Kỳ thi quốc gia không phải là con đường duy nhất để đổi mới giáo dục

24/09/2014 07:20
Xuân Trung
(GDVN) - Nghị quyết 29 không đề cập tới việc phải tổ chức một kỳ thi 2 mục đích, thi quốc gia chỉ là một phương án, chứ không phải cách duy nhất để đổi mới giáo dục.

Trên đây là quan điểm của GS. Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội khi đề cập tới cách tổ chức Kỳ thi quốc gia vào năm 2015.

Tổng hợp các ý kiến đại biểu Quốc hội góp ý cho Kỳ thi quốc gia, GS. Đào Trọng Thi cho biết, đa số các đại biểu đồng tình có một kỳ thi quốc gia, và nếu thực hiện tốt sẽ góp phần giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội, cũng là một bước triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới toàn diện giáo dục.

GS. Đào Trọng Thi cũng lưu ý, trong Nghị quyết 29 không đề cập tới việc phải tổ chức một kỳ thi với 2 mục đích, việc có phương án thi quốc gia hiện tại là đi theo hướng của Nghị quyết 29 nhưng không phải là con đường duy nhất để thực hiện Nghị quyết 29.

Kỳ thi quốc gia không phải là con đường duy nhất để đổi mới giáo dục ảnh 1

Theo GS. Đào Trọng Thi, trong tương lai phải sử dụng triệt để cụm thi do ĐH tổ chức khi mà chúng ta còn đăng băn khoăn tổ chức thi, chấm thi chưa nghiêm túc, thì giải pháp này là ưu thế hơn cả.

“Như vậy kỳ thi tốt nghiệp THPT phải làm thật tốt để có độ tin cậy, đánh giá đúng được năng lực của học sinh giúp các trường ĐH, CĐ làm cơ sở tuyển sinh. Chứ không phải đặt vấn đề kỳ thi này phải thực hiện 2 mục đích. Tất nhiên nếu thực hiện được 2 mục đích thì tốt hơn. Để thấy rằng, nếu kỳ thi nhằm 2 mục đích không đáp ứng được Nghị quyết Trung ương thì phải thay đổi. Và tất nhiên việc thay đổi cũng không thể nói là trái với Nghị quyết Trung ương” Chủ nhiệm Đào Trọng Thi cho biết.

GS. Đào Trọng Thi cũng băn khoăn, việc kết hợp 2 mục đích trong một kỳ thi có hiệu quả hay không, hay được cái này và không được cái kia?

Theo GS. Thi, nếu kỳ thi quốc gia có thiên về mục đích nào (tốt nghiệp hoặc tuyển sinh) có thể cũng sẽ chỉ đạt yêu cầu một mục đích? 

Kỳ thi quốc gia không phải là con đường duy nhất để đổi mới giáo dục ảnh 2Hướng dẫn cách lấy điểm thi Quốc gia để tuyển sinh Đại học

(GDVN) - Chuẩn bị cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015, các trường đại học có sử dụng kết quả Kỳ thi quốc gia phải xác định các môn thi dùng để xét tuyển.

“Đề thi phục vụ phân hóa cao độ khó nhất định, cộng với việc coi thi, chấm thi nghiêm túc thì tốt rồi, nhưng nếu trông thi nghiêm túc quá thì trong giai đoạn đầu của đổi mới kỳ thi cũng sẽ có phản ứng xã hội. Do đó nghiêng về mục đích nào cũng cần phải cân nhắc” GS. Thi cho hay. 

Chia sẻ với ngành giáo dục, GS. Đào Trọng Thi cho biết, việc chọn cụm thi do trường đại học chủ trì là giải pháp mạnh, nếu làm tốt sẽ rất hiệu quả, phát huy được ưu điểm tính nghiêm túc của kỳ thi tốt nghiệp so với trước đây, nhưng phải tính toán, có lộ trình, để không gây sốc cho xã hội.

Qua trao đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội còn băn khoăn về sự công bằng giữa 2 loại các cụm thi  do trường ĐH tổ chức, và giữa cụm thi ĐH và địa phương tổ chức. 

Theo GS. Đào Trọng Thi, trong tương lai phải sử dụng triệt để cụm thi do ĐH tổ chức khi mà chúng ta còn đăng băn khoăn tổ chức thi, chấm thi chưa nghiêm túc, thì giải pháp này là ưu thế hơn cả.

Hơn nữa, việc quy định các trường đại học có thể vẫn tuyển sinh đối với những em thi ở địa phương mà trước đó không có nhu cầu vào đại học. Theo GS. Thi, như vậy sẽ xuất hiện bất cập đó là tính nghiêm túc sẽ không được đồng đều, bởi cụm thi địa phương và đại học chắc chắn là khác nhau.

“Kinh nghiệm đã cho chúng ta thấy, và cả dư luận đều thấy, thực tế nếu không khác nhau thì không cần phân ra 2 loại cụm thi, nếu địa phương làm tốt thì giao hết về địa phương. Cũng không tạo mặt bằng chung về kết quả thi, thí sinh thi ở cụm ĐH chắc chắn sẽ kém hơn ở cụm địa phương. Hai thí sinh này cùng sử dụng kết quả xét tốt nghiệp thì rõ ràng không công bằng giữa các thí sinh. Đây là một điểm yếu Bộ tìm biện pháp sớm khắc phục càng hạn chế bao nhiêu càng tốt” Chủ nhiệm Đào Trọng Thi lưu ý với Bộ giáo dục.

Từ những nhận định trên, GS. Đào Trọng Thi cho rằng, nên chăng cụm thi địa phương chỉ áp dụng cho đối tượng vùng miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, chứ không thể mở rộng cả nước, vì hầu hết học sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp, ít em có nhu cầu vào ĐH, kể cả khi điểm thi cao. 

“Tiến tới để có một bài thi tổng hợp phải để sau khi có chương trình đổi mới, SGK mới, vì học gì thi nấy, hiện tại các em đang học các môn học như hiện nay mà đề thi theo hướng tích hợp là quá khó với học sinh, mà tự học sinh phải tích hợp thì càng khó, đến thầy giáo tích hợp đã khó. Đó là yêu cầu quá cao”.

GS. Đào Trọng Thi

Xuân Trung