(Tiếp theo bài: Trường Đại học Hoa Sen tiếp tục phớt lờ ý kiến Bộ GD&ĐT
Không những phớt lờ ý kiến của Bộ GD&ĐT, cố tình truyền thông sai sự thật, đẩy các tiếng nói “khác biệt” ra ngoài cuộc mà Ban giám hiệu Trường Đại học Hoa Sen, lãnh đạo một số Khoa, Phòng, Ban, đặc biệt Ban chấp hành Công Đoàn nhà trường đã bất chấp cả quy định của pháp luật, có những hành vi gây ảnh hướng nghiêm trọng đến quyền lợi người lao động, tinh thần của GVNV nhà trường.
Lần lượt thay đổi nhân sự có tiếng nói “khác biệt”
Không những cố tình “ém” thông tin và không cho tham dự cuộc họp với Bộ GD&ĐT ngày 19/9, Ban giám hiệu nhà trường còn thẳng tay trù dập họ vì đã thể hiện quan điểm “khác biệt” với nhà trường (những người tham gia Đại hội cổ đông bất thường ngày 2/8 hoăc dám tố cáo sai phạm vụ giấu doanh thu 119 tỷ hay các sai phạm liên quan đến chương trình Vatel trái quy định Bộ GD-ĐT…). Từ ngày 2/8 cho đến nay, trên bản tin nội bộ GVNV liên tục xuất hiện các quyết định giáng chức, đình chỉ công tác, thuyên chuyển công tác, biên bản kỷ luật lao động….của các nhân sự cấp cao: Phó hiệu trưởng, Phó Khoa, Trưởng phòng Quản trị thông tin, Giám đốc trung tâm đào tạo…lẫn những GVNV bình thường. Song song với việc giáng chức, thuyên chuyển, đình chỉ là hàng loạt những “gương mặt mới” xuất hiện.
Ai đã gây ra cuộc chiến tại Trường đại học Hoa Sen?
(GDVN) - Đã đến lúc bà Bùi Trân Phượng cần can đảm đối diện sự thật và không nên đổ lỗi cho ai vì đó chính là tác nhân dẫn đến cuộc chiến Hoa Sen.
Trao đổi với chúng tôi, một nhân viên cho biết: “Trang thông tin nội bộ trước giờ ít ai quan tâm, nhưng từ sau 2/8 ai cũng truy cập ào ạt vì tần số quyết định thay đổi nhân sự tăng chóng mặt”. Điều đáng nói là mặc dù nhân sự bị giáng chức, thuyên chuyển vẫn chưa cầm quyết định thay đổi công việc trong tay thì đã có “lệnh” thu dọn đồ đạc, bàn giao công việc liên quan. Chưa kể những nhân sự bị bắt viết kiểm điểm, tường trình và bị điều đi các cơ sở khác hoặc phân bổ những công việc không thuộc chuyên môn…mà lý do duy nhất ai cũng hiểu là vì họ đã tham gia Đại hội cổ đông bất thường.
Trong đó, hình ảnh khiến nhiều GVNV và cựu sinh viên không khỏi xót xa nhất là ông Nguyễn Trọng Duy- Nguyên Giám đốc Trung tâm đào tạo, Phó Khoa Khoa học và Công nghệ, Bí thư chi bộ Trung tâm đào tạo, Đảng ủy viên, Chủ tịch CLB cựu sinh viên Hoa Sen…người từng một thời là “tấm gương sáng” cho biết bao cấp quản lý Đại học Hoa Sen, cựu sinh viên… (nhiều năm liền được bầu chọn là Quản lý tiêu biểu) bỗng phút chốc trở thành một “tội đồ” vì dám có tiếng nói “khác biệt” với Ban giám hiệu, chỉ vì tham gia Đại hội đồng cổ đông bất thường 2/8, được đề cử và trúng cử thành viên Hội đồng quản trị mới.
Trong số những GVNV bị thuyên chuyển, người bị “ép” đến nghỉ việc có cả những người gắn bó với Đại học Hoa Sen hơn 15 năm như ông Mai Ngọc Hòa,…. Những GVNV dù không tham dự Đại hội cổ đông bất thường, nhưng nếu nắm trong tay số cổ phần ít ỏi hoặc nhiều đều lần lượt bị Hiệu trưởng, Quản lý trực tiếp, Ban chấp hành Công Đoàn gọi lên “làm việc” yêu cầu: Ký thỉnh nguyện thư ủng hộ quan điểm phát triển phi lợi nhuận của nhà trường, bảo vệ hình ảnh và uy tín Hiệu trưởng và nhà trường….Sự việc trên đã khiến không ít GVNV chịu nhiều áp lực tinh thần, không thể tập trung chuyên môn và luôn trong trạng thái lo lắng vì không biết khi nào bị mất việc.
Bất chấp quy định pháp luật và những giá trị vốn có
Dù trong biên bản làm việc ngày 19/9, Bộ GD-ĐT đã nêu rõ yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các Phòng, Ban, Khoa và Ban chấp hành Công Đoàn “không làm gì ảnh hưởng quyền lợi người lao động, sinh viên, mọi hoạt động phải tuân thủ quy định pháp luật, giải quyết mâu thuẫn nội bộ có tình, có lý…” nhưng Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các Phòng, Ban, Khoa và Ban chấp hành Công Đoàn đều phớt lờ yêu cầu này.
Điển hình là 19/9 làm việc với Bộ GD&ĐT và Bộ GD&ĐT yêu cầu như trên, nhưng ngay sau đó, ngày 22/9, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tổ chức Hội nghị GVNV để “trao đổi về một số công tác năm học mới 2014 – 2015”. Tuy nhiên, ngay tại buổi họp, bà Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng nhà trường đã lên tiếng yêu cầu các giảng viên, nhân viên là cổ đông của trường bán cổ phần lại cho trường và Chủ tịch công đoàn Lê Tấn Tuấn sẽ đứng ra mua.
Giáo sư Phạm Phụ: Hoa Sen là đại học siêu lợi nhuận
(GDVN) - “Yếu tố truyền thống văn hóa cho – tặng của phương đông không giống phương tây, chính vì vậy nói đại học không vì lợi nhuận là chưa chính xác”.
Điều khiến cho nhiều GVNV hoang mang, lo lắng và “sợ hãi” không dám lên tiếng vì ngay cả Công đoàn Trường Đại học Hoa Sen – tổ chức đại diện tiếng nói của người lao động cũng không thực hiện đúng quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cơ sở cũng như vai trò của người đại diện cho công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ giảng viên, nhân viên, người lao động trong nhà trường mà còn có những hành vi cấu kết với Bà Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, liên tục thực hiện những hành vi trù dập, đe dọa, sa thải, và khủng bố tinh thần người lao động.
Cụ thể, ông Lê Tấn Tuấn – Chủ tịch Công đoàn đã lợi dụng quyền hành, đứng ra lôi kéo, gây sức ép với giảng viên, nhân viên trong việc chuyển nhượng cổ phần và thực hiện hành vi mua bán cổ phần trái quy định pháp luật. Đặc biệt, trong các buổi họp Công đoàn từng Phòng, Ban, Khoa vừa qua (chuẩn bị cho Hội nghị Công đoàn GVNV ngày 25/10 sắp tới), đã đưa ra một câu hỏi: “Nguyên tắc tổ chức hoạt động của ĐHHS là phi lợi nhuận đã được thể hiện trong quy chế hoạt động, anh chị có những sáng kiến/giải pháp nào để nhà trường tiếp tục thực hiện theo mô hình phi lợi nhuận theo luật Giáo Dục ĐH 2012?” Tiếp theo đó, thay vì chờ thảo luận, phát biểu một cách dân chủ, tôn trọng ý kiến GVNV, đại diện Ban chấp hành Công đoàn trường đã cố tình “định hướng dư luận” với Trưởng bộ phận, gợi ý GVNV một cách trắng trợn về việc sáng kiến/giải pháp “thiết thực nhất” là hãy lên tiếng hoặc ký ủng hộ phi lợi nhuận và bán lại cổ phần cho nhà trường. Thậm chí có Trưởng bộ phận còn khẳng định: “Anh, chị sẽ được trả giá cổ phần rất cao”.
Sau mỗi buổi họp Công đoàn từng phòng, Khoa, nhiều GVNV lắc đầu ngao ngán cho biết: “Từ bao giờ ĐHHS bỗng trở thành cái chợ OTC, hội họp nào cũng lên tiếng kêu gọi mua, bán cổ phiếu. Ngay cả họp công đoàn, nơi để lên tiếng, hội ý, thể hiện sự dân chủ để bàn bạc các vấn đề về quyền lợi người lao động…cũng đã biến chất. Nhà trường đã lấy tiền của chính chúng tôi để mua lại cổ phần của chúng tôi. Vậy mà là đảm bảo quyền lợi sao? Rồi liên tục tổ chức hội họp trá hình kêu gọi mua bán thế này thì còn đâu là môi trường giáo dục?”.
Theo một nguồn tin từ bên trong, Phòng Nhân sự, Văn phòng Ban giám hiệu và Công Đoàn đang biên soạn, bổ sung và sửa đổi các điều khoản trong nội quy lao động, chính sách cam kết bảo mật thông tin, chính sách đạo đức…để có thể theo đó “hợp thức hóa” việc trù dập, xử lý giảng viên, nhân viên dám có những ý kiến trái chiều và bày tỏ quan điểm “khác biệt” với Ban giám hiệu nhà trường.
Tại Trường Đại học Hoa Sen, nơi mà nhiều năm qua đã không ngừng tự hào là một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và hiện đang thực hiện phương châm “sống tử tế”, thiết nghĩ những hành vi trên của Ban giám hiệu, lãnh đạo các Phòng, Khoa và Công Đoàn đã làm Đại học Hoa Sen tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp lâu nay dầy công xây dựng và vô tình đã đi ngược lại với những giá trị cốt lõi của nhà trường, đó là chính trực và việc tôn trọng sự khác biệt, đa dạng.