Giáo viên không có ngày nghỉ phép trong năm, 2 tháng hè chính là thời gian thầy cô được nghỉ phép.
Vậy mà không ít trường học hiện nay, sử dụng thời gian này để bắt giáo viên phải đến trường ôn tập cho học sinh yếu kiểm tra lại.
Nhà trường áp chỉ tiêu chất lượng giáo dục chỉ khiến giáo dục thêm bệnh thành tích và gian dối. (Ảnh: vtv.vn). |
Kiểm tra lần 1 không đạt, giáo viên tiếp tục ôn tập, dạy phụ đạo để học sinh kiểm tra lần 2 rồi lần 3…
Phần do mệt mỏi vì biết rằng, học cả năm còn chưa ăn ai, ôn ít ngày trong hè làm sao học sinh có thể tiến bộ thực chất?
Thế là cách mà không ít thầy cô áp dụng là tạo điều kiện hết mức có thể để các em làm bài đạt yêu cầu.
Có như thế, thầy cô giáo mới được yên ổn nghỉ hè.
Một giáo viên tiểu học ấm ức nói rằng, hiệu trưởng trường bạn luôn nói “Thầy cô phải đánh giá học sinh thật trung thực. Em nào thật sự yếu, kém cứ mạnh dạn cho các em ở lại lớp.
Giáo viên Công nghệ hào phóng cho học sinh các lớp toàn điểm 10 |
Đây là cách tốt nhất giúp các em tiến bộ”.
Thế nhưng, cách mà hiệu trưởng làm lại hoàn toàn khác với những gì họ nói.
Cô giáo cho biết “Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên phải xuống trường hoặc về nhà học sinh để dạy phụ đạo cho những em bị đánh giá chưa đạt.
Sau thời gian kèm cặp, nhà trường sẽ tổ chức cho các em kiểm tra lại vài lần đến khi nào đạt chất lượng yêu cầu mới thôi”.
Thế là, những ngày hè, ngỡ được nghỉ như quy định một số giáo viên phải xuống trường dạy kèm công không.
Không riêng bậc tiểu học, giáo viên trường trung học cơ sở cũng cho biết, ngay sau khi có kết quả kiểm tra học kỳ 2, nhà trường đã lên kế hoạch dạy phụ đạo cho những học sinh yếu kém vào đầu tháng 6.
Hè, các đồng nghiệp được nghỉ ngơi thì mình vẫn phải xuống trường đi dạy như thường.
Nếu dạy mà học trò chịu học, dạy mà các em tiến bộ thật sự cũng chẳng tiếc công.
Học sinh không biết đọc, xin đừng đổ hết tội lên giáo viên chúng tôi |
Nhưng những học sinh yếu kém thì bản thân các em đã không muốn học nên công sức của giáo viên bỏ ra nhiều khi rất uổng phí.
Nói rồi nhiều thầy cô kể, có hôm thầy cô đến trường ngồi đợi cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn không thấy trò đến học.
Nóng ruột, giáo viên tìm đến nhà được biết học sinh đã đi chơi.
Có cô giáo nói rằng mình phải đích thân vào nhà chở trò đến trường vào mỗi buổi sáng để ngồi kèm.
Hôm nào, cô không đến chở thì học trò nghỉ học luôn hôm ấy.
Giáo viên biết rằng, dù có dạy hết 2 tháng hè những học sinh này cũng khó tiến bộ được.
Với các em, chỉ có ở lại lớp may ra còn có hy vọng học tốt hơn. Thế nhưng với trường đạt chuẩn quốc gia thì việc cho học sinh ở lại lớp là vô cùng khó.
Thầy cô giáo nào cũng hiểu rằng, hiệu trưởng quy định phụ đạo cho học sinh yếu kém trong hè, quy định kiểm tra vài ba lần như thế là cách để khống chế giáo viên không được đánh giá kết quả học tập của các em chưa đạt.
Đây là cách lãnh đạo nhà trường phủi trách nhiệm khi chẳng may chuyện học sinh ngồi nhầm lớp bị phanh phui và mọi trách nhiệm đều đổ ập xuống đầu thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy.
Dù biết vậy, giáo viên cũng chẳng còn cách nào khác phải đánh giá 100% học sinh đạt từ yêu cầu trở lên để không bị nhà trường bắt buộc hè nhưng vẫn phải xuống trường dạy phụ đạo.