Đại học Mỹ, trường phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam sẽ dạy nghề gì?

30/05/2016 07:33
Phương Thảo
(GDVN) - Đại học Fulbright Việt Nam được kỳ vọng là trường đại học hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam, chương trình học theo hình thức tiên tiến n

Đại học Fulbright (FUV) Việt Nam đã chính thức nhận quyết định thành lập từ UBND TP. Hồ Chí Minh trưa ngày 25/5, sự ra đời của mô hình trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên này được nhiều người kỳ vọng. 

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã bày tỏ niềm tự hào và đặt nhiều kỳ vọng vào FUV, đồng thời cho biết sẽ dành những điều kiện tốt nhất cho trường, tạo ra những nhân lực có chất lượng không chỉ từ FUV mà còn phải thu hút “đàn chim” lớn từ khắp nơi đến với TP. Hồ Chí Minh.

Đào tạo ngành gì?

Sau khi chính thức được thành lập, cuối năm nay FUV sẽ đánh dấu việc chính thức đi vào hoạt động bằng việc triển khai tuyển sinh cho chương trình đào tạo thạc sĩ chính sách công.

Đây là chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành chính sách công đầu tiên tại Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng nền tảng tư duy vững mạnh về năng lực phân tích chính sách, quản lý và lãnh đạo cho các nhà chuyên môn ở Việt Nam. 

Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu sẽ giúp sinh viên học cách xác định bản chất và các khía cạnh then chốt của chính sách công, khám phá những giải pháp khả thi và xác định năng lực về mặt tổ chức để thực hiện các giải pháp này.

Nền tảng kinh tế học vững chắc là trụ cột của nội dung chương trình chính sách công. Phân tích kinh tế là công cụ thiết yếu cho việc quản lý tài chính công và các hoạt động khác của chính phủ có ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực. 

Các nhà hoạch định chính sách tham gia vào việc phát triển, thực thi hay đánh giá các quy định và luật cũng phải quán triệt những nguyên lý của kinh tế học. Mặc dù học viên sẽ được học môn các phương pháp phân tích định lượng trong chuyên ngành này, trọng tâm chính sẽ là khả năng ứng dụng những khái niệm cơ bản vào tình hình thực tiễn của thế giới.

Chương trình này được thiết kế dựa trên triết lý và phương pháp đào tạo tiên phong về chính sách công của Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy. 

Buổi trao Quyết định thành lập Đại học Fulbright .
Buổi trao Quyết định thành lập Đại học Fulbright .

Tuy nhiên, khác với các chương trình chính sách công ở nước ngoài, chương trình chính sách công của Trường Fulbright được thiết kế đặc biệt theo những thách thức của các nhà hoạch định chính sách khu vực công trong nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi. 

Đội ngũ giảng viên của trường thường xuyên rà soát lại nội dung đào tạo nhằm đảm bảo chương trình phản ánh trung thực nhất tình hình phát triển kinh tế hiện tại và tương lai của Việt Nam.

Đại học Mỹ, trường phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam sẽ dạy nghề gì? ảnh 2

Bằng mọi cách thì hệ thống cũng không "tiêu" hết được số giáo viên thừa

(GDVN) - Đây là một trong những nhận định của chuyên gia, nếu chúng ta không có một quy hoạch cụ thể về quy mô, chất lượng ngành sư phạm trong thời gian tới.

Đối tượng tuyển sinh chính của chương trình chính sách công là các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách và quản lý trong khu vực công, các chuyên gia nghiên cứu và các giảng viên đại học. 

Chương trình không đào tạo về quản trị kinh doanh nhưng vẫn có thể phù hợp với một số nhà quản lý trong khu vực tư nhân, đặc biệt là những người công tác trong các lĩnh vực giao thoa giữa doanh nghiệp và nhà nước. 

Học viên hoàn thành tất cả những yêu cầu để tốt nghiệp chương trình chính sách công sẽ được nhận bằng Thạc sỹ Chính sách công do Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Ngoài đào tạo về chuyên ngành chính sách công, tiếp sau đó sẽ là các chương trình đạo tạo khác như quản lí, tài chính vào năm 2017.

Riêng chương trình đào tạo cử nhân, trường dự kiến sẽ bắt đầu tuyển sinh vào năm 2018, sẽ tập trung vào một số ngành gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn sẽ được xây dựng trên nền tảng giáo dục khai phóng (liberal arts) của nền giáo dục đại học Mỹ.

Phương thức tuyển sinh, xét chọn trên các tiêu chí như: điểm trung bình các môn học, bài luận cá nhân, phỏng vấn và có thể cả điểm SAT. 

Năm 2018, FUV sẽ thành lập Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn với chương trình giáo dục cử nhân 4 năm các ngành: Khoa học xã hội và Nhân văn, Nghệ thuật và Kỹ thuật. Ở giai đoạn ổn định, trường sẽ có số lượng từ 6.000-10.000 sinh viên. Đặc biệt, trường sẽ cấp bằng Việt Nam cho sinh viên mặc dù chương trình giảng dạy chính bằng tiếng Anh.

Sau khi thành lập, lãnh đạo nhà trường cũng khẳng định, tuyển sinh sẽ không chỉ nhìn vào kết quả học tập mà còn xem xét đánh giá năng lực cá nhân, hoạt động xã hội, năng khiếu, sở thích... Đây được xem là những phương thức tuyển sinh mở, tạo điều kiện cho sinh viên được thể hiện hết khả năng của đam mê của bản thân.

Vấn đề học phí được lãnh đạo trường cho biết, cần tính toán dựa trên nhiều yếu tố và hiện tại đang trong quá trình thiết kế các chương trình theo những môn học bắt buộc, từ đó mới tính ra được mức học phí.

Trường Đại học đầu tiên được Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ

Đại học Fulbright Việt Nam được xây dựng theo những nguyên tắc để đạt đẳng cấp quốc tế và Việt Nam xứng đáng có một trường đại học mang đẳng cấp quốc tế. FUV là trường đại học 100% Việt Nam. Trường được thành lập theo Luật giáo dục đại học, được Chính phủ cho phép thành lập.

Tuy nhiên, trường sẽ hoạt động theo mô hình như các trường ở Hoa Kỳ theo nghĩa trường tuân thủ các nguyên tắc như tự chủ, trọng dụng nhân tài, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tiêu chuẩn cao.

Buổi trao giấy phép hoạt động cho trường.
Buổi trao giấy phép hoạt động cho trường.

Được biết, FUV nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 20 triệu USD để lập trường, còn phía chính quyền TP. Hồ Chí Minh dành cho FUV 25 ha đất ở Khu công nghệ cao (Quận 9), 15ha để xây khuôn viên trường, 10ha còn lại làm khu nhà ở và ký túc xá sinh viên. 

Vốn đăng ký ban đầu của trường là 70 triệu USD, ước tính trong 5 năm đầu trường cần huy động tới 150 triệu USD.

Trực tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Obama cũng rất quan tâm về trường đại học này, gần đây trong lần thăm Việt Nam ông đã nói: “Đây là trường đại học phi lợi nhuận độc lập đầu tiên tại Việt Nam, nơi sẽ mang đến quyền tự do học thuật và cấp học bổng toàn phần cho những người thực sự cần”.

Nguồn cội của Đại học Fulbright

Thượng nghị sỹ William Fulbright, bang Arkansas (cùng quê với cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Cliton), ngay sau thế chiến thứ II, ông đứng ra vận động Quốc hội Mỹ cho ra đời Đạo luật Fulbright (tên ông), cấp học bổng cho sinh viên toàn cầu - đây là chương trình trao đổi văn hóa - giáo dục lớn nhất trên thế giới.

Đại học Mỹ, trường phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam sẽ dạy nghề gì? ảnh 4

Bộ Giáo dục nghĩ gì khi học sinh lười học, giáo viên áp lực, phụ huynh lo lắng?

(GDVN) - Tôi mong Bộ Giáo dục nghiên cứu lại vấn đề đánh giá học sinh tiểu học một cách chu đáo hơn; sớm sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tế.

Mục tiêu là hòa bình và thịnh vượng thế giới thay vì chiến tranh … Với trên 600 học bổng Fulbright (từ năm 1991) Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới có số lượng sinh viên đến Mỹ theo chương trình này. 

Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh (đổi thành thành Đại học Fulbright) cũng đã đào tạo trên 1.300 học viên (từ 1995)...Với những gì đã công bố thì kỳ vọng xã hội vào Đại học Fulbright là rất lớn. 

Trước đó, Đại học Fulbright Việt Nam lần đầu tiên được đề cập trong Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama ngày 25/7/2013. Sau đó, điều này được khẳng định lại một lần nữa trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 12/2013. 

Quá trình hoàn thiện các thủ tục để cho ra đời trường đại học theo mô hình phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ hai nước quan tâm, ủng hộ.

Và ngày ngày 16/5/2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 70 triệu USD. Ngày 25/5/2016 Đại học Fulbright đã chính thức nhận quyết định thành lập.

Phương Thảo