Buổi gặp giữa lãnh đạo Bộ GD&ĐT với đại diện hai nước có nền giáo dục phát triển nhanh là Hàn Quốc và Malaysia do Ngân hàng thế giới tổ chức ngày 16/10 là một buổi trao đổi kinh nghiệm thú vị.
Ông Michel Welmond, Trưởng nhóm Giáo dục của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang là một ngã tư giữa nhiều luồng giáo dục. Nhưng quan trọng ở Việt Nam hiện nay cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và giáo dục đại học phải đóng vai trò là chất xúc tác. Theo nhận định của Ngân hàng thế giới, những năm qua giáo dục đại học của Việt Nam đã có bước thành công đáng kể, từ năm 2000 đến nay tỷ lệ người học đại học tăng cao. Tuy nhiên, ở những vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số thì số học sinh học đại học chưa được như mong muốn.
Theo ông Michel Welmond, bất cập ở giáo dục đại học Việt Nam là số lượng đại học tăng nhanh hơn số lượng giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên vẫn còn thấp, năng lực giáo dục đại học tham gia vào giáo dục quốc tế còn hạn chế, sinh viên mới tốt nghiệp cũng chưa sẵn sàng để cạnh tranh.
Nhiều trường đại học có nội dung đào tạo không phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý ở Việt Nam chưa đủ mạnh, cơ chế tài chính chưa hiệu quả. Cũng theo ông Michel Welmond, muốn giáo dục đại học phát triển thì chúng ta phải thay đổi cơ chế, mặc dù trong Luật giáo dục đại học đã quy định tính tự chủ của các trường nhưng cần được đẩy mạnh hơn.
“Bong bóng giáo dục” rất dễ vỡ
Thuật ngữ này nhắc cho ta sự mong manh, dễ đi đến lệch hướng và thất bại. Không chỉ ở các nước có nền giáo dục đang phát triển như Việt Nam mà ngay tại Hàn Quốc – đất nước có nền giáo dục phát triển nhanh cũng đang lo ngại về “bong bóng trong giáo dục”.
Ông Ju-Ho–Lee, Trường Quản lý và Chính sách Công KDI, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Công nghệ Hàn Quốc . |
Chia sẻ với Việt Nam, ông Ju-Ho–Lee, Trường Quản lý và Chính sách Công KDI, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Công nghệ Hàn Quốc cho biết, ở Hàn Quốc hiện nay học sinh vẫn sẵn sàng chi tiền cho học thêm, và học phí ở các trường vẫn cao, tính trung bình hàng năm đã chiếm 2% GDP. Do đó, hộ nghèo khó có khả năng cho con đi học thêm, đây được xem là vấn đề khá nặng nề ở xứ Hàn.
Cũng theo ông Ju-Ho–Lee, ở Hàn Quốc tỷ lệ học sinh vào đại học ngày càng tăng, nhưng điều đó chưa phải là tín hiệu vui (năm 1990 tỷ lệ học sinh vào đại học là 30%, đến năm 2009 là hơn 80%). Bởi theo ông, rõ ràng nhìn vào con số trên có một cuộc đua vào đại học.
Đứa chân đất, đứa dép lê, trẻ con Mường Nhé đến trường học chữ
(GDVN) - Mặc dù cuộc sống khó khăn, lớp học được dựng tạm bợ bằng tre với những tấm bạt lớn quây xung quanh nhưng học sinh Nậm Kè lúc nào cũng hồn nhiên, tươi cười....
Và nếu chỉ chăm chăm cho con cái đi học đại học cũng có thể là không tốt, nhất là với gia đình nghèo. Tốt nghất với hộ nghèo thay vì vào đại học thì học trường nghề, kỹ thuật. Bởi thực tế, có nhiều trường đại học chất lượng không cao, ra trường sinh viên thất nghiệp, lương không cao, thậm chí lương thấp hơn cả học nghề. Đó là “bong bóng” trong giáo dục ở Hàn Quốc.
Câu hỏi đặt ra cho nhà hoạch định giáo dục Hàn Quốc bây giờ là, làm thế nào để cải cách đa dạng hóa giáo dục, làm thế nào phân hóa theo chiều ngang, giảm gánh nặng chi phí cho giáo dục và nâng cao được chất lượng?
Giáo dục Hàn Quốc đang làm là củng cố phân nhóm theo chiều ngang: Đó là tăng cường dạy nghề, hướng nghiệp, sáng kiến này được chính phủ ủng hộ. Bên cạnh đó, đại học ở Hàn Quốc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.
“Nhiều trường đại học đào tạo không tốt, chấp nhận khó khăn thời của tôi đã cho đóng cửa 6 trường đại học vì đào tạo ra sinh viên không có việc làm. Bản thân tôi cũng chịu sức ép lớn từ báo chí, dư luận và chính quyền địa phương, nhưng tôi được nhân dân ủng hộ vì con em họ học xong mà không có việc thì nên đóng cửa trường” ông Ju-Ho–Lee nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm về chiến lược đổi mới giáo dục ở Hàn Quốc, ông Ju-Ho–Lee cho biết bản thân ông từng lãnh đạo cả hệ thống giáo dục, ông hiểu được khó khăn trong đổi mới giáo dục là rất khó. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là coi khủng hoảng trong giáo dục là cơ hội để cải cách.
“Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại cải cách trước, chúng tôi cố gắng coi đổi mới giáo dục là trách nhiệm với cử tri” ông Ju-Ho–Lee cho hay.
Bên cạnh đó, nguyên lãnh đạo Bộ Giáo dục Hàn Quốc cũng chia sẻ, ở đâu giáo dục cũng phải có chiến lược và chiến lược mở cửa là rất quan trọng. Các trường cần mở cửa hơn nữa với các doanh nghiệp, thu hút họ tham gia công tác giảng dạy.
Ở Hàn Quốc chỉ có 20% trường đại học được nhà nước hỗ trợ, còn 80% các trường phải tự cạnh tranh nhau. Do đó, mở cửa để thu hút hệ thống giáo dục đại học và từ đó các trường có thể chia sẻ với nhau để phát triển.
Tham vọng có thực lực của Malaysia
Giáo sư Morshidi Sirat (Nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ Đại học Malaysia) chia sẻ, muốn đổi mới giáo dục cần tập trung vào việc lựa chọn mô hình quản trị và cấp vốn hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trong đó tập trung vào các chương trình dạy học, quản lý khoa và quá trình học tập của sinh viên; trang bị cho sinh viên công cụ cần thiết đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế dựa trên tri thức, và tăng cường hệ thống sáng tạo quốc gia thông qua liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Giáo sư Morshidi Sirat (Nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ Đại học Malaysia). |
Thực tế, Malaysia có mức chi cho Giáo dục Đại học (GDĐH)cao nhất thế giới (Chi công cho GDĐH ước 3,25% GDP, mức cao nhất thế giới; tổng chi (4,15% GDP) cũng thuộc vào hạng cao nhất thế giới).
Hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam muốn đi thẳng lên tầm thế giới
(GDVN) - Cộng đồng kinh tế Asean chính thức hình thành vào năm 2015, Giáo dục Việt Nam cần có sự chuẩn bị để đối mặt với thách thức và tìm kiếm những cơ hội vàng.
Điều đó, minh chứng thấy rằng giáo dục Malaysia xếp thứ 28 trong 50 hệ thống GDĐH, điểm số chung của Malaysia là 53,4 trong khi đó Singapore (thứ 10) đứng trước Malaysia (các nước Đông Nam Á). Nhưng nếu điều chỉnh theo trình độ phát triển kinh tế thì Malaysia xếp thứ 22, Singapore xếp thứ 31.
Theo Giáo sư Morshidi Sirat, kể từ năm 2000 con số trường công khá ổn định nhưng số trường tư tăng liên tục. Tháng 7/2014: 20 trường công, 535 trường tư. Trong số 535, cơ sở này có 7 phân hiệu của đại học nước ngoài.
Tầm nhìn của Malaysia là sẽ trở thành một trung tâm GDĐH quốc tế hoàn hảo vào năm 2020. Cụ thể, xây dựng và cung cấp một môi trường thuận lợi khuyến khích sự phát triển các trung tâm học tập và nghiên cứu hoàn hảo và đào tạo những con người có năng lực, sáng tạo cùng với các giá trị con người cao có thể đáp ứng các đòi hỏi của quốc gia và toàn cầu.
Theo Bộ Đại học của Malaysia, thì kế hoạch phát triển đất nước sẽ trở thành trung tâm giáo dục, nhưng sẽ chuyển hướng từ trung tâm thu hút sinh viên quốc tế thành trung tâm thu hút tài năng và biến Malaysia trở thành trung tâm tri thức.