vẫn quyết tâm đi đỗ Đại học

13/07/2012 06:01
Bích Thảo
(GDVN) - Chào đời khi thai nhi mới được 6,5 tháng, Duy chỉ bé bằng bàn tay, phải nằm phòng ấp 14 tháng, ngay từ 9 tháng tuổi đến tận bây giờ cậu vẫn phải châm cứu thường xuyên. Đi lại rất khó khăn, hai bàn tay không hoạt động bình thường được, Cao Trọng Duy vẫn miệt mài, kiên trì học và đi thi ĐH.
14 tháng nằm trong lồng kính
Một ngày cuối năm 1993, Cao Trọng Duy cất tiếng khóc chào đời. Sự có mặt của cậu vào thời điểm đó làm cả gia đình vô cùng lo lắng, hoang mang và sợ hãi. Thai nhi mới được 6,5 tháng tuổi chưa phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh, sự ra đời đó báo hiệu rất nhiều điều thiệt thòi sẽ đến với Duy. 
Cao Trọng Duy phải nằm viện triền miên 5 năm đầu đời
Cao Trọng Duy phải nằm viện triền miên 5 năm đầu đời
Duy tâm sự: “Mẹ em kể lại rằng, vì sinh thiếu tháng nên em chỉ bé bằng bàn tay thôi, ngay đến bác sĩ cũng không dám động vào người em. Da em thì mỏng như da giấy còn nhìn thấy cả nội tạng bên trong cơ thể nữa. Mặt em nhăn nhún như da khỉ. Em phải nằm trong lồng kính, rồi phòng ấp cả thảy 14 tháng”.

Quãng thời gian đầu đời của Duy là sự đấu tranh giữa sự sống và cái chết, là những ngày tháng bố mẹ Duy giành cậu lại từ bàn tay của tử thần. 9 tháng liền, cậu nằm trong tủ kính tại bệnh viện Thanh Hóa. Các bác sĩ ở đây nhất định không cho cậu chuyển lên Viện Nhi Trung Ương vì sợ rằng cậu khó chịu đựng được quãng đường xa như vậy. Rồi Duy bị bệnh vàng da, lên cơn co giật, chân teo lại, tay quặp ra sau lưng, hai mắt lác xệch lên tận trán. Thế rồi, bố mẹ quyết định chuyển Duy ra Viện nhi Hà Nội.

Ra Hà Nội cậu bắt đầu quá trình chữa trị triền miên kéo dài hơn 18 năm nay và không biết đến khi nào mới kết thúc. Mỗi lần nhìn cậu con trai là mẹ Duy lại nước mắt đầm đìa. 

Thương mẹ, Duy đã tự mình nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn của bản thân. Từ 9 tháng tuổi, Duy đã phải chịu sự đau đớn của hàng nghìn mũi kim châm vào người. Từ khi sinh ra đến lúc 5 tuổi, ngôi nhà của Duy chính là bệnh viện Nhi và viện Y học cổ truyền. Tứ chi của cậu bé không phát triển, co quắp, ngày càng teo đi. 

Đến tận năm Duy bốn tuổi cậu vẫn chưa thể đi mà chỉ nằm một nơi. May nhờ châm cứu hàng ngày nên đôi chân ấy cũng đã được cứu vãn phần nào. Lên 5 tuổi, Duy bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên. Ngã, bị hảy máu không biết bao nhiêu lần cậu mới tập tễnh được vài ba bước. Duy về Thanh Hóa và mỗi năm cậu lại ra Hà Nội 3 tháng để châm cứu. 

Khóc đòi đi học và quyết tâm thi đỗ ĐH

Thế mà khi nhìn thấy những đứa trẻ cùng trang lứa đọc bài bi bô, được cắp cặp đến trường, Duy thèm được đi học lắm. Cậu nằng nặc khóc đòi mẹ cho đến lớp như các bạn. Cậu bé tật nguyền, ốm yếu đi lại không vững khiến cô giáo không dám nhận cậu vào học mẫu giáo. Duy nói: “Xin vào học mẫu giáo đối với em thật sự khó khăn, cô giáo sợ em bệnh tật không thể đảm bảo an toàn cho em, nên hết lời từ chối. Sau gia đình phải ra xã làm giấy cam đoan, làm đơn xin đi học và nếu có chuyện gì xảy ra nhà trường không chịu trách nhiệm”.

May mắn dù chân tay và khả năng nói không rõ ràng nhưng trí tuệ của Duy vẫn phát triển bình thường. Cậu bé học hành một cách suôn sẻ từ lớp 1 đến tận lớp 12, năm nào cũng là học sinh khá của lớp. Hai năm nay, Duy theo ba ra Hà Nội học tập và tiện cho việc chữa bệnh.

Dù đi lại khó khăn, nhưng nhớ mẹ, thương các em ở nhà nên tuần nào học xong Duy cũng bắt xe khách về Thanh Hóa, rồi đầu tuần Duy lại ra Hà Nội học. Duy còn có một em gái phát triển bình thường, một em trai cũng bị đẻ non. Nhưng may mắn nhờ có kinh nghiệm chữa trị kịp thời nên cậu em của Duy không bị nhiều dị tật như anh trai mà vẫn khỏe mạnh bình thường.

Duy quyết tâm thi đỗ ĐH để khẳng định mình có thể đứng vững trên đôi chân tật nguyền của mình
Duy quyết tâm thi đỗ ĐH để khẳng định mình có thể đứng vững trên đôi chân tật nguyền của mình

Năm nay, Duy đi thi ĐH trong niềm mong đợi của cả gia đình. Cậu chọn khoa Nhân học của Trường ĐH KH XH&NV – ĐH Quốc Gia Hà Nội. Duy xác định đi thi ĐH năm nay sẽ dựa nhiều vào may mắn. Trước đó, Duy theo học khối A nhưng vì yêu thích ngành Nhân học nên cậu mới chuyển hướng ôn tập khối C được 3, 4 tháng. Duy tâm sự rằng: “Em thích khoa Nhân học vì em tìm hiểu thì thấy khoa này có dạy về phong thủy, tướng số. Từ hồi còn bé em đã thích xem tìm hiểu về tướng số với phong thủy rồi. Có nhiều điều thú vị về con người về cuộc sống lắm”.

Ngày Duy đi thi, đôi chân tật nguyền bước đi đã khó khăn lại phải trèo lên cầu thang là cả một sự vất vả của cậu. Ở trường thi không biết có bao nhiêu ánh mắt nhìn vào cậu - một người tật nguyền nhưng hơn hết Duy vẫn tự tin đi thi để thực hiện ước mơ của mình. Em cho biết: “Em quyết định bỏ ra hai năm để phải thi bằng được vào khoa Nhân học trường Nhân văn. Năm nay mà không đỗ thì sang năm em thi tiếp”. 

Trong buổi trò chuyện ngắn ngủi với em trước giờ thi, Cao Trọng Duy tâm sự rằng: "Em đi thi không chỉ vì bản mình mà còn vì ba, vì mẹ. Em muốn có thể học ĐH để sau này tự mình kiếm việc làm để san sẻ bớt nỗi lo lắng của ba mẹ dành cho em. Và em muốn khẳng định rằng dù em có khuyết tật nhưng em vẫn tự mình sống thật tốt”.

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC: TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI B 2012 -TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI A 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH TOÁN, VĂN KHỐI D 2012 -TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI C 2012 - ĐÁP ÁN ĐH CÁC MÔN NGOẠI NGỮ KHỐI D 2012

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đáp án đề thi ĐH môn Hóa khối A

Đáp án đề thi môn Tiếng Anh khối A1 năm 2012

Kết thúc môn thi cuối khối A: Thí sinh "thở phào" với môn Hóa

Chùm ảnh: Muôn kiểu ngủ trưa của sĩ tử

Đáp án các đề thi Ngoại ngữ khối D 2012 của Bộ Giáo dục

Đáp án đề thi ĐH khối B chính thức Bộ Giáo dục và Đào tạo


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo