Học suốt đời và vấn đề đặt ra cho đổi mới đại học, cao đẳng

27/09/2017 07:14
Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh
(GDVN) - Việc thay đổi là rất khó khăn và các trường đại học cần phải học cách tư duy mới, vận hành nhà trường và triển khai những hành động mới...

LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, Phó trưởng ban nghiên cứu và phân tích chính sách, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Trong bài viết này, Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh đề cập đến nhu cầu học tập suốt đời của con người, đặc biệt trong bối cảnh tuổi thọ trung bình trên thế giới ngày càng cao hơn.

Điều này đặt ra những đòi hỏi mới trong vấn đề đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Mọi người đang sống lâu hơn với tuổi thọ kéo dài hơn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi thọ bình quân chung của những người sinh ra vào năm 2015 là 71,4 năm so với mức tăng từ nhóm thuần sinh năm 2000 với tuổi thọ 66,4.

Các bạn có thể tưởng tượng, tuổi thọ trung bình của các quốc gia, từ 89,5 năm ở Monaco đến 50,2 ở Chad, và các nước khác đều nằm ở khoảng giữa.

Ví dụ: Nhật Bản có tuổi thọ trung bình là 85; Iceland là 83; Pháp là 81,8; Anh là 80,7; Hoa Kỳ là 79,8; Mexico là 75,9; Saudi Arabia là 75,3 và Ấn Độ là 68,5.

Đây là tất cả kỳ vọng tuổi thọ trung bình, vì vậy có khoảng 50% số người đang mong được sống lâu hơn mức trung bình, một số khác còn mong sống lâu hơn nữa.

Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với các cá nhân, các nhà tuyển dụng, các xã hội và cả đối với đổi mới các trường cao đẳng và đại học.

Nhu cầu học suốt đời đặt ra các vấn đề cho đổi mới đại học, cao đẳng. (Ảnh: oranainc.org)
Nhu cầu học suốt đời đặt ra các vấn đề cho đổi mới đại học, cao đẳng. (Ảnh: oranainc.org)

Nhu cầu học tập suốt đời  

Ở tuổi 87, cụ Michelangelo nói “Tôi còn đang học” để khẳng định vẫn có nhu cầu tiếp tục học, phát triển nghề của mình và duy trì hiệu quả cho đến cuối đời.

Khi tuổi thọ toàn cầu tăng lên, tất cả chúng ta nên tiếp tục học hỏi, duy trì năng suất và phát triển nghề của mình - điều này đòi hỏi cần đổi mới hoạt động của các đại học và cao đẳng.

Hai mươi năm về trước, giáo dục đại học chỉ nghĩ đến thế hệ "sinh viên tiêu biểu" là lớp người từ 18 đến 25 tuổi.

Giờ đây, các trường cao đẳng và đại học đã mở rộng chương trình giáo dục hướng tới các chuyên gia đang đi làm và những người mong muốn được đào tạo lại công cụ làm việc để tìm kiếm công việc hoặc nghề nghiệp mới và quãng tuổi đời sinh viên đã tăng lên nhanh chóng.

Nhưng liệu chúng ta có mở đủ rộng quan điểm của mình về vấn đề này hay không?

Tiến sĩ Maria Toress, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ecuado, chuyên gia cao cấp UNESCO tuyên bố:

Cuộc sống đang kéo dài hơn, giáo dục chính quy cũng trở nên dài hơn. Không thể đảm bảo Giáo dục suốt đời cho mọi người mà chỉ có thể đẩy mạnh việc Học suốt đời cho mọi người”. (*)

Nhiều người vẫn còn hoạt động tốt ở sau tuổi 60

Ngày càng có nhiều người muốn và có thể sống tốt hơn sau tuổi 60.

Ngoài cụ Michelangelo nói trên ra, đã có những người thành công và nổi tiếng khác bắt đầu kinh doanh sự nghiệp mới của mình tốt hơn những năm tháng tuổi 20-30, và/hoặc tiếp tục làm việc muộn trong cuộc đời của họ.

Học suốt đời và vấn đề đặt ra cho đổi mới đại học, cao đẳng ảnh 2

“Điều tôi biết là tôi không biết gì” 

Một số ví dụ như Julia Child, người đã viết cuốn sách nấu ăn đầu tiên của mình ở tuổi 50 và trở thành một trong những đầu bếp nổi tiếng thế giới ngay sau đó;

Tim và Nina Zagat, người bắt đầu xuất bản các bài đánh giá nhà hàng ở tuổi 51 và đã phát triển công ty Zagat thành cơ quan ẩm thực đáng kinh ngạc;

Robin Chase, người bắt đầu ZipCar ở tuổi 42; Anna Maria Robertson Moses, người bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh sơn dầu ở tuổi 78;

Và Ray Kroc, người đã mua lại McDonald's ở tuổi 52 và trở thành hãng nhượng quyền thương mại thức ăn nhanh lớn nhất thế giới.

Nhiều người muốn làm việc tốt hơn những gì mà chúng ta đang xem xét ở tuổi nghỉ hưu và số lượng đó ngày càng tăng lên.

Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Wall Street: "Nhóm tuổi 55 trở lên là nhóm tuổi duy nhất có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động gia tăng, ngay cả khi có sự phân biệt đối xử về tuổi tác, vẫn là vấn đề đặt ra cho nhiều người lớn tuổi phải đi tìm kiếm việc làm.

Người lao động ở độ tuổi 50 trở lên hiện đang chiếm 33,4% lực lượng lao động Mỹ, tăng từ 25% vào năm 2002.

Có hơn 60% công nhân ở độ tuổi 65 trở lên hiện đang giữ vị trí làm việc toàn thời gian, tăng từ 44% vào năm 1995".  

Bài báo khẳng định tiếp rằng các nền kinh tế thay đổi từ sản xuất sang dịch vụ, đã tạo ra nhiều vị trí làm việc, trong đó các kỹ năng nhận thức còn quan trọng hơn năng lực thể chất.

Học suốt đời và vấn đề đặt ra cho đổi mới đại học, cao đẳng ảnh 3

“Cái bắt buộc tất yếu sinh ra đổi mới”

Điều này có nghĩa là có nhiều cơ hội cho người lao động lớn tuổi hơn...

Có thể có các yếu tố logic thần kinh được đào sâu thêm trong lúc chơi và giải trí.

Hoặc các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng kiến thức và một số loại trí tuệ thông minh tiếp tục phát triển theo những cách để bù đắp sự suy giảm tuổi tác do não bộ có thể xử lý thông tin và lý trí mới một cách trừu tượng.

Kiến thức chuyên môn được đào sâu hơn, có thể nâng cao năng suất làm việc và khả năng sáng tạo.

Một số người còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng: “Sự khôn ngoan được xác định một phần là nhờ khả năng giải quyết xung đột bằng cách nhìn thấy vấn đề từ góc độ đa chiều - đang phát triển nở rộ".

Tuy nhiên, khi các ngành công nghiệp thay đổi, thế giới việc làm tiến triển, và mọi người mong muốn có được nhiều nghề (không chỉ là việc làm cụ thể) trong suốt cuộc đời mình, do đó các cá nhân cần phải liên tục cập nhật kỹ năng của họ.

Đây là cơ hội cho các trường cao đẳng, đại học hỗ trợ lực lượng lao động lớn tuổi/lão thành và các tổ chức sử dụng họ cần phải mở rộng chương trình đào tạo bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của số dân trưởng thành này.

Các cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức khác đã và đang dần thâm nhập vào không gian học tập suốt đời, bao gồm:

Các đơn vị giáo dục thường xuyên: Từ hơn 100 năm nay, đã có mặt ở một số cơ sở đào tạo và còn là rất mới đối với nhiều cơ sở khác - những đơn vị này thường là các công cụ đổi mới (đồng thời là cỗ máy tạo doanh thu mới) cho các trường cao đẳng và đại học;

Một số đơn vị đã bắt đầu cung ứng nhiều chương trình đào tạo bồi dưỡng hướng tới nhóm người ở tuổi lớn hơn.

Coursera: Có một số nội dung tuyệt vời lấy từ nhiều cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu - mọi thứ từ việc phân tích dữ liệu, khoa học máy tính và các chủ đề kinh doanh đều thông qua một loạt các khóa học nghệ thuật tự do (giáo dục đại cương).

Học viện Khan: Là một tổ chức bắt đầu như một trang hướng dẫn cho học sinh phổ thông trung học hệ 12 năm đã tự hào tuyên bố rằng đó là "nguồn thông tin học tập đưọc cá nhân hóa cho mọi lứa tuổi" và cung cấp nhiều loại khóa học hoặc chủ đề khác nhau.

Học suốt đời và vấn đề đặt ra cho đổi mới đại học, cao đẳng ảnh 4

Giáo dục đại học và kinh nghiệm phân tầng ở Việt Nam

Quỹ Bernard Osher và các Học viện Osher: Osher cung cấp tài chính và hướng dẫn cho chương trình "hướng tới những sinh viên trưởng thành hơn, không nhất thiết phải được phục vụ tốt bởi chương trình giáo dục thường xuyên chuẩn hóa".

Hội Plato: Một tổ chức ở California khuyến khích "những bộ óc tò mò khát khao học hỏi lẫn nhau".

Con đường học giả: Cung cấp chuyến du lịch giáo dục cho người lớn tuổi và các đối tác của một loạt học viện Học suốt đời, trong số đó có nhiều học viện liên kết với các trường cao đẳng và đại học.

Không thể tổ chức hoạt động kinh doanh như thường lệ

Đây là một khởi đầu tốt - và chúng ta cần phải làm nhiều hơn thế nữa. Như Lynda Gratton đã nhận xét trong một bài báo đăng trên tạp chí Quản lý của Trường MIT Sloan gần đây:

"Rõ ràng là học tập suốt đời sẽ đáp ứng nhu cầu của các xu hướng hiện đang có. Nhưng khái niệm này đòi hỏi một sự tập trung và cam kết trên toàn xã hội mà hiện tại vẫn chưa có được…

Chúng ta cần phải thay đổi điều đó... dự đoán những công việc và cách cung ứng tiếp cận nhu cầu học tập suốt đời đòi hỏi phải có một hệ thống phức hợp bao gồm nhiều bên liên quan:

Các nhà giáo dục phải mở rộng phạm vi chương trình đào tạo của mình cho những người kết thúc tuổi niên thiếu và các thanh niên lứa tuổi 20 nhằm cung cấp các lựa chọn giáo dục cho sinh viên thuộc mọi lứa tuổi;

Chính phủ cần cam kết giúp đỡ công dân hiểu được thị trường lao động với những công việc tương lai và những kỹ năng mà chúng đòi hỏi, điều chỉnh các ưu đãi về thuế và tài chính;

Các tập đoàn phải tạo môi trường làm việc hỗ trợ giáo dục và cho phép những người làm thuê tham gia vào các giai đoạn đào tạo mở rộng".

Các trường đại học cũng có thể phải tiếp tục học tập, đổi mới và  phát triển 

Vijay Govindarajan, tác giả Giải pháp Three-Box: Một chiến lược đổi mới hàng đầu, đã lưu ý rằng, để thành công trong đổi mới cho tương lai, các tổ chức, cơ sở đào tạo phải mở rộng nỗ lực trong ba lĩnh vực khác biệt nhau nêu dưới đây:

Quản lý cái hiện tại: Giữ cách hoạt động kinh doanh hiện tại.

Tạo ra tương lai: Alan Kay, một nhà khoa học máy tính người Mỹ, đã khôn ngoan nói: "cách tốt nhất để dự đoán tương lai là hãy sáng tạo ra nó".

Học suốt đời và vấn đề đặt ra cho đổi mới đại học, cao đẳng ảnh 5

Hai kiến nghị về quản trị giáo dục đại học của Tiến sĩ Đặng Văn Định

Nghiên cứu những gì đang xảy ra trong lĩnh vực nhân khẩu học, công nghệ, văn hoá đại chúng, thị trường lao động và các lĩnh vực khác để tìm kiếm sự thay đổi, có thể làm gián đoạn doanh nghiệp của bạn và/hoặc tạo cơ hội để đổi mới cho tương lai.

Quên quá khứ một cách lựa chọn: Quên (các phần của) những gì đã làm cho sự nghiệp kinh doanh hiện tại thành công.

Bởi vì nhiều yếu tố này có thể không cần thiết lặp lại cho lần tiếp theo - và nhiều điều trong số đó có thể thực sự cản trở sự thành công của một tổ chức trong đổi mới để tạo ra tương lai.

Đây là lý do tại sao sự đổi mới thường cần có một đơn vị chuyên dụng, dẫn đầu bởi một người nằm ngoài tổ chức "truyền thống" và được thuê bởi một nhóm người hỗn hợp cả bên trong và bên ngoài tổ chức "truyền thống" đó - điều này cho phép có những cách tư duy mới và hành vi mới để phát triển.

Từ kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong và xung quanh lĩnh vực giáo dục đại học, bà Margaret Andrews muốn nói rằng việc quản lý cái hiện tại đã trở nên khó khăn hơn khi giáo dục đại học trở nên đắt đỏ, tốn kém hơn (và nhiều chính phủ đã có xu hướng ít cấp kinh phí hơn cho đại học), sự cạnh tranh đã gia tăng và công nghệ trở nên quan trọng cho tất cả mọi thứ, từ tiếp thị đến truyền giảng nội dung, đo lường kết quả học tập đầu ra và tiếp tục giao lưu với cựu sinh viên (**).

Nhiều chuyển dịch, thay đổi trong thị trường giáo dục đại học đã được ghi nhận đầy đủ, ví dụ như nhu cầu của giới chủ sử dụng lao động đang phát triển, phân tách (không gộp lại) các hợp phần giáo dục đại học bởi các trường đại học và cao đẳng, và làm thế nào để phát triển các đại học.

Tuy nhiên, hầu hết các trường cao đẳng và đại học vẫn còn tiếp tục hoạt động nhiều như họ đã từng làm cách đây 100 năm về trước.

Trong các trường đại học có rất nhiều những con người rất thông minh, những người có thể nhìn thấy tương lai và hiểu được những nội hàm của nó.

Việc thay đổi là rất khó khăn và các trường đại học cần phải học cách tư duy mới, vận hành nhà trường và triển khai những hành động mới - lựa chọn một số cách làm việc hiệu quả trong quá khứ (ví dụ như thâm niên) để có thể phát hiện ra và thực hiện đầy đủ tương lai của giáo dục đại học.

Tất nhiên, điều này không phải là dễ thực hiện nếu thiếu suy nghĩ, tìm tòi, khám phá và thử nghiệm.

Đặc biệt ở Việt Nam chúng ta đang tổ chức quá nhiều hội thảo đánh giá chất lượng giáo dục chính quy cho cả bậc giáo dục phổ thông lẫn bậc giáo dục đại học, nhưng chưa chú ý đầy đủ đến công tác giáo dục thường xuyên, thúc đẩy việc học suốt đời và cần đổi mới phương thức hoạt động của các trường đại học, cao đẳng như thế nào để đáp ứng nhu cầu học suốt đời của người dân ở mọi lứa tuổi như Nghị quyết số 29/2013 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra chiến lược xây dựng xã hội học tập (***).

Tư liệu tham khảo: 

(*) Rosa-María Torres - Formal education and lifelong learning -Transforming formal educatIon from a lifelong learning perspective;  NEXUS – UIL Newsletter, Vol 9. No. 4, October- December, 2014.

(**) Margaret Andrews –Univerrsity World News; Số 475, ra ngày 22/9/ 2017  

(***) Mai Văn Tỉnh: Góp ý đổi mới căn bản và triệt để giáo dục và đào tạo nhân dịp Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo lần I chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; -Trong cuốn “Kinh nghiệm nước ngoài về Quốc tế hóa Giáo dục đại học -  Áp dụng cho Việt nam trong quá trình hội nhập”, Nhà xuất bản Đại học Thái nguyên, 2016.

Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh