Mã số 23:

Nỗi đau dòng họ 4 đời bị bệnh mù lòa di truyền

04/04/2012 06:00
Hải Biên - Đức Họ
(GDVN) - 54 tuổi, mắt mờ và đôi chân khập khiễng, bà bươn chải kiếm ăn từng ngày. Bà chỉ có một điều ước đó là căn bệnh mù lòa di truyền của dòng họ sẽ biến mất. Sống nửa cuộc đời những chưa bao giờ có một ngày vui với các con, cháu.
Từ Quốc Lộ 21A xe chúng tôi men theo con đường quanh co rồi dẫn chúng tôi đến nhà Bà Phạm Thị Huyền năm 54 tuổi ở xóm 3 thôn Bằng Khê, xã Liêm Chung, thàng phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Một hình ảnh làm cho tôi sững lại khi chúng tôi chứng kiến cảnh một bà già mù chân khập khiễng đang dìu dắt đứa cháu nội mù bẩm sinh ra khỏi căn nhà tối tăm, nhỏ bé của mình.
Hình ảnh éo le đáng thương của bà Huyền
Hình ảnh éo le đáng thương của bà Huyền
Vừa bước ra đến sân nghe thấy tiếng chào hỏi của chúng tôi, bà vui mừng mời chúng tôi vào ngôi nhà đầy khói bụi, rồi từ từ kể về cuộc đời bất hạnh của dòng họ mù di truyền đã đeo bám từ đời bố bà giờ đây đã lan truyền đến đứa con và người cháu duy nhất của gia đình.
Cuộc đời của người phụ nữ bất hạnh này chỉ sinh được một người con trai duy nhất là Phạm Văn Cường 30 tuổi trong niềm vui, hạnh phúc. Tưởng chừng cuộc sống về già sẽ không cô đơn, hiu quạnh sẽ có người nối dõi tông đường. Nhưng niềm hạnh phúc chỉ thoáng đến trong giây lát rồi vụt mất khi Cường vừa lọt lòng đã mắc bệnh mù lòa bẩm sinh, càng lớn anh càng bị nặng hơn, nhiều lần người mẹ đưa con đi khám rồi biết được căn bệnh “quái ác” này đã di truyền đến đứa con vô tội. Nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên không có tiền đưa anh đi chữa trị, mọi cố gắng của người mẹ mù cũng chỉ là “hạt mưa rơi xuống hòn đá mà thôi” đành nhìn anh mang căn bệnh đó lớn dần cùng năm tháng.
Hằng ngày ngoài những đồng trợ cấp ít ỏi 180.000đ/tháng, người mẹ phải bồng bế con lăn lội “thân cò” bươn trải ăn xin khắp nơi để chăm lo từng bữa cơm cho người con tội nghiệp “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”.

Biết trôi dạt về đâu khi cuộc sống bên ngoài đối với 2 mẹ con giờ đây là một đại dương rộng lớn không bến bờ nhìn đâu cũng là vực thẳm.

Cứ tưởng sẽ không bao giờ được thắp sáng dưới những ánh sáng mờ sương nữa. Nhưng trên đời có ai thấu hiểu hết được chữ “ngờ” khi chữ ngờ đó đã đưa mẹ con bà gặp được người Cha mù thất lạc mấy chục năm nay.

Niềm vui lớn nhất rồi cũng đã đến với người mẹ mù này, cả nhà đoàn tụ trong một căn nhà nhỏ bé tại một vùng quê nghèo khó, niềm vui đó đến với bà chưa được ấm thân thì người cha lâm bệnh qua đời bỏ lại sau lưng người con và đứa cháu mù lòa.
Bà Huyền đang nấu cơm tại căn nhà nhỏ bé của mình
Bà Huyền đang nấu cơm tại căn nhà nhỏ bé của mình
Những nỗi khổ, bất hạnh đó cũng trôi đi theo năm tháng, giờ người con trai mù của bà cũng tìm được một mảnh ghép trong cuộc đời mình. Niềm hạnh phúc đó được nhân lên khi vợ chồng anh đã sinh được một người con gái là Phạm Thu Thanh đến nay cháu đang học lớp 1 nhưng mắt của cháu chỉ nhìn được 3/10.
Khi kể về người con, đứa cháu bất hạnh của mình bà Huyền khóc những giọt nước mắt cay đắng xót xa như bóp nghẹt lấy trái tim đã ngoài 54 tuổi. Cúi xuống nhìn người con, đứa cháu mình như đứt từng khúc ruột.
Rời xóm 3 thôn Bằng Khê khi buổi chiều đã hết, chân bước đi mà lòng xé lại làm chúng tôi liên tưởng tới những người mù tại ngôi nhà nhỏ bé ấy. Không biết ngày mai sẽ ra sao?

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Bà Phạm Thị Huyền xóm 3,thôn Bằng Khê,xã Liêm Chung thành phố Phủ Lý,Hà Nam.
Mã số 23

2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

3. Qua Ngân hàng:

- Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy. 

- Swift Code: VBAAVNVX

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn

Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip

Hải Biên - Đức Họ