Hoàn thành bậc trung học cơ sở có được học thẳng lên Cao đẳng không?

09/05/2019 07:25
AN NGUYÊN
(GDVN) - Người đã học xong trình độ cao đẳng nhưng không có bằng cấp 3 vẫn được học liên thông thẳng lên trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (viết tắt là Thường trực Ủy ban) vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Trong đó, có đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm, được gửi đến các Đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Có ý kiến đề nghị học sinh học hết trung học cơ sở được học lên thẳng trình độ Cao đẳng;

Đề nghị người học đã học xong trình độ Cao đẳng nhưng không có bằng trung học phổ thông trung học phổ thông được học liên thông thẳng lên trình độ Đại học.

Người đã học xong trình độ cao đẳng nhưng không có bằng cấp ba, được học liên thông thẳng lên trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu.(Trong ảnh: Học sinh ở Đà Nẵng xem số báo danh, chuẩn bị kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018).
Người đã học xong trình độ cao đẳng nhưng không có bằng cấp ba, được học liên thông thẳng lên trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu.(Trong ảnh: Học sinh ở Đà Nẵng xem số báo danh, chuẩn bị kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018).

Về vấn đề học sinh học hết trung học cơ sở được học lên thẳng trình độ cao đẳng, Thường trực Ủy ban cho rằng đây là chương trình đào tạo tích hợp (nội dung gồm cả văn hóa và kỹ năng nghề) hướng đến tạo thuận lợi và đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học nhằm khuyến khích người học phân luồng sang học nghề, góp phần tăng tỷ lệ học nghề, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Để tạo thuận lợi cho người học được học liên thông và giải quyết vấn đề phân luồng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra, dự thảo Luật quy định mang tính nguyên tắc:

Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông được tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân.

Thầy cô học đại học nhưng phải nhận lương trung cấp là không công bằng

Và nhu cầu xã hội (các điều 9, 29) trên cơ sở đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng và chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong khung trình độ quốc gia Việt Nam (điều 10).

Mặt khác, để đảm bảo khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông khi học sinh trung học cơ sở theo học trình độ cao đẳng, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 29:

Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về vấn đề liên thông thẳng lên trình độ đại học đối với người đã học xong trình độ cao đẳng nhưng không có bằng trung học phổ thông, Thường trực Ủy ban cho rằng, hiện nay việc tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo cơ chế tự chủ;

Và Luật giáo dục Đại học cũng đã quy định nguồn tuyển sinh trình độ đại học đa dạng, bao gồm học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp.

Do vậy, Thường trực Ủy ban đề nghị dự thảo Luật này không quy định cụ thể vấn đề trên mà chỉ nêu nguyên tắc, cơ chế, tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện liên thông.

Theo đó, người đã học xong trình độ cao đẳng được học liên thông thẳng lên trình độ đại học theo nguyên tắc: Liên thông lên cùng nhóm ngành nghề (trong danh mục ngành, nghề đào tạo cấp III – Quy định của Thủ tướng Chính phủ);

Hoặc khi chuyển sang nhóm ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng với các bậc trình độ đào tạo trong khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong khung trình độ quốc gia Việt Nam (các điều 10, 29).

Có ý kiến đề nghị cần làm rõ giá trị pháp lý của giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Có nên bỏ kỳ thi trung học phổ thông quốc gia?

Thường trực Ủy ban cho rằng: Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông không nằm trong văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tuy nhiên, đối với người học đã học xong chương trình giáo dục phổ thông  nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi không đạt, giấy chứng nhận này có giá trị xác nhận chuẩn đầu vào để người học đủ điều kiện vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp theo khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Quy định này nhằm góp phần thúc đẩy phân luồng, liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, dự thảo Luật quy định “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông” (điều 35).

AN NGUYÊN