Đúng-Sai trong số hóa dữ liệu giáo dục đại học: Vấn đề đạo đức hay kinh doanh

24/04/2020 06:15
Nguyễn Thị Lan Hương
0:00 / 0:00
0:00
(GDVN) - Làm sao để hài hòa lợi ích chung của nhân loại với lợi ích của đầu tư tư nhân vào công nghệ, mà không biến con người trở thành “nạn nhân”...

Trong thời đại internet vạn vật và toàn cầu hóa, câu hỏi và những đề xuất cho giáo dục đại học, đặc biệt là học online dưới nhiều hình thức để khai thác các nguồn dữ liệu mở (OER) và/hoặc những dữ liệu/tài liệu học tập được số hóa (digitalizing educational materials), đặt ra nhiều thách thức cho những ai quan tâm đến câu hỏi cơ bản cho mọi đại học, mọi quốc gia: chúng ta muốn có tương lai nào cho những thế hệ tiếp theo? [1]

Hơn 30 năm thế giới tiếp cận với internet, và lịch sử của internet, máy tính, mạng xã hội kéo dài từ những năm 1960 đến nay [2] được đánh dấu như một cuộc “cách mạng” thay đổi thế giới, bởi chưa khi nào con người có thể tiếp cận với tri thức toàn cầu, bao gồm cả lịch sử hơn 6000 năm của con người.  

Điều có giá trị nhất với nhân loại trong thế giới internet: đó là kết nối giữa con người với con người; giữa các tầng lớp với tri thức được cung cấp miễn phí trên internet, mở ra nhiều cơ hội chưa từng có cho con người phát triển mọi tiềm năng có thể [3].  

Tuy nhiên, dẫu internet được ứng dụng toàn cầu, thách thức lớn đặt ra cho thế giới được cuốn “Cuộc chiến đấu vì tương lai nhân loại trước những quyền lực mới” (S. Zuboff, Harvard) [4] nêu ra.

Đó là câu hỏi về quyền lực của các tập đoàn công nghệ, của những chính phủ lạm dụng lợi ích công, để “kinh doanh” thông tin và dữ liệu cá nhân hàng ngày, sẽ dẫn tương lai chúng ta đi đâu?

Các thông tin và dữ liệu cá nhân sẽ được đem ra để kinh doanh? (Ảnh minh hoạ/Tapchitaichinh.vn)
Các thông tin và dữ liệu cá nhân sẽ được đem ra để kinh doanh? (Ảnh minh hoạ/Tapchitaichinh.vn)

Với trào lưu phát triển các chương trình MOOCs [5]; chương trình online được ca ngợi là cá nhân hóa; những chương trình giáo dục mở dành cho đại trà của các đại học tư và/hoặc kết hợp giữa đại học có uy tín với những hãng công nghệ bán chương trình/phần mềm giáo dục [5], cùng với những dữ liệu cá nhân của hàng tỷ người trên thế giới, nhiều người tin và ca ngợi những cơ hội thay đổi thế giới giáo dục đại học bằng giáo dục online [6]. 

Sức mạnh của những chương trình giáo dục trên internet có vẻ như được thu hút nhiều người tham dự ban đầu bởi tính hữu dụng khi người người được “gắn” với máy tính và điện thoại thông minh [7]; cùng với vô số những mạng xã hội, mạng kết nối của những tập đoàn tư nhân cùng với các dự án chính phủ điện tử để nhằm khai thác dữ liệu cá nhân của cộng đồng hàng tỷ người theo những cách thức mà chúng ta, những người được gọi là “nhân dân” không hề hiểu và có lẽ cũng khó có thể hiểu đúng những gì đằng sau những mạng internet, mạng xã hội, mạng giáo dục online [4], đi từ miễn phí sang tính phí, dẫu cho chính hàng tỷ người trên thế giới đã và đang là “dữ liệu lớn được số hóa” bởi các hãng công nghệ [7] và có lẽ được “bảo đảm” bởi các chính sách hay luật hóa của các chính phủ [8]. 

Trong giáo dục đại học, ví dụ điển hình tại Mỹ, nơi khai thác công nghệ và dữ liệu để phát triển thị trường giáo dục online cho các đại học với thị trường toàn cầu, điều được chính cựu Chủ tịch Harvard, Derek Bok viết rõ về những tham vọng thay đổi đại học bằng giáo dục online có lẽ không phải là giải pháp đúng [9], bởi giáo dục online có lẽ chưa đảm bảo được chất lượng và tạo ra những khoảng cách lớn hơn giữa những thế hệ tương lai, những người được tiếp cận chương trình giáo dục chất lượng Harvard và những bạn bè cùng thế hệ nhưng được học qua internet, qua online và chỉ là “nước sáo” (“Trăm voi không được bát nước sáo”) [10]. 

Hai thách thức cơ bản với giáo dục đại học Mỹ: số lượng sinh viên tốt nghiệp và chất lượng đào tạo đại học, đều chưa giải quyết được bằng công nghệ giáo dục và internet [9].  

Để minh chứng thêm cho rõ về công nghệ giáo dục đã và đang “góp phần” vào bất bình đẳng xã hội, Giáo sư R. Gordon, trong cuốn "Thăng Trầm Tăng Trưởng Kinh tế Mỹ, Mức sống Mỹ kể từ thời Nội Chiến" (2017) nêu rõ việc công nghệ dựa trên internet và giáo dục chất lượng kém qua mấy thập kỷ qua đã kéo dài khủng hoảng chính trị - kinh tế - nguồn nhân lực cho tương lai nước Mỹ [11].  

Những khủng hoảng tài chính cứ 10 năm một, từ 1997 – 2007 và cho đến nay, kể cả châu Âu và châu Á cũng đều chịu cảnh tương tự như Mỹ! [12]

Hình ảnh con nhà nghèo, tìm kiếm cơ hội qua học tập để thay đổi cuộc sống, giờ hình như là một thách thức cho thế giới; bởi chưa khi nào, chỉ có 8 người chủ tập đoàn công nghệ đã có hơn ½ tài sản của cả thế giới! [13]  

Cú sốc tương lai (*) và nền giáo dục
Cú sốc tương lai (*) và nền giáo dục

Chưa khi nào, lợi ích và quyền lực của những hãng công nghệ lớn hơn cả quyền lực quốc gia, do bởi họ nắm giữ hàng tỷ con người kết nối, mà đương nhiên, vì lợi ích của tư nhân, họ không thể hy sinh để vì lợi ích của số đông; mà ngược lại, “con người là tài sản dữ liệu quý giá của các tập đoàn”! [14]

Điều quan ngại lớn nhất đã được Zuboff nêu ra trong cuốn sách viết về Cuộc chiến đấu vì Tương Lai Nhân Loại [4] trước những quyền lực mới, đó là internet và công nghệ giáo dục đã và đang tạo ra một thế giới “tù”, ràng buộc, định hướng hành xử và tư duy của con người khi kết nối internet và thông qua nền kinh tế “chắc chắn” (certainty economy) bởi những hoạt động giám sát tự động hàng chục năm qua của các hãng công nghệ thực hiện thông qua các phần mềm trên điện thoại và máy tính, các thiết bị gắn với chương trình “thông minh”, mà hàng tỷ người sử dụng trên thế giới không hề ý thức và/hoặc cũng không biết phản đối như thế nào.  

Hơn thế, điều đã được hỏi nhưng chưa thấy ai trả lời từ chủ tịch diễn đàn WEF, rằng, ai đang sở hữu dữ liệu cá nhân con người? Rằng, chúng ta (con người) có bị lạm dụng để là công cụ của công nghệ? [15].

Nếu thế giới của tương lai là thế giới chia sẻ hòa bình và thịnh vượng chung của mọi dân tộc và cá nhân, ai sẽ trả lời những câu hỏi trên, tập đoàn công nghệ, chính phủ hay tổ chức toàn cầu?

Cuộc chiến vì tương lai nhân loại trước những quyền lực mới của internet và một số hãng công nghệ nắm giữ dữ liệu của hàng tỷ con người khắp tất cả các quốc gia, làm sao để hài hòa lợi ích chung của nhân loại với lợi ích của đầu tư tư nhân vào công nghệ, mà không biến con người trở thành “nạn nhân” của những gì được gọi là tiến bộ nhờ internet [4]? 

Xin nhắc tới lịch sử hỗ trợ giáo dục của Gates Foundation với học sinh sinh viên Mỹ hơn 20 năm qua [16] như một ví dụ.  

Bất chấp những nỗ lực đầu tư công nghệ và hàng tỷ đô la vào “thay đổi” giáo dục Mỹ, Gates Foundation chưa tìm được con đường để giúp cho học sinh sinh viên Mỹ thành tựu; những giáo viên Mỹ chưa nhìn thấy những ứng dụng công nghệ trong giáo dục là vì họ, vì lợi ích của giáo dục con người thành tựu, và vì một nước Mỹ tốt đẹp hơn cho tất cả.  

Vậy, Gates và Gates Foundation sẽ phải làm gì để trả lời những thách thức trong giáo dục cho người Mỹ? 

Liệu đó là câu hỏi về khía cạnh kinh doanh hay đạo đức? [17]

Tài liệu tham khảo:

[1] Jenna An - Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING , bài viết về Faust, cựu Chủ Tịch Harvard và sứ mệnh “Sự thật” của giáo dục cho một tương lai những con người “Bạn muốn sống trong cộng đồng nào?”, https://news.harvard.edu/gazette/story/2015/05/seal-of-approval/; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/harvard-yeu-la-khong-bao-gio-hoi-tiec.html; Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING, Cú sốc tương lai và nền giáo dục, https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/cu-soc-tuong-lai--va-nen-giao-duc-post208712.gd; G. D. Faust, ex President of Harvard, https://www.harvard.edu/president/speech/2017/freshman-convocation-address-to-class-2021

[2] A. Keen, The Internet is NOT the answer; 

[3] S. Zuboff, A Fight for Human Future at the frontier of new powerNguyễn Thị Lan Hương, Thế giới Tươi Đẹp bởi những chương trình giáo dục online miễn phí, http://newasiagloballearning.com/gioi-thieu/the-gioi-tuoi-dep.html; T. Friedman, Thế giới Phẳng, https://en.wikipedia.org/wiki/The_World_Is_Flat;

[4] S. Zuboff, A Fight for Human Future at the frontier of new power 

[5] Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING, Future of Internationalization of Higher Education: Quo Vadis, http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/future-of-internationalization-of-higher-education-he-quo-vadis.html;

[6] W. Bowen, Higher Education in the Digital Age;

[7] Leading Concerns about the Future of Digital Life, Pew Research Center; https://www.pewresearch.org/internet/2019/10/28/5-leading-concerns-about-the-future-of-digital-life/; 

[8] R. Thaler, Misbehaving

[9] D. Bok, The struggles to reform our colleges; T. Fain, Takedown of Online Learning, https://www.insidehighered.com/digital-learning/article/2019/01/16/online-learning-fails-deliver-finds-report-aimed-discouraging; 

[10] A. Keen, The internet is NOT the answer;  Inequality in America online learning: R. Gordon, The Rise and fall of American growth, The US standard of living since Civil War;  T. Fain, Takedown of Online Learning, https://www.insidehighered.com/digital-learning/article/2019/01/16/online-learning-fails-deliver-finds-report-aimed-discouraging; N. Kemp, The distance learning dilemma; R. Garret, Whatever happened to the promise of online learning? https://ejournals.bc.edu/index.php/ihe/article/view/10935/9323; 

[11] R. Gordon, The Rise and fall of American growth, The US standard of living since Civil War;

[12] A. Tooze, Crashed, How A Decade of Financial Crisis Changed the World?; R. Sharma, The rise and fall of nations: Forces of Change in the Post-Crisis World; M. Gray & S. Suri, Ghost Work, How to Stop Silicon Valley from building a new global underclass?

[13] Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/tu-davos-den-apec-2017-viet-nam-cong-nghe-va-bat-binh-dang-xa-hoi.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/cong-nghe-va-bat-binh-dang-xa-hoi.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/ong-chu-google-tung-khong-tin-co-tri-tue-nhan-tao-nhung.html;

[14] Stephens-Davidowitz, Everybody Lies: Big DataNew Data, and What the Internet Can Tell Us About Who We Really Are; Siegel, Eric, Davenport, Thomas H., Predictive Analytics: The Power to Predict Who Will Click, Buy, Lie, or Die; 

[15] Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING, 4 Nguyên Lý Lãnh đạo Cách mạng Công nghệ 4.0, (bản dịch bài phát biểu của Chủ Tịch WEF), http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/bon-nguyen-ly-lanh-dao-cho-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html

[16] EdWeek, An Expensive Experiment, Teacher-Effectiveness Program

https://www.edweek.org/ew/articles/2018/06/21/an-expensive-experiment-gates-teacher-effectiveness-program-show.html; Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING , Nước Mỹ sau 30 năm phổ cập đại học và những thách thức xã hội, http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/nuoc-my-sau-30-nam-pho-cap-dai-hoc-va-nhung-thach-thuc-xa-hoi.html; R. Gordon, The Rise and fall of American growth, The US standard of living since Civil War;

[17] Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING, Quyền Con Người trong thế giới internet và nền kinh tế chia xẻ http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; Thư gửi những ai đang làm về công nghệ thông tin, http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/thu-gui-nhung-ai-dang-lam-ve-cntt.html; Thư ngỏ gửi FBI và Quốc Hội Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/fbi-education-technologies-data-collection-and-unsecured-systems-could-pose-risks-to-students.html.

Nguyễn Thị Lan Hương