""

Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục:“Nền giáo dục Đại học còn nhiều tật quá"

17/05/2012 06:06
Bích Thảo (Thực hiện)
(GDVN) - "Luật giáo dục cũng giống như một bộ máy. Nhưng tôi thì chưa kì vọng vào luật này có thể tạo cho dòng máu lưu thông một cách trôi chảy cho cả hệ thống phát triển mạnh khỏe được", PSG. Trần Xuân Nhĩ chia sẻ.
Dự thảo Luật Giáo dục Đại học đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Liệu rằng Luật Giáo dục Đại học được ban hành vào thời gian này có khả thi và những nội dung trong đó có bao quát được đến quyền lợi của các trường công lập (CL) cũng như trường ngoài công lập (NCL)? Để làm sáng tỏ hơn những lo lắng ấy, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo.

PGS. Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
PGS. Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo


Chưa nên ban hành Luật Giáo dục Đại học

Thưa PGS. Trần Xuân Nhĩ, sắp tới Luật Giáo dục Đại học có thể sẽ được thông qua. Theo ông trong thời gian này luật được ban hành liệu có hợp lí?
PGS. Trần Xuân Nhĩ: Luật của chúng ta phục thuộc vào Hiến pháp, sắp tới Nhà nước sửa đổi Hiến pháp, như thế theo tôi thì Luật giáo dục Đại học ban hành vào giai đoạn này là chưa hợp lí, vì rất có thể khi Hiến pháp thay đổi thì Luật giáo dục lại phải thay đổi theo một lần nữa? Tôi cứ băn khoăn rằng, tại sao chúng ta không chờ đến khi Hiến pháp hoàn chỉnh thì căn cứ vào đó mà đưa ra Luật giáo dục? 
Bản thân Luật vẫn chưa thực sự hoàn hảo. Bản chất của giáo dục là tự chủ, trao quyền tự chủ cho các trường ĐH. Tuy nhiên, trong dự thảo này dù đã có nói đến quyền tự chủ vẫn chưa thật sự đủ và phù hợp. Những rằng buộc trong vấn đề tự chủ của các trường vẫn ràng buộc chưa có cách thoái gỡ, nên khi đưa luật này ra sẽ gây ra nhiều trở ngại cho nền giáo dục. 
Tôi nghĩ rằng, khi Hiến pháp đã được phê duyệt sửa đổi, Hội nghị 6 với những cuộc cải cách đổi mới giáo dục toàn diện và sâu sắc sẽ nảy ra nhiều vấn đề khi đó đưa ra luật cho ngành giáo dục thì cũng chưa phải muộn. 

Trong dự thảo Luật giáo dục, ông thấy quyền của các trường NCL có được đảm bảo?

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Tôi thấy trong dự thảo có nhắc đến chỗ này, chỗ kia, nhưng vẫn chưa quy định một cách rõ ràng. Ví dụ: trong dự thảo ban hành có ghi Nhà nước sẽ “hỗ trợ đất đai thành lập trường cho các trường NCL”, điều này là chưa được rõ ràng. Chữ hỗ trợ là vô cùng. Tôi nghĩ rằng nếu đã là luật thì rõ ràng.

Nhà nước có nhiệm vụ cấp đất đai cho các trường NCL cũng cần phải giống như các trường CL, vì đều hoạt động vì một mục đích chung là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, do vậy khi cấp phúc lợi thì cần phải công bằng.

Hay việc hỗ trợ tiền vay ngân hàng cần phải khẳng định cho vay ngân hàng như thế nào? Có mức lãi suất như thế nào? Ưu đãi, thuế đến đâu. Cần xem xét có lấy thuế hay không lấy thuế.

Nếu như luật khẳng định lấy thuế thì lấy như thế nào, tôi nghĩ là cần phải để lại cho trường để họ phát triển hơn. Tôi nghĩ rằng, việc đào tạo nguồn nhân lực trách nhiệm là của Nhà nước. Nhưng Nhà nước chưa ôm được hết nên phải xã hội hóa, khyến khích huy động vốn vào để làm. Nhưng trong điều kiện hiện nay thì nền kinh tế còn rất khó khăn làm gì đã có nhiều mạnh thường quân lắm, mà phần lớn là những người lao động, hoặc những người có chút ít vốn cùng góp vào.

Tôi nghĩ mọi cái cần phải rõ ràng hơn để người ta yên tâm cống hiến cho nền giáo dục.

Luật giống như môt hệ tuần hoàn máu

Trong Luật giáo dục sắp ban hành, theo ông vấn đề tuyển sinh cần được quan tâm đến mức độ nào?

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Trong Luật giáo dục thì vấn đề tuyển sinh cũng vẫn là nói nước đôi, có thể thi, xét tuyển. Chưa chắc trường NCL có thể tuyển được khi vẫn đưa ra điểm sàn một cách không phù hợp. Với điểm sàn các trường CL sẽ tuyển được hết thì các trường NCL làm sao có thí sinh nữa để mà tuyển.

Người ta vẫn đang tranh luận về quan hệ giữa trường THPT và ĐH. Ở một số nước, khi đã học xong các trường phổ thông rồi thì có quyền vào các trường ĐH. Còn chúng ta hết THPT phải thi cử gay gắt rồi lại quy định điểm sàn mới được xét vào trường nọ, trường kia. Tôi cảm thấy nền giáo dục, cuộc đổi mới toàn diện giáo dục vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp. 

Cần giao quyển tự chủ tự tuyển sinh cho các trường NCL (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Cần giao quyển tự chủ tự tuyển sinh cho các trường NCL (Ảnh minh họa, nguồn Internet)


Liệu rằng Luật giáo dục mới có thể đem lại được những tích cực gì cho nền giáo dục Việt Nam hay không thưa ông?

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Muốn đem lại được thành công cho nền giáo dục thì trước tiên Nhà nước cũng cần phải hướng đến các trường NCL. Nhưng hiện nay và Luật sắp tới, sự quan tâm, tạo điều kiện cho các trường NCL vẫn chưa đúng đắn. 

Cơ chế hiện nay của nền giáo dục giống như bộ máy tuần hoàn trong cơ thể của mình vậy. Nếu máu chảy lưu thông từ não xuống chân thì sẽ khỏe mạnh, phát triển được. Nếu như có những ách tắc thì chẳng khác gì bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Luật cũng giống như một bộ máy. Cần phải đưa máu đi nuôi khắp cơ thể. Nhưng tôi thì chưa kì vọng vào luật này có thể tạo cho dòng máu lưu thông một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho cả hệ thống phát triển mạnh khỏe được.

Do đó, Luật giáo dục đại học này có ra cũng không tạo điều kiện gì cho nền giáo dục NCL phát triển được cả. Tôi cho rằng, luật chưa quan tâm đến các trường NCL thì nền giáo dục cũng chưa thể phát triển một cách toàn diện được theo điều chúng ta thực sự mong muốn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Nhà thơ Vũ Quần Phương: “Đạp đổ cổng trường là cú hích của lịch sử”

1001 cách chống nóng của "ét vê" (P2)

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói về trường Thực nghiệm

Chân dung các Tổng thống Pháp thời sinh viên (P1)

GS.Hồ Ngọc Đại: "Nhiều phụ huynh chẳng hiểu gì về trường Thực nghiệm"

Phẫn nộ khi xem clip nữ sinh đập mũ bảo hiểm liên tiếp vào đầu bạn

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo (Thực hiện)