Giáo dục đại học dành cho “đa số”, nhưng ai hưởng lợi? ai trả giá?

19/05/2019 06:52
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Với đầu vào của đại học không có chất lượng cao và đi theo chính sách “cơ hội mở rộng cho tất cả” và “lựa chọn”, hệ quả là chất lượng đại học đã bị ảnh hưởng.

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục gửi đến độc giả bài viết "Giáo dục đại học dành cho “đa số”, nhưng ai hưởng lợi? Ai trả giá?" nằm trong loạt bài viết "Giáo viên và sinh viên: Tác nhân sáng tạo, thay đổi của đại học?" của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương. 

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. 

Khi chúng ta giỏi toán (STEM)

Nhân khi chúng ta đang bàn về mục tiêu quan trọng gần như số 1 trong UN-SDG 2030 (Các Mục tiêu Phát triển Bền vững do Liên Hiệp Quốc đề ra và thực hiện từ năm 2015 đến năm 2030):

Giáo dục có chất lượng cho tất cả [1], trong đó lấy giáo dục đại học làm “nền tảng” dẫn dắt thay đổi [2], tôi xin chỉ bàn khía cạnh nhỏ, đó là môn toán, để thử hình dung, toán và giỏi toán thì có những điều gì tác động lớn đến thế giới và giáo dục cho số đông.

Ngày 10/5/2019, báo chí Việt Nam và quốc tế đăng tin thế này: “1.360 tỷ USD vốn hóa toàn cầu “bốc hơi” vì dòng tweet của ông Trump”. [3]

Thế là những nhà báo giỏi toán chia ngay được, mỗi chữ Trump viết giá bao nhiêu?

Vậy Trump, nước Mỹ và các đối tác của Mỹ có giỏi toán không, nếu nhìn từ thương lượng thương mại giữa hai “trùm”, Mỹ và Trung Quốc?

Tôi xin phép trình bày một số hiểu biết rất giới hạn, về đánh giá giáo dục “môn toán” của hai quốc gia trên, nhằm để so sánh và định lượng lại, thế nào là “giỏi”, thế nào là “giỏi toán”, khi học và khi thực hành trên phương diện chính sách quốc gia. 

Bởi từ trải nghiệm cá nhân của một người học chuyên toán ở Việt Nam, khi sang học ở các quốc gia khác, trong đó có 3 năm học về quản lý lãnh đạo giáo dục đại học tại Mỹ, câu hỏi tôi luôn băn khoăn, đó là giáo dục, giáo dục đại học phổ cập hiện nay đang thực hiện chức năng gì? 

Mỹ “tụt hậu” sau thời Sputnick?

Trong lịch sử giáo dục của Mỹ, chỗ nào cũng có đề cập đến “khoảnh khắc Sputnick” [4], để nhắc nước Mỹ và giáo dục Mỹ về việc họ cần học người Nga, về vượt lên khó khăn, vượt lên những rào cản về tri thức và giáo dục hệ thống trong lĩnh vực khoa học công nghệ. 

Từ 1950 và thời gian sau đó, 1969, nước Mỹ đã là quốc gia đầu tiên đi lên mặt trăng, với một khẩu hiệu vĩnh viễn được ghi dưới thương hiệu Mỹ “đây là một bước chân nhỏ bé của một con người, nhưng là một bước tiến vĩ đại của thế giới” – Neil Amstrong [5]! 

Nước Mỹ đã tập trung cho giáo dục và khoa học công nghệ ở hệ thống giáo dục đại học trong suốt thời gian sau đó, dựa trên đạo luật hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo khoa học [5].

Nhưng có lẽ sau 1980-1983 [6], những lơ là về ngân sách dành cho giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học, thể hiện qua những cắt giảm ngân sách công dành cho giáo dục công, chuyển đổi ngân sách dành cho R&D từ nhà nước và đại học công sang các tập đoàn tư nhân thực hiện [7]. 

Hệ quả của nó, nếu nhìn từ kỳ thi đánh giá học sinh ở lớp 5 và lớp 8 của kỳ thi quốc tế PISA, học sinh Mỹ đã “tụt” hạng [8], không phải vì Mỹ không quan tâm tới giáo dục phổ thông, mà bởi các nước khác đã làm tốt hơn nước Mỹ trong cải cách chương trình và chất lượng đào tạo giáo viên. 

Với đầu vào của đại học không có chất lượng cao, và vì đi theo chính sách “cơ hội mở rộng cho tất cả” (access) và “lựa chọn” (choice), hệ quả là chất lượng đại học đã bị ảnh hưởng lớn.

Trong cuốn Từng là Bá Chủ, Nước Mỹ bị Tụt hậu ngay trong thế giới mình tạo ra như thế nào và Làm sao để Quay Trở lại (2011, Thomas Friedman) [9], Friedman có dành một chương cho "Cuộc chiến với toán học và tương lai” và Phần 2, “Thách Thức về giáo dục”,  trong đó có đề cập cụ thể chi tiết, chất lượng giáo dục phổ thông Mỹ đã tụt lùi như thế nào, và nó cũng đã ảnh hưởng ra sao đến chất lượng giáo dục, giáo dục đại học (tham chiếu thêm cuốn The death and life of great American schools – D. Ravitch; Higher Education in America – Derek Bok). 

Hình ảnh mô tả 45 năm hệ thống giáo dục Mỹ (Ảnh: tác giả cung cấp).
Hình ảnh mô tả 45 năm hệ thống giáo dục Mỹ (Ảnh: tác giả cung cấp).

Trung Quốc “đừng phàn nàn vì bạn bị ăn cắp, bởi chẳng qua bạn chỉ chậm hơn thằng ăn cắp mà thôi” [10]

Với Trung Quốc, trong lúc bay từ Boston về Sài Gòn, tôi ngồi cạnh một người Thượng Hải. Chúng tôi hỏi thăm nhau qua lại, bởi chuyến bay đủ dài để có thể dăm ba câu. 

Khi hỏi thăm về giáo dục và hoạt động giáo dục ở Trung Quốc, câu trả lời là “Ở Trung Quốc, chúng tôi không nói chuyện chính trị. Chúng tôi không biết nhiều về chuyện học hành”. 

Đương nhiên, sau đó là một khoảng lặng! Bởi tôi hiểu, đó là lời từ chối khéo để tránh nói về những vấn đề mà có lẽ tôi không nên hỏi.

Chỉ có điều, giáo dục công là một vấn đề toàn cầu, con trẻ và việc đi học là chuyện của mỗi gia đình, nhưng khó mà hỏi ở chỗ công cộng, dù đó là hỏi thăm chung về giáo dục, ở Trung Quốc.

Xét về góc độ kiểm tra đánh giá quốc tế theo PISA, Trung Quốc với 2 đại diện (thành phố Thượng Hải, Hongkong) được xếp thứ hạng cao hơn Mỹ và nhiều quốc gia OECD [11]. 

Trong chương trình nghiên cứu các mô hình giáo dục có chất lượng toàn thế giới, 2 tên tuổi này cũng được NCEE đánh giá cao [12].

Tuy nhiên, với mối quan hệ thân tình qua lại với những bạn bè từng sống ở Hongkong và nhất là với người gốc Hoa ở Singapore, cá nhân tôi nghĩ, có lẽ có một số góc nhìn khác về chất lượng giáo dục Trung Quốc (lục địa - mainland), nếu nhìn từ Mỹ và các nước phát triển khác.

(i) Mặc dù các chỉ số về nghiên cứu khoa học và xếp hạng đại học của Trung Quốc ngày càng được tăng bậc, những vấn nạn về đạo đức nghiên cứu khoa học, về những “mua bán” công bố khoa học, hay thậm chí, những tác động “điều chỉnh” tự do học thuật và tự do ngôn luận trong giáo dục đại học của Trung Quốc là một vấn đề mà không ai không thừa nhận [13].

Giáo dục đại học dành cho “đa số”, nhưng ai hưởng lợi? ai trả giá? ảnh 2Giáo viên và sinh viên: Tác nhân sáng tạo, thay đổi của đại học?

(ii) Dẫu cho Marc Tucker ca ngợi hệ thống giáo dục phổ thông Thượng Hải, nhưng như nhiều nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, “bệnh” thành tích ảo cũng là một vấn nạn trong giáo dục công của Trung Quốc [14]. 

Chưa hết, hiện tại, với kiểm soát công nghệ trong đánh giá lòng trung thành của công dân với chính quyền, họ sử dụng việc cha mẹ có thái độ như thế nào với chính quyền để sắp xếp lớp học cho con cái, mà có lẽ điều này rất cần suy nghĩ dưới khía cạnh về quyền của trẻ em, nhân quyền và tự do cá nhân [15].

(iii) Một chỉ dấu cũng nên lưu ý về giáo dục chung, đặc biệt là giáo dục đại học ở Trung Quốc, là số học sinh sinh viên có điều kiện (giàu mới nổi trong 30 năm qua) đi du học ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ, vẫn liên tục tăng cao, qua nhiều thập kỷ [16]. 

Nếu chất lượng giáo dục tốt như NCEE/Tucker ca ngợi, lý do gì họ vẫn phải bỏ tiền của, thậm chí “mua bán” những cá nhân có vị trí quan trọng của các đại học Mỹ, các chính trị gia Mỹ, để kiếm đường vào các đại học lớn của Mỹ?

Một điều tra chuyên sâu của Reuters về “chạy” trường, hay những cuốn hay nổi tiếng như The Price of Admission; Making Harvard Morden [17], đều giúp chúng ta hiểu rằng, đằng sau những cánh cửa vào đại học lớn và xuất sắc của Mỹ, người Trung Quốc hoặc nhiều tiền hoặc có vị thế quyền lực, đều “mua” (dù dưới bất kỳ hình thức nào) và có thể mua được.  Vậy, nếu sinh viên Trung Quốc đủ giỏi, tại sao phải “mua” Mỹ làm gì?

(iv) Điều cuối để nói về chất lượng giáo dục con người, tôi xin không dám bình, nhưng từ cuốn sách nổi tiếng Thăng Trầm của các quốc gia.

Những lực đẩy để cải cách sau thời khủng hoảng [18], tên tuổi của các lãnh đạo cao nhất Trung Quốc được giới đầu tư coi là chỉ số “đầu tư” đáng tin cậy nhất, hơn bất kỳ chỉ số nào hiện tại ở Trung Quốc, bởi theo tác giả đánh giá, “số liệu đều được làm giả”. 

Còn với một chủ tịch uy tín lớn của hãng kinh doanh online lớn nhất của Trung Quốc, ngoài câu nói nổi tiếng của anh trên đây về hành xử của ăn cắp và chống ăn cắp, tập đoàn của anh cũng là cánh tay nối dài của chính phủ để “quản trị” nhân dân, trong đó gồm cả đánh giá cá nhân và lòng trung thành! [19]

Giáo dục đại học dành cho “đa số”, nhưng ai hưởng lợi? ai trả giá? ảnh 3Tại sao chúng ta hay mắc lại lỗi cũ, bài học từ giáo dục Mỹ

Khi tôi thực hiện nghiên cứu chủ đề “Sự thành công của sinh viên châu Á tại Mỹ” trong năm 2014/2015 tại A&M University – Corpus Christi, Texas, tôi có dịp tiếp xúc và hiểu được nhiều điều về giáo dục và mối quan hệ trong giáo dục đại học giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Tôi không đưa ý kiến cá nhân, bởi đó không phải là khoa học, nhưng chỉ dẫn mấy cuốn sách về giáo dục ở Trung Quốc, hoặc từ người Mỹ gốc Trung Quốc, khá nổi tiếng và là “huyền thoại” ảo ở Mỹ, để chúng ta hiểu hơn, giỏi toán là tốt, nhưng lại phải đặt câu hỏi, Tốt cho ai? Tốt bằng giá nào? Có tốt bằng giá phải trả của người khác hay không?

“Mẹ Hổ” [20]

“Em phải đến Harvard để học về kinh tế” [21]

“Harvard 4.30 sáng” [22]

Những trải nghiệm 5 năm hơn ở nghiên cứu tiến sỹ về sự thành tựu của sinh viên châu Á, 4 tháng hơn tình nguyện ở ngay Đại học Harvard, Boston, đã giúp tôi học được những bài học thật quý về thế nào là “đại học”, “kinh doanh”, “giỏi là thế nào” và cũng đều do những con người xuất sắc, những giáo sư “giỏi” ở các quốc gia giáo dục cả. 

Nhân đây, xin được chân thành cảm ơn những ai đã dạy dỗ tôi và con tôi thành tựu như hôm nay, dù giá phải trả là chính cuộc đời của chúng tôi [23].

Chỉ hy vọng, những ví dụ cụ thể về “thành tựu giỏi” trong giáo dục nêu trên đây, đại diện cho những đất nước ưu tú nhất, có thể giúp chúng ta đặt câu hỏi cho chủ đề chính: giáo dục đại học cho tất cả, là dựa trên nghiên cứu nào? Tốt cho ai? Ai phải trả giá?

Tài liệu tham khảo:

[1] https://en.unesco.org/gem-report/sdg-goal-4

[2] http://www.guninetwork.org/report/higher-education-world-6

[3] https://baomoi.com/1-360-ty-usd-von-hoa-toan-cau-boc-hoi-vi-dong-tweet-cua-ong-trump/c/30655470.epi

[4 https://www.wsj.com/articles/SB10001424052748704156304576003871654183998; https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thoi-khac-Sputnik-cho-giao-duc-khoa-hoc-trong-thoi-dai-40-post174210.gd

[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/Neil_Armstrong;  https://en.wikipedia.org/wiki/Bayh%E2%80%93Dole_Act; https://www.govinfo.gov/content/pkg/USCODE-2011-title35/pdf/USCODE-2011-title35-partII-chap18.pdf; https://en.wikipedia.org/wiki/National_Defense_Education_Act; https://news.harvard.edu/gazette/story/2007/10/how-sputnik-changed-u-s-education/;  https://www.everycrsreport.com/reports/RL34263.html;  https://obamawhitehouse.archives.gov/sites/default/files/uploads/InnovationStrategy.pdf

[6] https://www2.ed.gov/pubs/NatAtRisk/risk.html; https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Quoc-gia-lam-nguy--Yeu-cau-cap-bach-cai-cach-giao-duc-bai-hoc-My-nam-1983-post175442.gd

[7] Higher Education in America, Derek Bok, 2014; https://www.insidehighered.com/news/2016/02/11/berkeley-announces-major-strategic-planning-process-address-long-term-budget-issues; http://www.itif.org/files/2011-university-research-funding.pdf; https://www.nsf.gov/statistics/2018/nsb20181/report/sections/academic-research-and-development/expenditures-and-funding-for-academic-r-d

[8] https://www.educationnext.org/underachieving-in-america/; https://www.educationnext.org/nearly-50-years-student-achievement-gap-fails-close/;

 [9] Từng là Bá Chủ, Nước Mỹ bị Tụt hậu ngay trong thế giới mình tạo ra như thế nào và Làm sao để Quay Trở lại (2011, Thomas Friedman); https://fordhaminstitute.org/national/commentary/genius-american-education

[10] Trích dẫn của Jack Ma, một ngôi sao về “tự làm giàu” thời đại online ở Trung Quốc; https://blogs.wsj.com/chinarealtime/2016/05/18/alibabas-jack-ma-cancels-appearance-at-anti-counterfeiting-conference-amid-fakes-dispute/; https://www.wsj.com/articles/alibabas-notorious-brand-1483662818; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/nhai-chat-xam-mot-rao-can-cho-hop-tac-va-phat-trien.html

[11] http://factsmaps.com/pisa-worldwide-ranking-average-score-of-math-science-reading/

[12] http://ncee.org/what-we-do/center-on-international-education-benchmarking/top-performing-countries/

[13] https://www.npr.org/2019/02/05/690828991/gene-editing-scientists-actions-are-a-product-of-modern-china; https://wenr.wes.org/2018/04/the-economy-of-fraud-in-academic-publishing-in-china; https://www.abc.net.au/news/science/2018-09-13/the-fake-science-trade-inside-chinas-research-black-market/10238730; https://www.insidehighered.com/news/2019/04/19/another-case-censorship-china-studies-journal;

[14] https://www.reuters.com/article/us-college-sat-one-special-report-idUSKCN0WU1J1;  https://www.reuters.com/investigates/special-report/college-cheating-iowa/

[15] https://www.businessinsider.com/china-social-credit-system-punishments-and-rewards-explained-2018-4;

[16] https://www.insidehighered.com/news/2017/12/06/new-book-considers-pedagogical-implications-influx-chinese-students-us-higher-ed;  https://www.insidehighered.com/news/2018/02/15/fbi-director-testifies-chinese-students-and-intelligence-threats;

[17] https://www.reuters.com/investigates/special-report/college-charities/; https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tu-van-du-hoc-lua-dao--lieu-Viet-Nam-co-dang-hoc-Trung-Quoc-post175737.gd; The Price of Admission: How America's Ruling Class Buys Its Way into Elite Colleges--and Who Gets Left Outside, 2007, Daniel Golden; Making Harvard Modern: The Rise of America's University, Morton Keller, Phyllis Keller; https://www.insidehighered.com/news/2017/10/03/%E2%80%98spy-schools-how-cia-fbi-and-foreign-intelligence-secretly-exploit-america%E2%80%99s;

[18] The Rise and Fall of Nations: Forces of Change in the Post-Crisis World, Ruchir Sharma, 2017;

[19] https://www.wsj.com/articles/chinas-tech-giants-have-a-second-job-helping-the-government-see-everything-1512056284

[20] http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,2043477,00.html;

[21] Em phải đến Harvard học kinh tế, Lưu Vệ Hoa và Trương Hán Vũ;

[22] https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/sinh-vien-truong-dai-hoc-harvard-harvard-bon-ruoi-sang-da-lua-bao-nhieu-nguoi-345061.html

[23] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/dear-dean-of-graduate-studies-tamucc.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-duoc-song.html

Nguyễn Thị Lan Hương