Quyền lực mềm của Hoa Kỳ và Giáo dục đại học ở Việt Nam

27/01/2016 08:18
Mary Beth Marklein - TS. Mai Văn Tỉnh
(GDVN) - Để xác định các ưu tiên, thách thức hàng đầu trong phản ứng toàn cầu hóa, các nhà lãnh đạo đại học Việt Nam thường bắt đầu với nhu cầu đào tạo tiếng Anh.

LTS: Hoa Kỳ và Việt Nam từng có chung thời điểm bất hòa, đau thương trong lịch sử. 40 năm trôi qua từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, tác động toàn cầu hóa đem hai nước trở lại với nhau. 

Mùa hè 2015 đánh dấu 20 năm kỷ niệm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước, Giáo dục đại học đã trở thành phương tiện chính để hai bên tìm ra đầu mối tiến lên và vượt qua quá khứ. 

Mỗi năm hàng nghìn sinh viên Việt Nam sang học đại học ở Hoa Kỳ, kế hoạch thành lập Đại học Fulbright Việt Nam theo mô hình Mỹ đang triển khai. 

Liên quan tới chủ đề trên, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của ông Mary Beth Marklein – Đại học George Mason, Hoa Kỳ và TS. Mai Văn Tỉnh - Ban nghiên cứu & phân tích chính sách, Hiệp hội các đại học, cao đẳng Việt Nam.

Bài viết sẽ tập trung khai thác các động lực thúc đẩy giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khi Việt Nam chuyển đổi hệ thống giáo dục đại học từ mô hình nhà nước kiểm soát sang mô hình có thể tham gia tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu. 

Để khai thác sâu hơn quan niệm hợp tác giao lưu giáo dục đại học giữa hai nước trong mấy thập kỷ qua, các tác giả đã nghiên cứu dữ liệu từ các báo cáo, bài báo, phỏng vấn trực tiếp nhà giáo, nhà quản lý, học giả nghiên cứu giáo dục đại học Việt Nam.

Từ lâu Việt Nam đã mở cửa để học tập và áp dụng kinh nghiệm nước ngoài, miễn là các ý tưởng và kinh nghiệm đó có lợi và thích nghi với văn hóa nội địa của mình. 

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, từ lâu người Mỹ vốn tin chắc rằng giáo dục đại học Hoa Kỳ là “tháp ngà trên thế giới". Những khác biệt này tạo ra căng thẳng mà Jamieson miêu tả như sau:

“Việt Nam là nước từ lâu cho rằng có vài “cách mới từ phương Tây có thể có giá trị mô phỏng, nhưng Hoa Kỳ lại là nước quá nhấn mạnh rằng các nước khác đang giống, muốn hay phải giống nước Mỹ”.
            
Bối cảnh

Giáo dục đại học đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển vì là cơ hội nền tảng cho kinh tế tri thức. Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức tạo ra thị trường mới cho các nhà cung cấp giáo dục đại học ở các nước công nghiệp hóa như Hoa Kỳ. 

Nhu cầu giáo dục đại học trên toàn cầu tăng lên bởi tác động của toàn cầu hóa. 

Xét từ bình diện giáo dục đại học, Altbach, Reisberg và Rumbley đưa ra định nghĩa trung lập về toàn cầu hóa là "hiện thực hình thành bởi kinh tế toàn cầu, thông tin mới và thông tin liên lạc ngày càng tích hợp, xuất hiện mạng tri thức thế giới, cùng vai trò của tiếng Anh".

Trong khi đó các chính phủ và các cơ sở đào tạo lại phản ứng với toàn cầu hóa như một vấn đề chính sách. Quốc tế hóa là thuật ngữ mô tả sự phản ứng này. 

Đối với giáo dục đại học, chủ nghĩa tự do mới được hỗ trợ bởi GATS, Hiệp định thương mại WTO hiệu lực từ 1995 làm cho giáo dục đại học trở thành hàng hóa trao đổi.  

Những e ngại về toàn cầu hóa đã phản ánh xu thế rộng lớn hơn. Gắn vào giáo dục đại học, chúng tôi cho rằng mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam làm ngang hàng mô hình cốt lõi-ngoại vi của lý thuyết hệ thống.

Lý thuyết này thế giới có từ thập kỷ 40 khi Prebisch và Singer gắn cấu trúc thị trường toàn cầu với mô hình cố chấp bất bình đẳng toàn cầu.  

Dùng quan niệm này Wallerstein chứng tỏ mối quan hệ giữa nước kém quyền lực hơn (Ngoại vi), với nước có quyền lực hơn (Cốt lõi) và nước Bán ngoại vi (là nước có thời là Cốt lõi những mất dần quyền lực của mình). 

Ông lập luận rằng các quốc gia (dù kém phát triển, đang phát triển hay đã công nghiệp hóa) có thể chỉ được hiểu trong bối cảnh rộng lớn hơn của chủ nghĩa tư bản. 

TS. Mai Văn Tỉnh. Ảnh Xuân Trung
TS. Mai Văn Tỉnh. Ảnh Xuân Trung

Với mô hình và ngôn ngữ tương tự, Galtung (1971) xác định cấu trúc quyền lực ở bên trong và giữa các nước. Ông dùng thuật ngữ quốc gia Trung tâm và quốc gia Ngoại vi, mà ở mỗi nuớc đều có cả trung tâm lẫn ngoại vi. 

Trong mô hình “cấu trúc 4 chiều của chủ nghĩa đế quốc” Galtung xác định 6 mối quan hệ có bên trong và giữa Trung tâm với trung tâm, Ngoại vi với ngoại vi của từng nước (xem Hình 1). 

Cái chỉ dựa trên hài hòa lợi ích là quan hệ chính của Trung tâm với Ngoại vị. Còn 4 cái khác không hài hòa lợi ích (ví dụ, quan hệ trung tâm với ngoại vi ở bên trong mỗi quốc gia Trung tâm và quốc gia Ngoại vi, và giữa các ngoại vi của mỗi quốc gia) (1981, trang 79).

Hình 1. Cấu trúc bán phần chủ nghĩa đế quốc của Galtung', trong đó cC= trung tâm của nước Trung tâm, cP = trung tâm của nước Ngoại vi, pC= ngoại vi của nước trung tâm, và pP= ngoại vi của nước Ngoại vi. Sự hài hòa lợi ích chỉ ngang hàng giữa các trung tâm của nước Trung tâm và Ngoại vi (đường chéo cC với pP), mặc dù mối quan hệ giữa ngoại vi của các nước trung tâm và trung tâm của các nước Ngoại vi (đường chéo pC với cP) là không thể xác định được.

Hình 1. Cấu trúc bán phần chủ nghĩa đế quốc của Galtung', trong đó cC= trung  tâm của nước Trung tâm, cP = trung tâm của nước Ngoại vi, pC= ngoại vi của nước trung tâm, và pP= ngoại vi của nước Ngoại vi.

Sự hài hòa lợi ích chỉ ngang hàng giữa các trung tâm của nước Trung tâm và Ngoại vi (đường chéo cC với pP), mặc dù mối quan hệ giữa ngoại vi của các nước trung tâm và trung tâm của các nước Ngoại vi (đường chéo pC với cP) là không thể xác định được. 

  Trong cuốn sách có tên đề hơi khiêu khích “Giáo dục như một chủ nghĩa đế quốc văn hóa”, Carnoy đã gắn “ý thức hệ của tính hiệu quả” trong giáo dục nhà trường với sự nổi lên quyền bá chủ của Mỹ sau 1945. 


Ông lập luận rằng áp lực kinh tế dựa vào thị trường làm gia tăng chính sách và thực tiễn giáo dục dẫn tới phân bố thu nhập không bình đẳng cả ở trong các nước cũng như trên toàn cầu. 

Quyền lực mềm của Hoa Kỳ và Giáo dục đại học ở Việt Nam ảnh 3

Các “vị thuốc” để chữa 4 trọng bệnh của giáo viên

(GDVN) - Ngành giáo dục cần thay đổi mạnh khâu tuyển dụng và sa thải giáo viên theo hướng mở, có cạnh tranh, mỗi năm có người ra, có người vào...

Ông lý giải vai trò của giáo dục chính qui tạo ra và duy trì “các quan hệ thực dân” như một vấn đề của chính sách đối ngoại Hoa kỳ (trang 33), các chương trình viện trợ nước ngoài nhấn mạnh giáo dục nhà trường định hướng tính hiệu quả chỉ mang lại lợi ích cho nước tư bản quyền lực, và trong chừng mực nào đó cho giới tinh hoa ở nước đang phát triển. 

Rút từ luận điểm của Galtung, Carnoy quả quyết rằng: “Trung tâm của  quốc gia tư bản tiên tiến (nuớc Trung tâm) duy trì vị trí trung tâm của mình trong quốc gia Ngoại vi bằng viện trợ quân sự, hỗ trợ kỹ thuật và các khoản cho vay cùng tài trợ “phát triển” giữa  chính phủ với chính phủ. 

Trung tâm nằm trong nước Ngoại vi hưởng lợi từ quan hệ này:  phần chia sẻ không cân đối về quyền lực chính trị và sản phẩm quốc dân của các nước được duy trì bởi điều này”. 

Luận điểm chính của Cannoy là các trung tâm ở những nước Cốt lõi (tư bản), cùng với các trung tâm ở các nước Ngoại vi, là nơi hưởng lợi ích hàng đầu của các mối quan hệ tự kéo dài mãi, và rằng Hoa kỳ là quốc gia lãnh đạo không ai tranh giành được trong thế giới tư bản”.

Gần đây, Tikly gợi ý cấu trúc trung tâm-ngoại vi nguyên vẹn, nghiêng về “chế độ thống trị toàn cầu mới bảo đảm lợi ích của Hoa kỳ với các đồng minh phương Tây và chủ nghĩa tư bản toàn cầu một cách chung chung hơn”. 

Trong khi các nhà nghiên cứu giáo dục thách thức tính phổ quát quan niệm và thực tiễn giáo dục phương Tây thì tiếng Anh, ngôn ngữ giáo dục toàn cầu lại có nét độc đáo của vườn ươm chủ nghĩa thực dân mới, tác động đến chương trình đào tạo, sư phạm học và giáo dục. 

Để xác định các ưu tiên, thách thức hàng đầu trong phản ứng của mình với toàn cầu hóa, các nhà lãnh đạo đại học Việt Nam thường bắt đầu với nhu cầu đào tạo tiếng Anh. 

Việc đề cao tiếng Anh cũng ngấm sâu vào hoạt động giáo dục đại học: Nó là ngôn ngữ của các nhà xuất bản sách giáo khoa đa quốc gia, các công ty Interrnet, các tạp chí khoa học và cơ sở dữ liệu học thuật. 

Tương tự, việc sản xuất và phân phát tri thức được cấu trúc rộng khắp thông qua thấu kính phương Tây (đặc biệt là Hoa kỳ), ví dụ, tính đại chúng lan rộng chương trình MBA của Mỹ về quản trị kinh doanh. 

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu liên văn hóa nhận xét về các cơ hội tiềm năng gây thiệt hại và bỏ sót khi cách dạy- học phương Tây bị áp đặt vào nền văn hóa phi phương Tây. 

Chẳng hạn, mô hình học hợp tác kiểu phương Tây, khi giáo viên là người hướng dẫn hay xúc tác thành công ở lớp học phương Tây, thì lại có thể làm suy yếu việc học trong  lớp học chịu ảnh hưởng đạo Khổng ở phương Đông, nơi mà người thầy được tôn kính và không thể bị thách thức một cách công khai. 

Tương tự, việc đánh giá kín đáo bởi đồng nghiệp, một thực tiễn trong học tập hợp tác, có thể tạo ra căng thẳng trong văn hóa đạo Khổng, nơi mà sự tin cậy và cá tính là những điều quan trọng nhất. 

Các học giả cũng chú ý tới những gợi ý khi thực tiễn nghiên cứu bắt nguồn từ phương Tây được áp dụng vào các nền văn hóa phương Đông và khai thác các giải pháp lựa chọn.

Bối cảnh Việt Nam thì sao?

Việc nghiên cứu bức tranh tổng quát giáo dục đại học Việt Nam làm phong phú các vấn đề toàn cầu trong quá khứ, vì ở quá trình hình thành của mình, nó thường bị miễn cưỡng bởi áp lực ảnh hưởng nước ngoài. 

Các giá trị Việt của “tính linh hoạt và thực tiễn đã ăn sâu vào tàn dư và văn hóa Việt". Di sản Trung hoa thống trị Việt Nam hơn 10 thế kỷ, đến tận năm 938 sau công nguyên, là văn hóa đạo Khổng đã tranh giành sự ổn định và hài hòa – cụ thể là các giá trị và mục đích tập thể của cộng đồng này lớn hơn bất kỳ một mong ước cá nhân nào. 

Giáo dục đại học Việt Nam và Hoa Kỳ có những điểm chung nào? Ảnh minh họa Xuân Trung
Giáo dục đại học Việt Nam và Hoa Kỳ có những điểm chung nào? Ảnh minh họa Xuân Trung

Thực dân Pháp cai trị Việt nam từ năm 1847, đô hộ 100 năm với chíến lược “làm ngu dân để dễ bề cai trị”.  Ấy thế mà, với những chính sách ngột ngạt này, Pháp cũng đã mở cửa cho Việt Nam đi vào phương Tây. 

Chẳng hạn, việc thay thế Hán tự bằng chữ viết La tinh làm cho Việt Nam sẵn sàng giao lưu hơn. Cuối cùng, thậm chí trước khi chính phủ Hoa kỳ đưa cố vấn quân sự vào miền Nam Việt Nam giữa những năm 1950, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã rất muốn khai thác triết lý giáo dục đại học Hoa kỳ.

Cần phải nhận thấy rằng sự hỗ trợ giáo dục đại học cho Việt Nam từ các nước khác bao gồm cả cấp trường và cấp chính phủ như Pháp, Đức, Úc, Nga và Nhật Bản được trải rộng khắp Việt Nam. 

Bất chấp điều đó, quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ tạo cơ hội để xem xét các mối quan hệ giữa nước Trung tâm và nước Ngoại vi đã tiến triển như thế nào trong lĩnh vực giáo dục đại học. 

Khi sắp kết thúc Thế chiến II, vị cựu học giả, cựu chủ tịch Đại học Sen. J. William Fulbright đưa ra ý niệm trao đổi học thuật như một cách để giúp các quốc gia đồng minh trả nợ Hoa Kỳ, nhằm lôi kéo Hoa kỳ ra khỏi khuynh hướng biệt lập suốt 150 năm;

Quyền lực mềm của Hoa Kỳ và Giáo dục đại học ở Việt Nam ảnh 5

Thủ tướng Chính phú kết luận: Trường Hoa Sen là trường Đại học tư thục

(GDVN) - Muốn chuyển đổi loại hình hoạt động không vì lợi nhuận, trường Đại học Hoa Sen cần hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chuyển đổi theo đúng các quy định.

Có lẽ, trên hết, là để khuyến khích “sự thúc đẩy thiện chí quốc tế” giữa Hoa Kỳ, một siêu cường mới toàn cầu với phần còn lại của thế giới. 

Suốt 2 thập kỷ ngồi ở vị trí hàng đầu trong các quan hệ quốc tế của Mỹ, Fulbright đã cảnh báo nước Mỹ không nên sử dụng “tính kiêu căng quyền lực”, ông đã trực tiếp lo ngại đến cuộc leo thang chiến tranh ở Việt Nam. 

Và thậm chí như một luận cứ kinh tế để thúc đẩy quốc tế hóa, giáo dục đại học có vai trò trong các quan hệ chính trị và ngoại giao. 

Như một vấn đề trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Joseph Nye khuyến nghị mở rộng các giá trị và hệ thống giáo dục đại học Mỹ dưới dạng “quyền lực mềm”, mà ông xác định là “có cái khác để muốn những kết quả mà bạn muốn”. 

Dường như bất kỳ nỗ lực nào muốn tạo ra sự đối tác bình đẳng đều phải thách thức mô hình viện trợ nước ngoài truyền thống, trong khi đó cũng giảm nhẹ tính không công bằng thông qua các chính sách tự do mới. 

Wiley và Root khuyến nghị rằng các cộng tác như vậy phải được xây dựng trên ”nền tảng tôn trọng lẫn nhau, có đi có lại, vô tư và minh bạch”. 

Nền tảng đó có thể bắt đầu bằng các câu hỏi tìm kiếm sự thật: ai được hưởng lợi trong mỗi nước từ các chính sách giáo dục đại học tự do mới và ai bị bỏ lại phía sau? 

Cái gì là động cơ thúc đẩy đáng tôn trọng ở mỗi nước và thúc đẩy cái gì? Nếu xét tất cả, ý niệm của Galtung về hài hòa và không hài hòa lợi ích được thể hiện như thế nào và hậu quả của mỗi cái là gì? Những khác biệt về văn hóa được tính tới như thế nào? 

Lực lượng đặc nhiệm Liên hợp quốc năm 2006 kêu gọi các “cá nhân nắm giữ  quyền lực” đệ trình luật lệ và qui chế nhất định để hạn chế việc họ tự do sử dụng uy quyền mà họ cho là phù hợp”. 

Dường như từ cuối cùng này phù hợp với cách nói của người Việt. Trong ý kiến phê phán của mình năm 1973 về trạng thái giáo dục đại học ở Nam Việt Nam, Tôn Thất Thiện khoác lác về một chủ đề quen thuộc, muốn Mỹ giúp đỡ thống trị cái mà Pháp đã làm trong thời kỳ thực dân. 

"Người Việt cần phải tìm đường đi riêng của mình và tiến kịp hiện đại hóa”, ông ta viết “Nước Mỹ có thể cung cấp các phương tiện công cụ, chứ không phải các mục đích”.

Mary Beth Marklein - TS. Mai Văn Tỉnh