Ngày 8/5, tại Hội thảo Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết: "Giật mình khi biết có những điều khoản mới mà đặc biệt là Khoản 3, Điều 56 và Điều 100".
Thầy Khang cho rằng, trường tư thục có hai cột trụ của nhà đầu tư để yên tâm đầu tư đó là quyền sở hữu, quyền điều hành nhà trường.
Luật Giáo dục 2005 được sửa đổi năm 2009 đã xác định rất rõ quyền sở hữu và quyền điều hành của các trường tư thục. Đã giúp cho hoạt động thực tiễn các trường tư thục bình an để phát triển.
Thế nhưng Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, với Khoản 3, Điều 56 gần như tước đoạt quyền điều hành nhà trường của các nhà đầu tư.
Thầy Khang cho rằng: "Một con người nếu như chặt hai chân, hai tay đi tức là tước quyền sở hữu, quyền điều hành nhà trường thì các trường đã hình thành thì làm sao tồn tại được nữa”. |
Thêm nữa, theo thầy Khang, Điều 100 của dự thảo còn “vô tình hay hữu ý” đã tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư bởi khái niệm hoàn toàn xa lạ so với luật hiện hành đó là: “Quyền sở hữu trường tư thục thuộc thuộc về pháp nhân nhà trường”.
“Tại sao không dùng “Trường tư thục của các nhà đầu tư” mà dùng một khái niệm mới là của pháp nhân nhà trường. Pháp nhân nhà trường là ai?.
Hội đồng trường khoản 3, Điều 56, thành phần ngoài đại diện các nhà đầu tư ra có thành phần có liên quan trong và ngoài nhà trường.
Với một hội đồng trường với nhiều thành phần như vậy làm sao có thể thay thế cho một hội đồng quản trị theo Luật hiện hành có đầy đủ quyền sở hữu và quyền điều hành nhà trường?” - thầy Nguyễn Xuân Khang nhấn mạnh.
Những người không góp xu nào có được tham gia điều hành trường tư thục? |
Thầy Khang cho rằng: “Mênh mông các thành viên như vậy dẫn đến một kịch bản ai cũng thấy là sự rối loạn trong việc điều hành nhà trường.
Trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp xác định rất rõ khái niệm Hội đồng quản trị, tức là hội đồng này có vai trò quản trị đơn vị tư nhân, doanh nghiệp tư và bệnh viện tư và kể cả trường học tư;
Xác định rất rõ về quyền sở hữu, đây là tổ chức đại diện cho nhà đầu tư. Về quyền sở hữu, quyền điều hành đơn vị.
Tại sao, một Luật tiến bộ như vậy, nếu không tiến bộ hơn cũng đừng kéo lùi về với Luật Giáo dục năm 1998.
Tôi muốn nói, Luật Giáo dục 2005 được điều chỉnh 2009 tiến bộ hơn rất nhiều so với Luật 1998. Sự tiến bộ này nếu không có tiến bộ hơn thì không nên như dự thảo phiên bản 12/4/2019”.
Thầy Khang cũng cho rằng: “Quy định như vậy là kéo lùi thực tiễn, kéo lùi luật pháp, kéo lùi thực tiễn xã hội đối với hệ thống các trường tư.
Một con người nếu như chặt hai chân, hai tay đi tức là tước quyền sở hữu, quyền điều hành nhà trường thì các trường đã hình thành thì làm sao tồn tại được nữa”.
Trước đó, theo thầy Nguyễn Xuân Khang chia sẻ:
"Với quy định như thế liệu đại diện cho quyền sở hữu của trường tư thực có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường tư thục hay không?
Hội đồng trường trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi, 12/4/2019) có thay thế nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị của trường tư thục trong Luật Giáo dục 2005 hiện hành không?".
Vì thế, thầy Khang đưa ra quan điểm của mình: “Một hội đồng “mênh mông” các thành viên không một xu đầu tư vào trường thì làm sao thay thế Hội đồng quản trị của trường tư thục hiện nay?”.
Phân tích sâu về quan điểm của mình theo thầy Khang, Luật Giáo dục 2005 hiện hành, Điều 53 ghi:
“Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường...”.
Thầy Nguyễn Xuân Khang còn cho biết, căn cứ Luật Giáo dục 2005, ngày 28/3/2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
Điều 8 và Điều 11 của Quy chế ghi: “Trường có từ hai thành viên góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng thành viên góp vốn và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường phù hợp với quy định của pháp luật.
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng thành viên góp vốn bầu và được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị là những người có vốn góp xây dựng trường hoặc người đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân có số vốn góp theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Trường phổ thông tư thục do 1 cá nhân hoặc tổ chức (sau đây gọi chung là Nhà đầu tư) đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và kinh phí hoạt động của trường thì không có Hội đồng quản trị.
Nhà đầu tư lo bị tước quyền điều hành nhà trường vì dự thảo Luật giáo dục |
Nhà đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như Hội đồng quản trị...”.
Theo luật hiện hành, Hội đồng quản trị của trường phổ thông chỉ có từ 2 đến 11 thành viên có vốn góp hoặc Nhà đầu tư duy nhất có vai trò như Hội đồng quản trị của trường.
Điều này xác định về bản chất Hội đồng quản trị hiện nay khác hẳn Hội đồng trường của trường tư thục trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Với các quy định như vậy, thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng:
“Hội đồng trường theo dự thảo Luật giáo dục quy định, không thể đại diện cho quyền sở hữu trường;
Không thể quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường tư thục..."
Vì vậy, thầy Khang có ý kiến, nhà nước khuyến khích xã hội hóa giáo dục, bảo hộ quyền sở hữu của Nhà đầu tư đối với trường tư thục.
Nên dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi cần xác định một tổ chức đại diện của Nhà đầu tư, thành viên là những người có vốn góp, như Hội đồng quản trị của trường tư thục trong Luật Giáo dục hiện hành.
Thầy Nguyễn Xuân Khang nhấn mạnh: “Hội đồng trường trong dự thảo Luật Giáo dục không thể thay thế Hội đồng quản trị của trường phổ thông tư thục trong thực tế hiện nay!”.
Những người không góp xu nào có được tham gia điều hành trường tư thục? |
Thầy Nguyễn Xuân Khang một lần nữa cho rằng: "Luật Giáo dục hiện hành xác định rất cụ thể vai trò của Hội đồng quản trị của trường tư thục: đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường, quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển của trường.
Hội đồng quản trị là đại diện của những người có vốn góp, được bầu theo tỷ lệ vốn góp.
Những người không có vốn góp không được bầu vào Hội đồng quản trị và không được tham gia bầu Hội đồng quản trị!".
Trước những quy định như trong dự thảo Luật Giáo dục, thầy Nguyễn Xuân Khang đành thốt lên: “Luật Giáo dục hiện hành xác định rõ ràng như vậy! “Cổ kim đông tây” xác định rõ ràng như vậy!
Với Hội đồng trường bao gồm rất nhiều người không có vốn góp liệu thay thế hội đồng quản trị hiện nay được không???
“Đồng tiền gắn liền khúc ruột”! Nhà đầu tư bị “tước quyền” làm chủ sở hữu trường thì họ còn dám đầu tư nữa không?”.