Bởi lẽ trong số 24 cái tên này, thấy thiếu hàng loạt cầu thủ trẻ tài năng mà thời gian qua họ đã được giới chuyên môn trong nước thừa nhận. Trong khi những trường hợp có tên lại hoàn toàn “vô danh tiểu tốt”, thậm chí không có nổi 1 vị trí chính thức tại CLB mà mình đang khoác áo.
Không thuyết phục
Trừ những trường hợp như Bửu Ngọc, Lâm Ấn Độ, Thanh Hào, Hoàng Thịnh, Quốc Phương, Đình Bảo, Văn Quyết, Thanh Hiền, Minh Tuấn, Hải Huy… được nhiều người biết đến bởi năng lực chuyên môn được khẳng định và Văn Thanh (SQC.BĐ), Tiến Duy (TQN) vì thường xuyên xuất hiện trong đội hình chính thức của đội nhà.
Thử hỏi mấy ai biết và thấy những cái tên như Bảo Anh (ĐT.LA), Trung Tín (TDC.BD), Văn An, Thái San (Trẻ SHB.ĐN), Thiện Nhân (CS.ĐT), Văn Hưng (CLB Hà Nội), Tuấn Linh (T.Quảng Ninh), Đình Hoàng (SLNA)… mặt mũi ra sao và chơi bóng như thế nào?
Thậm chí những trường hợp như Thiện Nhân, Đình Hoàng, Văn Hưng, Bảo Anh, Trung Tín… gần 2/3 mùa giải năm nay, họ không có lấy 1 phút vào sân để “chạy nhảy cho đổ mồ hôi để về ăn cơm cho ngon” với đồng đội thế mà vẫn có tên.
Trong khi một loạt cầu thủ đầy đủ điều kiện về tuổi tác (sinh 1991 trở về sau) và chuyên môn như Hữu Khôi, Văn Nam, Lâm Anh Quang, Hoa Hùng, Hữu Định lại không được nhắc đến.
Cần biết rằng, trong số 5 cái tên vừa nêu của Nam Định, Văn Nam và Lâm Anh Quang từng là thành viên của ĐT U.23 VN tham dự SEA Games 26 vừa rồi ở Indonesia, trong khi với Hữu Khôi, anh từng là trụ cột không thể thiếu trong thành phần của ĐT U.21 báo Thanh Niên Việt Nam năm ngoái và từng được HLV Phan Thanh Hùng cân nhắc để giới thiệu cho HLV Falko Gotz lên thành phần ĐT U.23 để chuẩn bị cho SEA Games năm ngoái. Còn với Hoa Hùng và Hữu Định thì gần như suốt mùa giải năm ngoái, họ thuộc thành phần chính thức của đội bóng bóng thành Nam ở giải hạng Nhất.
Quan liêu hay “căn bệnh cố hữu”?
Được biết, để có được 24 cầu thủ nói trên, HLV Mai Đức Chung đã “chắt lọc” lại trong tổng số 60 cầu thủ mà bộ phận chuyên môn của VFF bằng những “phương án khác nhau” đã tổng hợp lại rồi trình lên những người có trách nhiệm ở liên đoàn.
Có một chuyện buồn cười trong cách tuyển chọn nhân sự cho ĐT U.22 lần này mà không phải ai cũng biết được, đó là việc 2 cầu thủ Thái San và Văn An của Trẻ SHB.ĐN dù bị chấn thương và đang học việc nhưng vẫn được chọn.
Ai là người chịu trách nhiệm thẩm định Văn An khi mà tiền đạo này suốt giai đoạt 1 ngồi chơi xơi nước trong màu áo của đội 1 SHB.ĐN và bị HLV Lê Huỳnh Đức chuyển xuống đội Trẻ SHB.ĐN, nhưng sau vài trận đấu dưới trướng của HLV Phan Công Thìn, hiện chân sút này lại tiếp tục “làm khán giả” bởi chấn thương không thể tập luyện?
Hoặc như trường hợp của Thái San, có ông quan nào ở VFF chịu trách nhiệm đi tuyển quân cho ĐT U.22 biết được rằng công việc quen thuộc của cầu thủ này hiện giờ ở đội bóng sông Hàn là “học việc" và “bơm bóng, đập đá, xách nước…” cho mấy anh lớn ở đội 1 SHB.ĐN hay không?
Bị chấn thương, đang học việc, suốt mùa giải không ra sân lấy 1 phút nhưng vẫn có tên, trong khi các trường hợp khác hội đủ các điều kiện nhưng lại không được ngó ngàng đến. Vậy nên, các nhà tuyển trạch của VFF nếu không phải làm việc quá quan liêu hoặc đang vướng phải “căn bệnh cố hữu” của BĐVN bấy lâu nay người hay nhắc đến là: muốn lên tuyển phải có “dây” thì là gì?
Có thể là cả hai chăng?
Không thuyết phục
Trừ những trường hợp như Bửu Ngọc, Lâm Ấn Độ, Thanh Hào, Hoàng Thịnh, Quốc Phương, Đình Bảo, Văn Quyết, Thanh Hiền, Minh Tuấn, Hải Huy… được nhiều người biết đến bởi năng lực chuyên môn được khẳng định và Văn Thanh (SQC.BĐ), Tiến Duy (TQN) vì thường xuyên xuất hiện trong đội hình chính thức của đội nhà.
Thử hỏi mấy ai biết và thấy những cái tên như Bảo Anh (ĐT.LA), Trung Tín (TDC.BD), Văn An, Thái San (Trẻ SHB.ĐN), Thiện Nhân (CS.ĐT), Văn Hưng (CLB Hà Nội), Tuấn Linh (T.Quảng Ninh), Đình Hoàng (SLNA)… mặt mũi ra sao và chơi bóng như thế nào?
Thậm chí những trường hợp như Thiện Nhân, Đình Hoàng, Văn Hưng, Bảo Anh, Trung Tín… gần 2/3 mùa giải năm nay, họ không có lấy 1 phút vào sân để “chạy nhảy cho đổ mồ hôi để về ăn cơm cho ngon” với đồng đội thế mà vẫn có tên.
Quan liêu hay muốn lên tuyển phải có... "dây"? |
Trong khi một loạt cầu thủ đầy đủ điều kiện về tuổi tác (sinh 1991 trở về sau) và chuyên môn như Hữu Khôi, Văn Nam, Lâm Anh Quang, Hoa Hùng, Hữu Định lại không được nhắc đến.
Cần biết rằng, trong số 5 cái tên vừa nêu của Nam Định, Văn Nam và Lâm Anh Quang từng là thành viên của ĐT U.23 VN tham dự SEA Games 26 vừa rồi ở Indonesia, trong khi với Hữu Khôi, anh từng là trụ cột không thể thiếu trong thành phần của ĐT U.21 báo Thanh Niên Việt Nam năm ngoái và từng được HLV Phan Thanh Hùng cân nhắc để giới thiệu cho HLV Falko Gotz lên thành phần ĐT U.23 để chuẩn bị cho SEA Games năm ngoái. Còn với Hoa Hùng và Hữu Định thì gần như suốt mùa giải năm ngoái, họ thuộc thành phần chính thức của đội bóng bóng thành Nam ở giải hạng Nhất.
Quan liêu hay “căn bệnh cố hữu”?
Được biết, để có được 24 cầu thủ nói trên, HLV Mai Đức Chung đã “chắt lọc” lại trong tổng số 60 cầu thủ mà bộ phận chuyên môn của VFF bằng những “phương án khác nhau” đã tổng hợp lại rồi trình lên những người có trách nhiệm ở liên đoàn.
Có một chuyện buồn cười trong cách tuyển chọn nhân sự cho ĐT U.22 lần này mà không phải ai cũng biết được, đó là việc 2 cầu thủ Thái San và Văn An của Trẻ SHB.ĐN dù bị chấn thương và đang học việc nhưng vẫn được chọn.
Quan liêu hay muốn lên tuyển phải có... "dây"? |
Ai là người chịu trách nhiệm thẩm định Văn An khi mà tiền đạo này suốt giai đoạt 1 ngồi chơi xơi nước trong màu áo của đội 1 SHB.ĐN và bị HLV Lê Huỳnh Đức chuyển xuống đội Trẻ SHB.ĐN, nhưng sau vài trận đấu dưới trướng của HLV Phan Công Thìn, hiện chân sút này lại tiếp tục “làm khán giả” bởi chấn thương không thể tập luyện?
Hoặc như trường hợp của Thái San, có ông quan nào ở VFF chịu trách nhiệm đi tuyển quân cho ĐT U.22 biết được rằng công việc quen thuộc của cầu thủ này hiện giờ ở đội bóng sông Hàn là “học việc" và “bơm bóng, đập đá, xách nước…” cho mấy anh lớn ở đội 1 SHB.ĐN hay không?
Bị chấn thương, đang học việc, suốt mùa giải không ra sân lấy 1 phút nhưng vẫn có tên, trong khi các trường hợp khác hội đủ các điều kiện nhưng lại không được ngó ngàng đến. Vậy nên, các nhà tuyển trạch của VFF nếu không phải làm việc quá quan liêu hoặc đang vướng phải “căn bệnh cố hữu” của BĐVN bấy lâu nay người hay nhắc đến là: muốn lên tuyển phải có “dây” thì là gì?
Có thể là cả hai chăng?
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO |
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO |
Phạm Hổ (Thể thao 24h)