Ba chiến lược để phát triển giáo dục mở tại Nam Phi

06/04/2018 07:20
Thùy Linh
(GDVN) - Các chính phủ, các hội đồng trường phổ thông, cao đẳng và đại học cần dành ưu tiên cao cho nền giáo dục mở.

Chúng ta đang trên đỉnh của cuộc cách mạng toàn cầu về giảng dạy và học tập. Các nhà giáo dục trên toàn thế giới đang phát triển một lượng lớn tài nguyên giáo dục trên Internet, mở và miễn phí cho tất cả mọi người sử dụng. 

Phong trào giáo dục mở mới này kết hợp truyền thống đã được thiết lập để chia sẻ những ý tưởng tốt với các nhà giáo dục đồng nghiệp và văn hóa tương tác, cộng tác của Internet. 

Tuy nhiên, giáo dục mở không chỉ giới hạn bằng tài nguyên giáo dục mở. Nó cũng còn dựa trên các công nghệ mở nhằm tạo điều kiện học tập hợp tác, linh hoạt và chia sẻ công việc giảng dạy mở ra cho các nhà giáo dục được hưởng lợi từ những ý tưởng tốt nhất của đồng nghiệp. 

Nó cũng có thể phát triển bao gồm các phương pháp mới để đánh giá, công nhận và học tập hợp tác. Hiểu và nắm bắt những đổi mới như thế này là rất quan trọng cho một tầm nhìn dài hạn của phong trào này.

Giáo dục mở không chỉ giới hạn bằng tài nguyên giáo dục mở (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Giáo dục mở không chỉ giới hạn bằng tài nguyên giáo dục mở (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều rào cản để thực hiện phong trào này nhưng theo tài liệu “Tuyên bố về giáo dục mở tại Cape Town, Nam Phi (2007)” do Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh - Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo sưu tầm và dịch thuật cho thấy:

Nếu thực hiện theo ba chiến lược dưới đây sẽ giúp tăng phạm vi tiếp cận và tác động của các tài nguyên giáo dục mở. 

Thứ nhất, đối với các nhà giáo dục và người học: Cần tham gia tích cực vào phong trào giáo dục mở như: tạo ra, sử dụng, thích nghi và cải thiện các tài nguyên giáo dục mở. 

Bao gồm các thực tiễn giáo dục được xây dựng xung quanh sự cộng tác, khám phá và sáng tạo kiến thức; và mời các đồng nghiệp và chuyên gia đồng đẳng tham gia. 

Ba chiến lược để phát triển giáo dục mở tại Nam Phi  ảnh 2“Giáo dục mở” - Từ chủ trương đến thực hiện

Việc tạo ra và sử dụng các tài nguyên mở cần được coi là một phần của giáo dục và phải được hỗ trợ và khen thưởng phù hợp.

Thứ hai, các nhà giáo dục, tác giả, nhà xuất bản và các tổ chức cần công khai giải phóng tài nguyên giáo dục của mình để tạo thuận lợi cho việc sử dụng, sửa đổi, dịch thuật, cải tiến và chia sẻ bởi bất cứ ai. 

Tài nguyên cần được xuất bản dưới các định dạng tạo thuận lợi cho cả việc sử dụng và chỉnh sửa, và có thể chứa được nhiều nền tảng kỹ thuật.

Bất cứ khi nào có thể, họ cũng nên có sẵn trong các định dạng mà người khuyết tật và những người chưa có quyền truy cập vào Internet đều có thể tiếp cận được.

Thứ ba, các chính phủ, các hội đồng trường phổ thông, cao đẳng và đại học cần dành ưu tiên cao cho nền giáo dục mở.

Ví như, các quy trình kiểm định và chấp nhận phải ưu tiên cho các tài nguyên giáo dục mở.

Nhờ những chiến lược này sẽ tạo ra sự đầu tư khôn ngoan trong việc dạy và học trong thế kỷ 21 làm cho có thể chuyển hướng các nguồn quỹ từ chi cho sách giáo khoa đắt tiền sang học tập tốt hơn. 

Đồng thời, những tài nguyên ấy sẽ giúp giáo viên xuất sắc trong công việc của họ và tạo ra những cơ hội mới, tác động toàn cầu để thúc đẩy đổi mới trong giảng dạy và kiểm soát nhiều hơn việc học tập cho bản thân người học. 

Dự kiến tháng 5/2018, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế".

Hội thảo sẽ là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm về giáo dục mở, một trong những vấn đề quan trọng của giáo dục nước nhà, chuẩn bị cho hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế.

Nhằm mục tiêu kêu gọi và tạo điều kiện cho các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, các học giả thống nhất quan điểm về Hệ thống giáo dục mở cũng như các mô hình, công nghệ, hay các chuẩn mực về giáo dục trên thế giới hiện nay và xu hướng trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

Đồng thời, hội thảo cũng nhằm tạo dựng mạng lưới nghiên cứu giữa các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, các học giả cùng trao đổi, hợp tác nghiên cứu các vấn đề của hệ thống giáo dục mở để thích ứng với thời đại toàn cầu hóa hiện nay, góp phần đưa Nghị quyết 29 sớm đi vào cuộc sống.

Thùy Linh