Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021

13/11/2021 14:55
Thùy Linh
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Ngày 13/11 diễn ra lễ trao Giải báo chí toàn quốc lần thứ IV “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021.

Tham dự Lễ trao giải có: Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là sự kiện thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Qua 4 năm tổ chức, Giải đã khẳng định được vị trí, uy tín trong các giải thưởng báo chí trên toàn quốc bởi số lượng tác phẩm tham gia ngày càng nhiều, có chất lượng và sức lan tỏa.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, năm nay, số lượng tác phẩm cả cả 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình) gửi về Ban Tổ chức là hơn 700; với sự tham gia đông đảo cơ quan báo chí từ Trung ương đến các địa phương ở khắp các vùng miền trên cả nước.

Theo Hội đồng giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, chủ đề phong phú và đa dạng, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. (ảnh: Báo giáo dục thời đại)

Theo Hội đồng giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, chủ đề phong phú và đa dạng, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. (ảnh: Báo giáo dục thời đại)

Theo Hội đồng giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, chủ đề phong phú và đa dạng, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. Một số tác phẩm được trình bày hiện đại, công phu dưới dạng Mega Story, Emagazine. Hình ảnh giáo dục được phản ánh đều ở các vùng miền, ở thành phố, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Giải Đặc biệt:

Tác phẩm: Đi về phía tâm dịch

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Huyên, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thảo Anh, Hồ Anh Tú, Nguyễn Văn Thắng

Nơi xuất bản: Báo Lao Động

Loại hình báo Điện tử

Giải Nhất:

Loại hình báo in

Tác phẩm: Loạt bài: Luân chuyển giáo viên

Nhóm tác giả: Nguyễn Thế Lượng, Nguyễn Thị Nhung, Ngô Sỹ Điền, Nguyễn Tiến Việt

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Loại hình báo Điện tử

Tác phẩm: Đi về phía tâm dịch

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Huyên, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thảo Anh, Hồ Anh Tú, Nguyễn Văn Thắng

Nơi xuất bản: Báo Lao Động

Loại hình Phát thanh

Tác phẩm: Lịch sử và câu chuyện của ngày hôm nay

Tác giả: Nguyễn Văn Quang

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng

Loại hình truyền hình

Tác phẩm: Những bữa cơm hạnh phúc

Nhóm tác giả: Lê Thị Hương, Nguyễn Phương, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Đình Hoàn, Trương Thanh Thúy, Vũ Thị Thơ, Tạ Thị Thu Hiền, Lương Thanh Hà, Vũ Kiều Thanh, Đỗ Lan Hương, Nguyễn Thị Nguyệt Hà

Nơi xuất bản: Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam

Giải Nhì:

Loại hình báo in

1. Tác phẩm: Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học

Tác giả: Thái Bá Dũng

Nơi xuất bản: Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm: Thắp ước mơ nơi rừng thẳm

Tác giả: Nguyễn Thị Thảo

Nơi xuất bản: Báo Tiền Phong

Loại hình báo Điện tử

1.Tác phẩm: Chùm bài "Dạy và học tích hợp: Phải đào tạo đội ngũ giáo viên mới"

Tác giả: Phạm Thị Mai

Nơi xuất bản: Báo điện tử VietnamPlus

2. Tác phẩm: Loạt bài: Thầy trò trên tuyến đầu chống dịch

Nhóm tác giả: Hoàng Công Chương, Ngô Sỹ Điền, Trương Trường Tiến, Nguyễn Thị Nhung

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Loại hình Phát thanh

1. Tác phẩm: Loạt talk về Sách giáo khoa mới

Tác giả: Lê Thị Thu

Nơi xuất bản: Ban Thời sự (VOV1) - Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tác phẩm: Thầy giáo truyền cảm hứng vì trường học hạnh phúc

Tác giả: Lưu Thị Hường

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Loại hình Truyền hình

1. Tác phẩm: Ba điều ước

Nhóm tác giả: Lưu Thu Thảo, Nguyễn Thành Huấn, Đặng Phi Lai, Cao Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Hằng Mơ

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang

2. Tác phẩm: Thay lời tri ân - Hạnh phúc

Nhóm tác giả: Trịnh Quốc Đông, Lê Thị Hương, Nguyễn Phương, Nguyễn Đình Hoàn, Trương Thanh Thúy, Vũ Thị Thơ, Tạ Thị Thu Hiền, Lương Thanh Hà, Vũ Kiều Thanh, Đỗ Lan Hương, Nguyễn Thị Nguyệt Hà

Nơi xuất bản: Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam

Giải Ba:

Loại hình báo in

1. Tác phẩm: Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: Có cần thiết?

Nhóm tác giả: Lê Thị Thu Hương, Trịnh Thị Tú Uyên, Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Anh Đức

Nơi xuất bản: Báo Đại Đoàn Kết

2. Tác phẩm: Những người gieo hạt niềm tin

Tác giả: Trịnh Thị Phương

Nơi xuất bản: Báo Quảng Ngãi

3. Tác phẩm: Chuyển đổi số cho Giáo dục: Không phải "tương lai" mà là "hôm nay"

Tác giả: Trần Lan Anh

Nơi xuất bản: Báo Nhà báo & Công luận

Loại hình báo Điện tử

1.Tác phẩm: Loạt bài: Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ trên cao nguyên đá

Tác giả: Nguyễn Thị Thảo

Nơi xuất bản: Báo VietNamNet

2. Tác phẩm: Dạy và học trực tuyến - Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia

Nhóm tác giả: Đinh Thị Tuyết Mai, Phạm Hương Giang

Nơi xuất bản: Báo Tuổi trẻ Thủ đô

3.Tác phẩm: Loạt bài: Mang con chữ lên vùng cao

Tác giả: Ngô Thị Chuyên

Nơi xuất bản: Báo Điện tử Công lý

Loại hình Phát thanh

1.Tác phẩm: Văn mẫu - Hệ lụy trong tương lai

Tác giả: Dương Thị Thu Hà

Nơi xuất bản: Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) - Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tác phẩm: Lớp học làm người

Tác giả: Huỳnh Hoàng Thành

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau

3. Tác phẩm: Loạt bài: Năm học mới trong bối cảnh dịch bệnh

Tác giả: Phan Tuyết Nhung

Nơi xuất bản: Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Loại hình Truyền hình

1. Tác phẩm: Người thủ thư đặc biệt

Nhóm tác giả: Phạm Khánh Giang, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Thanh Tùng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình

2. Tác phẩm: Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn

Nhóm tác giả: Phan Thị Lệ Hằng, Cao Văn Hoàng, Lê Thị Lan

Nơi xuất bản: Truyền hình Quốc hội Việt Nam

3.Tác phẩm: Bên sóng

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thiện, Trần Tuấn Minh, Nguyễn Thị Khánh Linh –

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa.

Giải khuyến khích

Loại hình báo in

1. Tác phẩm: Cách nhà giáo, sinh viên tham gia chống dịch

Tác giả: Tiêu Thị Mỹ Hằng

Nơi xuất bản: Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm: Loạt bài: Vai trò của thầy, cô trong giáo dục hòa nhập

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Đức Hạnh, Lê Việt Cường, Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Nga, Phạm Tú Anh, Hà Ánh Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

3. Tác phẩm: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa - tin tưởng xen lẫn lo âu

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Ánh

Nơi xuất bản: Báo Đại biểu Nhân dân

4. Tác phẩm: Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ

Tác giả: Nguyễn Đình Nam, Ngô Thị Thu Huế, Lê Hữu Phúc

Nơi xuất bản: Báo Thừa Thiên - Huế

5. Tác phẩm: Ân tình ông "rộng bụng"

Tác giả: Nguyễn Đức Hoàng, Ninh Thị Thu Giang

Nơi xuất bản: Báo Phú Thọ

6. Tác phẩm: Đội viên sáng tạo AI

Tác giả: Nguyễn Bá Hưng, Nguyễn Bình Sơn

Nơi xuất bản: Báo Khăn Quàng Đỏ - Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh

7. Tác phẩm: Âm thanh ngân lên từ … tĩnh lặng

Tác giả: Phan Minh Đạo

Nơi xuất bản: Báo Lâm Đồng

8. Tác phẩm: Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành Giáo dục

Tác giả: Đặng Bích Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Cần Thơ

9. Tác phẩm: Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm

Tác giả: Nguyễn Đức Nhật

Nơi xuất bản: Báo Thanh Niên

Loại hình báo Điện tử

1. Tác phẩm: Năm học giãn cách và ngày khai trường đặc biệt

Nhóm tác giả: Ngô Việt Anh, Lê Thị Hồng Vân, Lê Vũ Thanh Hà, Bùi Thị Bông, Cao Văn Tân, Nguyễn Việt Tiến, Mai Văn Bảo, Cao Thị Kim Huyền, Lâm Quang Huy, Hoàng Phúc Thắng, Trương Thị Bích Ngọc, Nguyễn Ngọc Duy, Đặng Đức Giang, Nguyễn Quốc Vinh

Nơi xuất bản: Báo Nhân Dân điện tử

2. Tác phẩm: Phản đối Sơn La xây dựng Dự án nghĩa trang, lò Hỏa táng gần trường Đại học Tây Bắc

Tác giả: Nguyễn Minh Thịnh

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

3. Tác phẩm: Loạt bài: Tái cơ cấu ngành giáo dục vùng dân tộc thiểu số - Câu chuyện từ Yên Bái

Nhóm tác giả: Trần Hồng Quỳnh, Hoàng Thị Phương Liên, Đỗ Thị Thương Huyền, Phạm Đình Thức

Nơi xuất bản: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

4. Tác phẩm: Trường học thời Covid-19: Thích ứng để đổi mới

Nhóm tác giả: Đặng Thị Chung, Thiều Thị Thu Trang, Lê Tường Vân, Nguyễn Tuấn Anh

Nơi xuất bản: Báo Lao động

5. Tác phẩm: Loạt bài: Học viện Múa Việt Nam chưa cấp bằng cho học viên

Tác giả: Ngô Quang Huy

Nơi xuất bản: Chuyên trang Giadinh.net.vn/Báo Sức khỏe & Đời sống

6. Tác phẩm: Nhận thức giá trị cốt lõi của giáo dục Việt Nam

Nhóm tác giả: Nguyễn Xuân Hòa, Đặng Thu Hà, Lê Thị Minh Nhã, Nguyễn Thu Hoài

Nơi xuất bản: Báo Quân đội nhân dân điện tử

7. Tác phẩm: Người "cãi" mệnh trời

Tác giả: Nguyễn Thành Nam

Nơi xuất bản: Tạp chí điện tử Người làm báo - Hội Nhà báo Việt Nam

8. Tác phẩm: Tăng động lực, giảm áp lực với đổi mới giáo dục phổ thông

Tác giả: Trần Trung Hiếu, Ngô Văn Khiêm

Nơi xuất bản: Tạp chí Xây dựng Đảng

9. Tác phẩm: Loạt bài "Đổi mới và giảm khoảng cách số trong giáo dục vùng cao"

Tác giả: Trần Thị Tiệp, Nguyễn Thị Toàn

Nơi xuất bản: Báo Điện tử Chính phủ

10. Tác phẩm: Chuyện xây trường, dựng lớp tại huyện "trẻ" nhất cực Tây

Tác giả: Mai Lương Giáp, Nguyễn Thị Minh Thảo, Nguyễn Thị Hiền

Nơi xuất bản: Báo Điện Biên Phủ điện tử

Loại hình Phát thanh

1. Tác phẩm: Người cõng chữ về Phum

Tác giả: Đỗ Trung Thuận, Trần Mộng Toàn, Trần Thanh Phê - Kênh Mekong FM 90MHz

Nơi xuất bản: Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tác phẩm: Thầy Quang

Tác giả: Lê Anh Vinh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi

3. Tác phẩm: Những "người thầy không tuổi"

Tác giả: Lê Minh Thi, Nguyễn Tiến Phương

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp và Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Hồng Ngự

4. Tác phẩm: Gương sáng bản Mông

Tác giả: Tráng Xuân Cường

Nơi xuất bản: Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện Bắc Hà

5. Tác phẩm: Tiếp sức cho em học chữ Bác Hồ

Tác giả: Phạm Văn An

Nơi xuất bản: Chương trình Phát thanh Quân đội Nhân dân - Đài Tiếng nói Việt Nam

6. Tác phẩm: Bàn chân diệu kỳ

Tác giả: Lê Thị Vân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

7. Tác phẩm: "Cô Ba Bình Dương " và lớp học tình thương cho trẻ em nghèo

Tác giả: Dương Thị Tuyết Ngân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương

8. Tác phẩm: Luân chuyển giáo viên vùng cao - Một quyết định giàu tính nhân văn

Tác giả: Đoàn Thị Mến, Trần Thị Loan

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái

9. Tác phẩm: Thấu cảm

Tác giả: Nguyễn Thị Thủy, Trương Đức Dũng, Lù Ngọc Dũng, Lò Minh Tuân, Nguyễn Thị Kim Ngân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu

Loại hình Truyền hình

1. Tác phẩm: Một ngày của cô giáo Nhanh

Tác phẩm: Lê Kim Mỹ Tiên, Nguyễn Thanh Định, Trần Đăng Nguyên, Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Thị Hảo

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

2. Tác phẩm: Series phim tài liệu "Những người thầy đặc biệt"

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Bá Tình, Nguyễn Quốc An, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trịnh Anh Thơ, Phạm Bá Ngọc, Nguyễn Việt Anh, Trần Thanh Văn.

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

3. Tác phẩm: Chiếc lá hy vọng

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Chinh, Lê Hồng Khanh, Phan Thị Thu Hiền, Vũ Thanh Hằng, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Ngọc Tân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ

4. Tác phẩm: Lớp học đặc biệt

Nhóm tác giả: Đào Ngọc Anh, Đặng Hoàng Hà

Nơi xuất bản:Truyền hình Công an nhân dân (ANTV)

5. Tác phẩm: Những món đồ chơi của bác bảo vệ

Nhóm tác phẩm: Lê Quốc Khởi, Trần Bá Trọng Phước, Hồ Hoàng Hải Yến, Ngô Kim Long

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng.

6. Tác phẩm: Xương rồng không gai

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hồng Trâm, Lê Thành Trung

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long

7. Tác phẩm: Khi nhiều người trẻ lựa chọn ngành sư phạm

Tác giả: Nguyễn Xuân Thục Anh, Nguyễn Văn Dũng, Lê Hoàng Vũ, Trương Thị Bảo Ngọc, Trần Thị Mai Phương

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh

8. Tác phẩm: Cây cầu Khuyến học

Tác giả: Nguyễn Xuân Hiếu, Giáp Thanh Lịch

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang

9. Tác phẩm: Những dấu chân gieo mầm trên Sơn Bạc Mây

Tác giả: Phan Bá Quyết, Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Ngọc Lân, Nguyễn Trọng Quân, Lù Ngọc Dũng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu

10. Tác phẩm: Sự học bên bờ vực thẳm

Tác giả: Nguyễn Hoài Nhân, Nguyễn Vũ Linh, Phạm Thị Huỳnh Anh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chính thức phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2022

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Báo Giáo dục và Thời đạiThứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Báo Giáo dục và Thời đại

Năm 2021 là năm thứ 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: "Giải đã được tổ chức thành công 3 năm qua với nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về giáo dục được tôn vinh. Tôi rất vui mừng khi ở mùa giải thứ 4 tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; cả những cây bút chuyên và không chuyên. Số lượng tác phẩm tham dự lớn là minh chứng rõ nét, cho thấy lĩnh vực giáo dục thực sự có sức hút và được dư luận xã hội hết sức quan tâm".

Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng, với tinh thần nghiêm túc, công tâm của Ban giám khảo - những người có uy tín trong nghề báo - các tác phẩm được lựa chọn để trao giải năm nay là hoàn toàn xứng đáng.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng gửi lời cảm ơn trân trọng cảm ơn các cơ quan thông tin báo chí; các phóng viên, các nhà báo, các tác giả đã nhiệt tình tham gia Giải; cảm ơn Ban giám khảo cuộc thi về sự chuyên nghiệp, công tâm, khách quan và cả sự tận tụy trong công việc.

Giải thưởng báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” đã trở thành sự kiện thường niên, là sân chơi bổ ích cho những người làm báo viết về giáo dục. Thứ trưởng đề nghị Ban Tổ chức giải tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới để việc tổ chức giải thưởng ngày càng theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, uy tín, có sức lan tỏa; thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các cơ quan báo chí; sự tham gia đông đảo của các phóng viên báo chí trong cả nước; ghi nhận và vinh danh xứng đáng sự nỗ lực tìm tòi, công sức, cống hiến của mỗi người làm báo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Tại lễ trao Giải, Thứ trưởng chính thức phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2022; đồng thờimong rằng, Giải sẽ nhận được sự quan tâm tham gia nhiều hơn nữa của các tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước.

Thùy Linh