LTS: Tuần qua, báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được đơn tố cáo và kêu cứu của cổ đông Trường ĐH Hoa Sen phản ánh việc Hội đồng quản trị (HĐQT) trường này xem thường sự hiện diện của các cổ đông và xem thường một số thành viên của HĐQT khi gửi công văn 891/ĐHHS-HĐQT đến các cơ quan quản lý Nhà Nước đề xuất mua lại cổ phần, ép buộc các cổ đông thoái vốn. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng tải lá đơn này.
Chưa trình cổ đông thông qua và bỏ quên ý kiến của một số thành viên trong HĐQT, HĐQT đương nhiệm của Trường Đại học Hoa Sen (ĐHHS) đã gửi công văn đến Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị được dùng tiền (của cổ đông) để mua lại cổ phần của cổ đông với những luận cứ bất chấp mọi luật định…
Bất chấp pháp luật
Theo công văn số 891 của HĐQT ĐHHS gửi Lãnh đạo Thành ủy Tp HCM và Ủy ban Nhân dân Tp HCM với tiêu đề nội dung “V/v thực hiện cơ chế phi lợi nhuận để bảo vệ tài sản của cộng đồng và Nhà nước tại ĐHHS”, do ông Trần Văn Tạo kí ngày 14/8/2014, thay mặt HĐQT, ông Tạo tóm tắt “Sau 2-3 năm biến HSU thành 1 đại học không có cổ đông" và buộc các cổ đông phải thoái vốn bằng cách sử dụng tài sản của trường mua lại cổ phiếu với giá trị được tính bằng công thức mà ông tự nghĩ ra.
Đây là phương án thể hiện sự lạm quyền, che dấu các sai phạm, có động cơ cá nhân và không đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, trong công văn 891/ĐHHS-HĐQT gởi UBNDTP và Thành ủy TP.HCM, Ông Tạo lý giải sẽ dùng số tiền lời có được của 6 tháng đầu năm 2014 và 119 tỷ lợi nhuận (Số tiền mà BGH cố tình che dấu trong nhiều năm và đã bị kế toán trưởng phát hiện) để mua lại cổ phiếu hay gọi là “giải pháp thoái vốn”.
Đây là một đề xuất trái quy định pháp luật và quy chế của ĐHHS ( Khoản 1 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động ĐHHS quy định về chuyển nhượng cổ phần, rút vốn) và Điều 31 Quyết định 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 về chuyển nhượng quyền sở hữu và rút vốn. Chưa kể, đề xuất này hoàn toàn chưa thông qua ý kiến của các cổ đông tại đại hội cổ đông cũng như chưa thông qua ý kiến đầy đủ các thành viên HĐQT.
Năm 2006 ĐHHS chính thức được công nhận là Đại học tư thục, hoạt động như một doanh nghiệp với vốn điều lệ sau khi cổ phần hóa là 15 tỷ đồng với hơn 270 cổ đông. Mọi hoạt động của ĐHHS phải chịu sự chi phối của các quy định pháp luật và Quy chế trường ĐHHS. Phương án mà Ông Trần Văn Tạo đang đề xuất, không thuộc thẩm quyền của HĐQT kể cả trong trường hợp nếu Ông và HĐQT chưa bị bãi nhiệm. Bởi theo luật định, vấn đề này phải được chính các cổ đông ĐHHS quyết định và thông qua Đại hội đồng cổ đông, chứ không phải bất kỳ cá nhân nào nhân danh ĐHHS quyết định.
Thứ hai, trong công văn 981, ông Trần Văn Tạo viết rõ rằng “HĐQT Trường xin được đề xuất”. Câu hỏi đặt ra là HĐQT mà ông Tạo nhắc đến ở đây là những ai? Theo quy định thì mọi quyết định của HĐQT đều phải được thông qua với tất cả mọi thành viên trong HĐQT. Thế nhưng, trên thực tế bà Phạm Thị Thủy và ông Nguyễn Trung Đức (2 thành viên trong HĐQT cũ) lại hoàn toàn không được hay biết gì về chủ trương này trước khi công văn chính thức gửi đi? Bất chấp mọi quy định, ông Trần Văn Tạo đã nhân danh Chủ tịch HĐQT cũng như tự nhân danh các thành viên HĐQT ký gửi công văn 981.
Tóm lại, phương án dùng lợi nhuận của chính các cổ đông Hoa Sen để mua lại chính cổ phần của các cổ đông Hoa Sen mà không xem xét, hỏi ý kiến của chính các cổ đông, mà lại do Ông Trần Văn Tạo nhân danh HĐQT đề nghị là vi phạm các quy định của pháp luật, vi phạm quy chế ĐHHS, vi phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản của cá nhân cổ đông và hoàn toàn không khả thi.
Lợi dụng danh nghĩa GV/NV để che dấu sai phạm và trục lợi cá nhân
Với quyền lực đang nắm trong tay mà cổ đông đã tin tưởng giao phó, Ông Chủ tịch HĐQT Trần Văn Tạo và Bà Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng đang cố tình che dấu những sai phạm của mình và từng bước thực hiện âm mưu chiếm đoạt tài sản hợp pháp của cổ đông bằng phương án “Phi lợi nhuận”. Họ đã vu khống chúng tôi trên phương tiện thông tin đại chúng và trên trang web truyền thông chính thức của ĐHHS.
Đại học Hoa Sen: Lương của Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng là bao nhiêu?
(GDVN) - Theo ông Phan Hữu Tấn Đức – lương bà Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen nhận trong năm 2013 là khoảng 110 triệu đồng/tháng.
Bà Bùi Trân Phượng và Ông Trần Văn Tạo đã cố tình đưa thông tin sai lệch là “bảo vệ quyền lợi giảng viên nhân viên, những người đã cống hiến với ĐHHS từ những ngày đầu thành lập”. Họ đã cố tình “lập lờ đánh lận con đen” nguồn doanh thu của trường, cũng là tiền của các cổ đông. Sử dụng chiêu bài “đây là giá trị thăng dư mà các giảng viên của nhà trường và Nhà nước tạo ra”, nói cách khác là muốn sử dụng chính tiền của họ để mua lại, tước đoạt cổ phần, mồ hôi tích lũy đóng góp bao năm của họ.
Theo con số chính thức mà bà Nguyễn Thị Kim Huệ - Trưởng phòng nhân sự ĐHHS cung cấp tại Hội nghị giảng viên nhân viên, chỉ trong vòng gần 6 năm hoạt động từ 10/2008 đến 07/2014, đã có 417 nhân viên, giảng viên nghỉ việc. Trong khi đó, tổng số nhân viên, giảng viên của ĐHHS hiện tại chỉ có khoảng 450 người. Hay nói cách khác, hầu hết những người từng cống hiến từ năm 2006 đến nay đã dần được thay thế bởi hàng loạt nhân viên, giảng viên mới.
Vậy thì ai sẽ là người thực sự được hưởng thành quả của ĐHHS sau 7 năm hoạt động? Hay đây thực chất là một chiêu bài của họ, lấy danh nghĩa bảo vệ quyền lợi giảng viên, nhân viên nhằm để che dấu sai phạm trong công tác quản lý và điều hành cũng như thực hiện mưu đồ trục lợi cá nhân? Thay vì trả lời một cách minh bạch thì Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu lại quay sang vu khống các cổ đông đòi chia siêu lợi nhuận và thông cáo truyền thông rằng trường muốn trở thành trường phi lợi nhuận. Có phải chăng là Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu đang muốn che đậy những sai phạm của mình và tiếp tục đi từ sai phạm này đến sai phạm khác, coi thường pháp luật?
Chúng tôi không phủ nhận mình là những nhà đầu tư và mọi nhà đầu tư khi góp vốn vào bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng mong muốn có lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nhà đầu tư hay kinh doanh đều không tâm huyết với giáo dục hoặc chỉ mong muốn “siêu lợi nhuận” như lời bà Bùi Trân Phượng và ông Trần Văn Tạo đã vu cáo trên các phương tiện truyền thông. Chúng tôi thành tâm mong muốn góp phần xây dựng một ngôi trường vững mạnh và trong sạch. Chúng tôi nhận được gì từ sinh viên thì cam kết và nỗ lực trả lại cho sinh viên xứng đáng với những gì họ được hưởng. Bằng chứng là bao nhiêu năm qua, các nhà đầu tư như chúng tôi đã không ngừng đầu tư vào cơ sở vật chất để giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo viên – nhân viên, nâng cao chất lượng đào tạo…
Trước những lời vu khống, bịa đặt và bất chấp pháp luật của bà Bùi Trân Phượng và ông Trần Văn Tạo, chúng tôi tha thiết đề nghị cơ quan báo đài và các cấp có thẩm quyền hãy xem xét thông tin nhiều chiều và thấu đáo; đồng thời có những hành động kịp thời để bảo vệ danh dự, uy tín của các nhà đầu tư cũng như bảo vệ uy tín của Trường Đại học Hoa Sen.
Tham khảo:
2. Cơ sở pháp lý khi cổ phần hóa Trường Cao đẳng bán công Hoa Sen