Tàu khu trục tên lửa Aegis của Nhật Bản |
Tờ "Houston" Mỹ ngày 5 tháng 5 đăng bài viết "Tại sao quân đội Nhật Bản có quy mô khá nhỏ có thể đối đầu với Trung Quốc?" của tác giả Jeremy Bender. Nội dung bài viết như sau:
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng (năm 2014 tăng 12,3%), cộng với tư thế hung hăng, đe dọa ở khu vực này, tất cả những điều này có thể gây ra xung đột quy mô lớn.
Do một số nước "oán hận chất chứa" rất sâu trong vấn đề lãnh thổ ở Thái Bình Dương, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng đặt tình hình căng thẳng không ngừng leo thang với châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngân sách quân sự 188 tỷ USD của Trung Quốc cao hơn nhiều so với ngân sách 49 tỷ USD của đối thủ lớn nhất khu vực - Nhật Bản, cho dù còn thấp hơn nhiều so với ngân sách quân sự 640 tỷ USD của Mỹ.
Quy mô của quân đội Trung Quốc cũng vượt xa quân đội Nhật Bản: trang bị quân sự phải hơn rất nhiều; có 2,3 triệu quân tại ngũ, trong khi đó Nhật Bản chỉ có 58.000 quân. Trung Quốc xếp thứ ba trong chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu, Nhật Bản xếp thứ 10 (thứ nhất và thứ hai lần lượt là Mỹ và Nga).
Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi Nhật Bản |
Nhưng Quân đội Trung Quốc trên thực tế có mạnh hơn quân đội Nhật Bản hay không?
Trước hết, điều phải chỉ ra là, nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột quân sự, siêu cường đồng minh của Nhật Bản có thể sẽ can thiệp.
Căn cứ vào một hiệp ước phòng thủ chung, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản, bao gồm đảo Senkaku. Mỹ còn có nhiều căn cứ quân sự ở Nhật Bản.
Song, quân đội Nhật Bản quy mô khá nhỏ vẫn trên cơ quân đội Trung Quốc về chất lượng.
Đúng như Kyle đã miêu tả chi tiết trên trang mạng "Chiến tranh rất nhàm chán" rằng, phần lớn hệ thống vũ khí của Trung Quốc đều đã xuất hiện tổn hại ở các mức độ khác nhau. Trong 7.580 xe tăng của Trung Quốc chỉ có 450 chiếc tiếp cận trình độ hiện đại hóa.
Tương tự, trong 1.321 máy bay chiến đấu chỉ có 502 chiếc được cho là có khả năng tác chiến. Trong số tàu ngầm của Trung Quốc cũng chỉ có một nửa chế tạo trong 20 năm qua.
Chiếc tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh của Trung Quốc được cải tạo từ tàu sân bay cũ do Liên Xô chế tạo từ thập niên 1980 (hiện còn đang thử nghiệm). Do tàu Liêu Ninh quá nhỏ, đa số máy bay tầm xa đều không thể cất hạ cánh, hơn nữa tàu này cơ bản chỉ có thể hoạt động ở vùng biển phụ cận Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ |
Trong khi đó, Mỹ không ngừng cung cấp trang bị quân sự tiên tiến cho Nhật Bản. Trong 1 năm tới, Nhật Bản sẽ mua của Mỹ tàu khu trục chống tên lửa mới, tàu ngầm, xe chiến đấu đổ bộ, máy bay do thám không người lái, máy bay chiến đấu và máy bay cánh xoay V-22. Dự kiến, Nhật Bản sẽ còn nhận được máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ từ tháng 3 năm 2017.
Một số tờ báo Trung Quốc dẫn tờ "Kanwa Asian Defense" cho rằng, máy bay chiến đấu F-35 là ác mộng đáng sợ nhất của tàu Liêu Ninh. Kanwa nhận thấy, máy bay chiến đấu F-35 có thể từ ngoài cự ly an toàn 290 km sử dụng tên lửa tấn công liên hợp khó đánh chặn phát động tấn công đối với tàu sân bay Liêu Ninh.
Máy bay chiến đấu F-35 thậm chí còn có thể định vị và giao chiến với máy bay chiến đấu chủ yếu J-15 của Trung Quốc trước khi bản thân bị nó phát hiện.
Hệ thống phòng thủ tên lửa trang bị tên lửa SM-3 và tên lửa Patriot-3 cũng đang bảo vệ mạnh mẽ quần đảo Nhật Bản. Những tên lửa này đều có thể bắn rơi tên lửa đạn đạo trong và ngoài bầu khí quyển Trái đất.
Tháng 9 năm 2013, tại Học viện chính trị thế giới, tổng giám đốc Larry Wortzel của công ty đánh giá chiến lược và rủi ro châu Á cho rằng: "Ngoài Mỹ, Nhật Bản có hải quân và không quân mạnh nhất châu Á".
Xe chiến đấu đổ bộ AAV7 Mỹ |
Nhưng, mặc dù quân đội Nhật Bản có ưu thế to lớn về chất lượng, nhưng quy mô to lớn của quân đội Trung Quốc không thể coi thường. Sự mở rộng và hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc cũng như vậy. Khó trách được Nhật Bản đưa ra phản ứng với vấn đề này - lần đầu tiên trong hơn 40 năm qua mở rộng quân bị.