Nơi ấy là những mảnh đời ghép lại

16/05/2012 06:00
Loan Phạm-Xuân Tuyển
(GDVN) - Những em nhỏ nơi đấy được chăm sóc từ tình yêu thương của sư thầy Thích Việt Hòa, trụ trì ngôi chùa nhỏ nằm giữa vùng quê nghèo Hà Nam.
Chùa Thịnh Đại trong suy nghĩ của tất cả mọi người có lẽ chỉ là nơi tu hành và thuyết giảng đạo Phật. Nhưng ngoài “đạo đời" thì người dân Đại Cương, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam còn biết đến chùa là mái ấm bình yên của hàng chục em nhỏ lang thang cơ nhỡ không gia đình, “lạc lõng” vòng tay cha mẹ từ những ngày cất tiếng khóc xé lòng đầu tiên. Để cảm nhận được sự hòa quyện giữa đạo và đời của thầy, chúng tôi tìm đến chùa Thịnh Đại. Từ thị trấn Đồng Văn men theo con đường 38 đi vào xã Đại Cương trong cái nắng yếu ớt những ngày đầu tháng tư.

Bất cứ ai khi đến chùa đều có một cảm giác bình yên, thanh tịnh, trầm ngâm trong những triết lý nhân sinh sâu sắc. Sự có mặt đột ngột của chúng tôi không làm cho sư thầy, các sãi và các em nhỏ bất ngờ. Đôi khi trong những cái bình thường lại hàm chứa nhiều điều lớn lao mà chúng tôi đang dần lý giải.

Chúng tôi hòa mình vào không khí nơi chân tu của chùa, được ôm ấp trò chuyện với các em nhỏ. Vãi Đào, quê ở Xuân Trường, Nam Định gắn bó với chùa 5 năm. Chùa có một sư thầy, cũng là trụ trì và 2 sãi, cùng 16 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn ở mọi độ tuổi, đông nhất là 1 đến 2 tuổi.

Lán lại phút trầm tư, quan sát chúng tôi thấy một ngôi chùa mà có những đồ dùng, vật dụng như nhà trẻ. Chúng tôi đến là lúc bé Hiếu Anh đang được hai sãi truyền tay nhau bế và cho uống nước đậu. Khuôn mặt ngây thơ, ngộ nghĩnh, làn da trắng mịn thật đáng yêu, trông đến ai cũng thích mà cũng thật tội nghiệp.

Cả hội trường lặng người khi nghe sư thầy Thích Việt Hòa nhắc tới nghĩa cử cao đẹp của chùa Thịnh Đại.
Cả hội trường lặng người khi nghe sư thầy Thích Việt Hòa nhắc tới nghĩa cử cao đẹp của chùa Thịnh Đại.


Mỗi ánh mắt, cử chỉ đều để lại cho chúng tôi những xúc cảm thật lạ. Tại sao lại có người nhẫn tâm vứt bỏ con mình ở đường, ở chợ ?. Tiếng mẹ, tiếng cha chẳng phải cao quý lắm sao?

Sư Thầy Thích Việt Hòa sinh năm 1969 trong một gia đình thuần nông ở tỉnh Nam Định. Thầy xuất gia từ khi còn nhỏ. Năm 14 tuổi thầy lên chùa Vạn Linh học giáo lý đạo phật cho đến năm 1991 thầy về chùa Thịnh Đại lập cửa phật tích đức tại đây.

Ngôi chùa mới ngày nào còn hoang sơ tĩnh lặng là vậy, giờ đây đã tràn trề hạnh phúc ấm êm của một đại gia đình. Và cũng chính Thầy là người đặt nền tảng cho đại gia đình mới ngày nào ấy.

Từ những tiếng chuông vang vọng “nghĩa đời” dưới mái chùa Thịnh Đại, nghĩa cử nhân đạo trong con người thầy luôn được thúc giục bởi những mảnh đời bất hạnh bé bỏng ấy đang rất cần sự cưu mang từ tấm lòng phúc thiện của thầy. Hơn 20 năm qua thầy đã và đang nuôi dưỡng hơn 40 trẻ em mồ côi, có những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, có những hoàn cảnh bị bố mẹ bỏ rơi.

Cuộc sống trong chùa còn thiếu thốn khó khăn. Với số tiền làm hương và trồng hoa quả hàng tháng không đủ nuôi dưỡng cho các bé tại chùa. Nhất là khi các cháu đến tuổi ăn tuổi học. Cũng may, các phật tử xa gần rồi những tấm lòng thơm thảo đến giúp đỡ và chia sẻ vơi bớt đi khó khăn cùng với chùa.

Thầy không chỉ là người cha hiền vĩ đại trong lòng bọn trẻ mà đối với những đứa trẻ nơi đây thầy còn là người thầy giáo mẫu mực luyện từng con chữ nét bút tiếp bước cho các em dệt mộng cho cuộc sống tương lai.

Nếu chỉ nhìn vào hình ảnh những đứa trẻ vui đùa ở sân nhà chùa hay quấn quýt bên sư thầy, thì sẽ chẳng ai biết được đằng sau những nụ cười đó là bao nỗi bất hạnh của từng mảnh đời, số phận. Các em đều cùng chung cảnh ngộ, thiếu đi tình thương của cha mẹ...

Phật tử truyền tay nhau trông nom các cháu.
Phật tử truyền tay nhau trông nom các cháu.


Bé Hà Anh ngồi một mình trong chiếc nôi gỗ đã cũ, thấy người từ nơi khác đến không sợ mà còn theo. Các em ở đây đều ngây thơ, trong sáng và dễ vỡ. Cần được yêu thương, sẻ chia của cả cộng đồng. Làm sao sư thầy Việt Hòa có thể tránh được các câu hỏi: Thầy ơi..! mẹ con ở đâu...? Tại sao con lại ở đây?.... đó cũng là những lời mà thầy ngậm ngùi tâm sự với chúng tôi.

Thầy luôn tâm niệm rằng “Cứu một người phúc đẳng hà sa” thầy Hòa không chỉ cứu các em nhỏ mà còn thổi những ngọn lửa của tình yêu thương, tình yêu lao động và học tập vào những tâm hồn thơ dại. Theo lời kể của một số em ở đây thì sư thầy thỉnh thoảng còn mời thầy giáo về kèm cặp các em.

Từ mái nhà Thịnh Đại, 16 em đã bước chân vào các cổng trường đại học. 2 người đang công tác tại đài truyền hình Việt Nam, đặc biệt em Nguyễn Sơn Tùng đạt huy chương vàng karatedo toàn quốc năm 2009. Đó cũng là niềm an ủi vinh dự cho thầy.

Em Đỗ Thị Hằng chia sẻ: “Em sống ở đây được 4 năm rồi. Cha em mất sớm, mẹ không đủ khả năng nuôi chúng em, thầy thương nên đón về nuôi. Sư thầy thương chúng em lắm, bảo ban nhiều điều, lúc nào cũng động viên chúng em phải học để có tương lai. Chúng em coi thầy như cha và Thịnh Đại như ngôi nhà thứ hai của mình. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy”.

Chia tay mái ấm tình tình thương ấy chúng tôi cảm ngộ một điều rằng: Nếu không đến đây, chúng tôi cũng không thể mường tượng được những nhọc nhằn của người xuất gia nuôi trẻ. Những lúc trở trời, khi các em ốm sốt là sư thầy lại thức cả đêm.

Nhân tu vạn hạnh, mỗi người đến với chân tu lại gắn với hạnh khác nhau. Với thầy Thích Việt Hòa và các phật tử chùa Thịnh Đại, theo đạo là để làm đẹp cho đời. Sự hòa quyện của đạo và đời trong tâm thức sư thầy làm cho ngôi chùa nhỏ ấy thềm phần thanh tịnh vang vọng mãi của biển tình người. Tôi chợt nhớ tới câu nói đầy tự hào của thầy Thích Việt Hòa:

“Vui hôm nay chúng con nhớ lại ngày xưa ấy, nhờ có Bác có Đảng lãnh đạo cách mạng thắng lợi như suối nước Cam Lộ mang lại hồi sinh cho dân tộc Việt Nam, cho phật tử chúng ta. Chế độ người bóc lột người không còn nữa, mọi tôn giáo, người người bình đẳng, lương giáo đoàn kết tương trợ giúp đõ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách thương người như thể thương thân, việc đời có yên việc đạo mới thành”.



Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

Video Clip





Loan Phạm-Xuân Tuyển