Tổng thống Mỹ khóa tới cần phải có hành động lớn ở Biển Đông

07/05/2015 07:15
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
(GDVN) - Mỹ cần tích cực, chủ động, tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, làm sâu sắc quan hệ Mỹ-Việt và mở rộng hành động liên hợp giữa hải quân Mỹ-Việt...

Trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 6 tháng 5 đăng bài viết của Thuc D. Pham - nhà nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam với nhan đề "Tại sao Tổng thống Mỹ khóa tới chuyển trọng tâm tới Biển Đông".

Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

Theo bài viết, vài người của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã tuyên bố sẽ theo đuổi để đảng mình đề cử làm ứng cử viên Tổng thống năm 2016, trong khi đó những người khác còn đang cân nhắc. Tuy nhiên, bất kể ai sẽ trúng cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đều nên coi Biển Đông là điểm quan tâm quan trọng hơn, tại sao?

Trước hết, Biển Đông là trung tâm của địa-chính trị khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vấn đề Biển Đông đồng thời đứng ở vị trí cao trong chương trình ngoại giao kênh 1 và kênh 2, từ thảo luận hàng ngày tới hoạch định chiến lược khu vực, thậm chí thảo luận sâu hơn.

Vấn đề này đã bao hàm vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, hơn nữa bao trùm lên các nước chủ yếu của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, ASEAN và các nước thành viên.

Điều quan trọng hơn là, vấn đề Biển Đông được xem là hòn đá thử vàng cho ý đồ chiến lược và hành động của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời, cũng được xem là hòn đá thử vàng cho quyết tâm của Chính phủ Mỹ.

Tổng thống Mỹ khóa tới cần phải có hành động lớn ở Biển Đông ảnh 2

Báo TQ thái độ hậm hực: Việt Nam trở thành "con cưng" mới của Mỹ

(GDVN) - Bài viết phân tích vấn đề Biển Đông ở nhiều góc độ, nhất là quan hệ Mỹ-Việt, ứng xử của Việt Nam, nhưng lộ rõ thái độ "ta đây" và mưu đồ chia rẽ của TQ.

Thứ hai, Mỹ tương đối bị động trong chính sách đối với tranh chấp Biển Đông. Nhìn lại, Chính phủ Mỹ đã điều chỉnh chính sách ứng phó với việc Trung Quốc thể hiện thế tấn công trong vấn đề Biển Đông.

Tiếp theo, mặc dù Chính phủ Mỹ khởi xướng "thông qua xây dựng quy tắc duy trì ổn định khu vực", Trung Quốc lại "kiên trì lấy sức mạnh để thay đổi hiện trạng".

Gần đây, Mỹ cảnh cáo Trung Quốc triển khai hoạt động xây dựng đảo đá ngầm ở Biển Đông. Trung Quốc phản hồi (tuyên truyền) rằng, nội dung xây dựng đảo chủ yếu là trạm tiếp tế, "sẽ cung cấp hỗ trợ hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, sẽ không ảnh hưởng đến hoặc nhằm vào bất cứ nước nào".

Nhưng, Mỹ lo ngại, một khi hoàn thành xây dựng đảo, căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực này sẽ bị đe dọa.

Rất rõ ràng, Mỹ nên điều chỉnh chính sách Biển Đông theo hướng tích cực, chủ động. Cụ thể, thứ nhất, chỉ cứng rắn bằng lời về tự do hàng hải sẽ không có tác dụng gì, Mỹ cần duy trì và tăng cường triển khai quân sự trên biển, trên không ở khu vực Biển Đông;

Thứ hai, Mỹ cần tăng cường xây dựng "cụm đối tác hợp tác toàn diện", không chỉ bao gồm các đồng minh truyền thống, mà phạm vi cũng cần rộng hơn.

Trong tập thể mới Đông Nam Á, Mỹ cần làm sâu sắc quan hệ Mỹ-Việt và tìm kiếm mở rộng phạm vi hành động liên hợp của hải quân Mỹ-Việt. 

Tàu chiến Hải quân Mỹ thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam (nguồn news.qq.com)
Tàu chiến Hải quân Mỹ thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam (nguồn news.qq.com)
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)