Có nguy cơ bị cô lập về giáo dục
Theo đó, có một vài nguyên nhân khiến giáo dục Việt Nam có thể có nguy cơ không theo kịp trào lưu giáo dục thế giới, các nguyên nhân được bà Hương chỉ ra rằng:
Thứ hai, về chương trình, giáo trình giảng dạy hầu hết do giáo viên trong nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và công nhận trên quốc tế. Dẫn đến việc bằng cấp cũng chưa được công nhận và đánh giá cho chuẩn, đúng mức, dẫn đến việc khó cho sinh viên tham gia các chương trình trao đổi giao lưu một năm với các trường ĐH trên thế giới hoặc chuyển ngang sang học tiếp tại các trường ĐH quốc tế hoặc xét học tiếp các cấp độ cao hơn đối với các HS đã tốt nghiệp trong nước.
Việt Nam cần nhanh chóng có những hoạch định giáo dục dài hạn để hội nhập quốc tế. Ảnh minh họa |
Thứ ba, trong nước chưa có một bộ quy tắc đánh giá chất lượng đào tạo, cũng như tiêu chí xếp loại các trường, các nghành học để nước ngoài dựa vào đó hợp tác làm việc với các trường trong nước.
Dẫn đến hiện tượng một số tổ chức quốc tế tự xếp hạng các trường ĐH Việt Nam một cách không khách quan và thấp hơn rất nhiều so với thực trạng của chúng ta.
Thứ bốn, chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian khách quan làm việc độc lập, khách quan với các cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục để có các ý kiến phản biện, kịp thời chấn chỉnh cũng như góp ý cho các dự thảo hoặc luật Giáo dục.
Thứ sáu, hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năng của học sinh còn bất cập: chỗ khó, chỗ dễ … khiến học sinh học lệnh, học tủ, quay cóp, dạy và học thêm làm mất quá nhiều thời gian của xã hội: bao gồm cả học sinh và phụ huynh…
Theo tìm hiểu và nghiên cứu của bà Hương, nếu như trước đây hệ thống giáo dục Châu Âu là một hệ thống với cách thức giảng dạy, độ dài, bằng cấp… hoàn toàn khác biệt thì nay sau một thời gian ngồi bàn bạc, họ đã thống nhất tiêu chuẩn hoá - tạm gọi là Thoả thuận Bô lô Nhơ ( Bologna Process) cho toàn bộ nền giáo dục của các nước Châu Âu kể cả Anh, Đức, Pháp… kể từ năm 2012, các trường của châu Âu đã hoàn toàn liên thông bằng cấp ở các cấp độ học khác nhau và thống nhất các tên gọi bằng cấp để học sinh có thể học tập liên thông trong toàn khối EU.
Tại Brazil - nước chủ yếu nói tiếng Bồ đào Nha, họ đã đưa ra chương trình “ Khoa học không biên giới” nhằm khuyến khích 100.000 SV nước họ học tập một năm tại một trường quốc tế ở nước ngoài trong quá trình học ĐH và mở ra cơ hội tương tự cho các SV quốc tế tới Brazil để nghiên cứu các chương trình khoa học tại các trường ĐH và học viện tại Brazil trong hơn 20 lĩnh vực ưu tiên.
Điều này sẽ khiến cho các trường ĐH phải năng động hơn để đón nhận các SV quốc tế cùng học, cùng nghiên cứu bằng tiếng Anh và SV của họ cũng phải cố gắng nâng cao ngoại ngữ để học tập được ở môi trường quốc tế. Thực là lợi cả đôi đường.
Tây Ban Nha và Nhật bản là hai nước hiện tại đã có một chương trình khổng lồ nhằm khuyến khích SV của họ đi sang các nước nói tiếng Anh trong dịp hè để nâng cao tiếng Anh nhằm tham gia được các chương trình giao lưu một năm của các trường ĐH lớn trên thế giới.
Bà Bà Đào Liên Hương nhận định, trong cuộc chơi hội nhập giáo dục này, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ may tham gia vào việc hoạch định chính sách giáo dục quốc tế cũng như không kịp chuẩn bị cho nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu.
Theo đó, điều đầu tiên phải xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Mục đích là hàng năm đánh giá, xếp hạng các trường ĐH, CĐ tại Việt nam. Chính thức hoá các tiêu chí lựa chọn và xếp hạng – có thể nghiên cứu cách đánh giá của TUV, của DIN, của EU, của tổ chức QS, của một số tờ báo lớn… hoặc của Bộ Giáo dục một số nước, trong đó có thể học ngay Malaysia đang làm rất tốt điều này.
Tiếp theo nâng cao trình độ tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác cho giáo viên và SV Việt Nam. Bà Hương đề nghị mời các tổ chức hàng đầu về giảng dạy tiếng Anh cho SV quốc tế vào mở các trung ngoại ngữ tại các trường ĐH hàng đầu tại VN nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho giáo viên và học sinh Việt nam tại các trường này. Họ lo toàn bộ phần giáo trình giảng dạy, giáo viên. Phía các trường thì lo địa điểm và HS. Đây sẽ là nơi đào tạo nguồn cho các SV có thể tham gia các khoá giao lưu một năm tại nước ngoài.
Theo ý tưởng bà Hương, Việt Nam có thể mời thầu từ các tổ chức trên hoặc làm việc với EIKEN để có một bài test với giá khoảng 25$ - 30$ cũng gần ngang với chi phí cần có để làm ra bài test đó.
Hội Đồng cải cách giáo dục quốc gia nên bổ sung vào Hội đồng cố vấn giáo dục gồm các chuyên gia giáo dục quốc tế hàng đầu thế giới ở các nước phát triển, nhằm giúp Việt Nam tiến nhanh hơn vào quá trình hội nhập giáo dục quốc tế.
Điều cuối cùng, theo bà Hương việc thực hiện liên kết, liên doanh đào tạo nên khuyến khích các trường mở rộng các chương trình liên doanh, liên kết đào tạo, để HS có thể học ngay tại trong nước lấy bằng nước ngoài, hạn chế việc chảy ngoại tệ ra nước ngoài để học tập.