Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã chính thức công bố Quyết định thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật nhiệm kỳ 2025 - 2027 và Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2024 - 2026.
Thành viên các Hội đồng khoa học do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ, hỗ trợ đều là những nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc trên cả nước.
Các nhà khoa học được lựa chọn kỹ lưỡng, dựa trên quy định tại Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN và Thông tư 10/2024/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cũng như hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
Theo Điều 7 của Thông tư, chuyên gia đánh giá (gồm cả thành viên hội đồng) phải đáp ứng các tiêu chí chặt chẽ: Có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc sách chuyên khảo trong 05 năm gần nhất; Cam kết tham gia công việc tư vấn, đánh giá với trách nhiệm cao, trung thực, khách quan; Không tham gia các hoạt động tư vấn, đánh giá khoa học và công nghệ nếu có quyền, lợi ích hoặc xung đột liên quan khác hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả đánh giá; Tuân thủ các quy định về liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu trong quá trình đánh giá.
Danh sách nhiệm kỳ mới của các Hội đồng khoa học ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà khoa học người Việt Nam, hiện đang công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài. Một số gương mặt tiêu biểu như:
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thành Nam - Trường Đại học Ludwig Maximilian München, Cộng hòa liên bang Đức tham gia Hội đồng khoa học ngành Toán học;
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bảo Long - Trường Đại học Quebec - Canada tham gia Hội đồng khoa học ngành Khoa học Thông tin và Máy tính;
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Mạnh Hưởng - Trường Đại học Nam Florida - Hoa Kỳ tham gia Hội đồng khoa học ngành Vật lý;
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh - Trường Đại học College London - Vương Quốc Anh tham gia Hội đồng khoa học ngành Hóa học;
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đăng Khánh - Trường Đại học California, Riverside - Hoa Kỳ tham gia Hội đồng khoa học ngành Khoa học Sự sống.
Cụ thể, theo danh sách, có 11 Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản, trong đó mỗi hội đồng có 9 thành viên, bao gồm:
7 Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật nhiệm kỳ 2025-2027:
Hội đồng khoa học ngành Toán học:

Hội đồng khoa học ngành Khoa học thông tin và Máy tính:

Hội đồng khoa học ngành Vật lý:

Hội đồng khoa học ngành Hoá học:

Hội đồng khoa học ngành Khoa học trái đất - Khoa học biển:

Hội đồng khoa học ngành Cơ học kỹ thuật:

Hội đồng khoa học ngành Khoa học sự sống:

4 Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2024-2026
Hội đồng khoa học liên ngành Triết học, Chính trị học, Xã hội học, Luật học:

Hội đồng khoa học ngành Kinh tế học:

Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý học, Giáo dục học:

Hội đồng khoa học liên ngành Sử học, Khảo cổ học, Văn học, Ngôn ngữ, Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Thông tin đại chúng và truyền thông:




Thông tin từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, triển khai chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn năm 2025, Quỹ đã thông báo nhận hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến từ ngày 14/5/2025 đến ngày 25/6/2025
Sau thời gian tiếp nhận, Quỹ nhận được 680 hồ sơ đăng ký, trong đó có 559 hồ sơ lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật và 121 hồ sơ lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn.
Vừa qua, ngày 8/7/2025, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các thành viên Hội đồng khoa học và triển khai công tác đánh giá, xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản năm 2025.
Sau phiên gặp mặt, các Hội đồng khoa học đã tiến hành họp phiên 1 phân công phản biện đánh giá xét chọn hồ sơ đề tài.
Dự kiến, Quỹ sẽ tổ chức họp Hội đồng khoa học phiên 2 đánh giá xét chọn hồ sơ đề tài trợ từ tháng 8 - 10/2025, thông báo kết quả xét chọn hồ sơ đề tài vào tháng 11/2025 và thực hiện ký hợp đồng tài trợ thực hiện đề tài theo quy định.
Tại Điều 7, Thông tư 10/2024/TT-BKHCN quy định về chuyên gia đánh giá như sau:
1. Chuyên gia đánh giá là các nhà khoa học được Quỹ mời tư vấn, đánh giá về các nội dung liên quan đến hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ với vai trò chuyên gia tư vấn độc lập hoặc thành viên Hội đồng khoa học. Chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
a) Chuyên gia đánh giá có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc sách chuyên khảo trong 05 năm gần nhất. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định;
b) Đồng ý tham gia công việc tư vấn, đánh giá với trách nhiệm cao, trung thực, khách quan.
2. Chuyên gia đánh giá chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn, đánh giá của mình; giữ bí mật thông tin liên quan công việc tư vấn, đánh giá; tuân thủ các quy định về liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu trong quá trình đánh giá.
3. Chuyên gia đánh giá không tham gia đánh giá đề tài do mình đăng ký làm chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện, đề tài do tổ chức nơi mình công tác đăng ký chủ trì; không tham gia các hoạt động tư vấn, đánh giá khoa học và công nghệ nếu có quyền, lợi ích hoặc xung đột liên quan khác hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả đánh giá.
4. Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt quy chế về cơ sở dữ liệu chuyên gia của Quỹ phù hợp với các tiêu chí nêu tại khoản 1 Điều này.”