Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ

19/12/2020 06:39
Lại Cường
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Trong vòng 3 tháng cuối năm, lớp học ở điểm bàn Chà Gá (xã Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu) học trò phải học trong lớp học mù sương và giá rét.

Có thể chẳng có một từ ngữ nào nói hết được những khốn khó nơi đây, nhưng lúc nào cũng thế, tấm lòng của những giáo viên đều hướng về học sinh, những đứa trẻ vùng cao chân chẳng bao giờ hết bùn.

Sau một hành trình leo ngược trên con đường mòn từ điểm Thò Ma, thầy Nguyễn Văn Tình, Hiệu phó trường Phổ thông bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử đưa chúng tôi lên điểm bản Chà Gá. Điểm trường trong sương mù ở Pa Vệ Sử.

Đường lên Chà Gá là hành trình lạc vào trong sương mù, tầm nhìn chỉ chưa đầy 3 mét.

Từ trung tâm xã Pa Vệ Sử, “leo” được lên Chà Gá chúng tôi phải mất 3 tiếng đồng hồ. Con đường mòn từ núi yên ngựa Pá Hạ xưa nay đang được làm lại bằng máy móc, cơ giới nhưng vẫn còn vô cùng vất vả.

Giữa quãng, thầy Tình kể: “Những năm trước, các thầy cô giáo đi lên Chà Gá chủ yếu bác ba lô đi theo đường mòn.

Đường đi Chà Gá chìm trong sương mù.

Đường đi Chà Gá chìm trong sương mù.

Lấy gốc cây gạo ở yên ngựa Pá Hạ làm mốc, sau đó nghỉ lại đi tiếp. Từ Pa Vệ Sử phải leo thật nhanh cho kịp ngày. Nếu không tối ở lại giữa chừng núi vô cùng nguy hiểm”.

Chà Gá trước kia được coi như một trong nhưng bản tận cùng heo hút, địa bàn cư trú của người La Hủ, hay còn gọi là người Xá Lá Vàng.

Từ nhiều năm trước, những người La Hủ được nhà nước đưa về sống tập trung trong các bản làng cố định.

Bản Chà Gá chỉ có quãng hơn hai chục nóc nhà, nằm nghiêng trên sườn dốc thăm thẳm.

Đó như một trong những tập tục của người La Hủ, chỗ càng dốc, người La Hủ càng thích chọn làm nơi sinh sống để làm nương, làm rẫy trên ngọn núi đó.

Từ tập quán dựng lều ở đến khi lá trên lều úa vàng thì cả gia đình lại khăn gói kéo nhau rời đi mà người La Hủ còn có tên gọi khác là người “Xá Lá Vàng”.

Lớp học chìm trong sương mù.

Lớp học chìm trong sương mù.

Chính vì thế, các thầy cô giáo cắm bản trước đây từng phải dựng lớp học chạy theo nương.

Nhiều năm trở lại đây, tình hình đã khá hơn.

Khi câu chuyện của chúng tôi vừa dứt cũng là lúc điểm trường Chà Gá ẩn hiện trong sương mù.

Trên sườn dốc chênh vênh, phòng học đơn sơ, tuềnh toàng bằng căn nhà gỗ, nơi học tập của gần 8 em nhỏ từ lớp 1 đến lớp 3 do thầy giáo Lường Văn Phong (sinh năm 1983) giảng dạy.

Trong căn nhà gỗ 8 đứa trẻ, 3 lớp, áo mỏng phong phanh, đứa đi chân không, đứa đi dép ngồi ê a trong sương mù.

Học sinh của thầy Phong là người dân tộc La Hủ quanh bản Chà Gá, ngày học 2 buổi. Trong sương giá, những đứa trẻ ở miền cao co ro lại.

“Mới lúc trước thầy xuống trường, lấy quần áo, giày dép cho đấy. Rồi lại vứt đi đâu rồi”, thầy Phong hỏi học trò đi chân đất.

Cậu bé gãi đầu không biết mình đã để quên ở đâu trên sườn núi.

Thầy Phong và những học trò nhỏ của mình.

Thầy Phong và những học trò nhỏ của mình.

Đường bây giờ thuận lợi hơn nên thầy Phong 1 tuần đi về một lần, cũng là tranh thủ mua nhu yếu phẩm lên bản dạy học. Nhiều khi “đi chợ” hộ người dân luôn. Lớp học rét quá, thầy giáo phải cho về sớm.

Sương nhẹ lẩn khuất liên tục trong mây, trước lớp là vực thẳm nên thầy Phong cùng học trò học vận động ngay trên lớp.

Trước đây, lớp học ở Chà Gá được bộ đội biên phòng xây dựng bằng gỗ cách điểm trường cũ gần 100 mét nhưng đã xuống cấp trầm trọng phải chuyển sang trường mới.

Điểm trường mới trật hẹp và không kín gió. Ước mơ của thầy trò chỉ là lớp học kín gió bởi như thầy Tình cho biết, thời tiết ở Chà Gá suốt từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau luôn chìm trong giá lạnh.

Đôi chân trần của những đứa trẻ người La Hủ.

Đôi chân trần của những đứa trẻ người La Hủ.

Giờ thể dục của lớp 2 - 3.

Giờ thể dục của lớp 2 - 3.

Khung trời mù sương lạnh giá nhìn từ cửa lớp học của thầy Phong.

Khung trời mù sương lạnh giá nhìn từ cửa lớp học của thầy Phong.

Sau giờ học, thầy Phong tiếp khách trong gian phòng tuềnh toàng.

Sau giờ học, thầy Phong tiếp khách trong gian phòng tuềnh toàng.

Căn bếp đơn sơ của thầy Phong.

Căn bếp đơn sơ của thầy Phong.

Hành lang của lớp, trước cửa là con dốc thăm thẳm. Trong sương mù không ai biết nó sâu bao nhiêu.

Hành lang của lớp, trước cửa là con dốc thăm thẳm. Trong sương mù không ai biết nó sâu bao nhiêu.

Từ trong căn phòng của thầy giáo Phong.

Từ trong căn phòng của thầy giáo Phong.

Hộp thịt tích trữ cả tuần của thầy giáo.

Hộp thịt tích trữ cả tuần của thầy giáo.

Học sinh ở Chà Gá.

Học sinh ở Chà Gá.

Ước mơ về một lớp học kín gió.

Ước mơ về một lớp học kín gió.

Lại Cường