Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội của các nhà trường

02/09/2016 08:16
GS.Phạm Phụ
(GDVN) - Đối với Việt Nam, tự chủ Đại học vẫn là một vấn đề còn mới mẻ, thậm chí có khi đã có “quyền” nhưng nhiều cơ sở giáo dục vẫn chưa “dám” sử dụng.

LTS: Tiếp nối các bài viết trước, hôm nay, GS.Phạm Phụ giới thiệu các mảng công việc của một trường Đại học đòi hỏi mức độ tự chủ và sự can thiệp của Nhà nước ở các mức độ khác nhau trong thực tế và theo ý kiến của chuyên gia. 

Đó là các thông tin mà Việt Nam cần tham khảo. Các trường Đại học nước ta cần có lộ trình để nâng cao dần quyền tự chủ nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội là những vấn đề chung của tất cả các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế của giáo dục thế giới, câu chuyện này thường được đề cập đến chủ yếu là trong giáo dục Đại học, được gọi là “Tự chủ đại học” (Tự chủ đại học – Autonomy). 

Tự chủ đại học được định nghĩa là: “Mức độ tự do của các cơ sở giáo dục trong việc điều hành công việc của mình mà không có sự chỉ dẫn hoặc ảnh hưởng của một cấp nào đó từ phía Chính phủ”. 

Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội của các nhà trường ảnh 1
Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội của các cơ sở giáo dục (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Ảnh hưởng của Chính phủ có thể là dựa trên thẩm quyền có tính pháp lý, ví dụ như quyền bổ nhiệm hiệu trưởng, bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng trường…, mà cũng có thể thông qua “sự thuyết phục” dựa vào quyền lực về tài chính. 

Ví dụ như đe doạ cắt bớt ngân sách nếu không đáp ứng được một yêu cầu nào đó, chứ không phải là thẩm quyền. 

Và trên thực tế, phương thức thứ hai, phương thức “chỉ dẫn từ xa” này cũng đã được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống giáo dục trên thế giới.

Tự chủ đại học có lẽ được bắt đầu bằng “Tự do học thuật” (Academic freedom), nghĩa là quyền của trường được tự do lựa chọn thầy giáo, quyền của thầy giáo được tự do lựa chọn nội dung để giảng dạy và nghiên cứu cũng như công bố các kết quả,…đã có ở đại học từ nhiều trăm năm trước, khi mà “người bảo trợ” của trường đại học thường chưa phải là Chính phủ. 

Tuy nhiên, khoảng hơn một thế kỷ qua, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, và đặc biệt hơn nữa là ở các quốc gia đang phát triển, Chính phủ đã trở thành “người bảo trợ” chính cho đại học, vấn đề tự chủ đại học không còn là chuyện “không can thiệp” mà là “can thiệp đến mức độ nào”. 

Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội của các nhà trường ảnh 2

Từ tự chủ đại học đến hệ thống các trường sư phạm đều đang gặp rắc rối

(GDVN) - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: "Chúng ta có quá nhiều các trường đại học sư phạm nên rất khó đầu tư nên tấm nên món".

Một vài kết quả qua khảo sát có tính minh họa của “Carnegie Foundation” Mỹ  (1997) và của “Đại học quốc gia” Úc (1998) (Anderson & Johnson, 1998) như ở Hình 5 và Bảng 4 cho thấy rõ điều đó.

Khảo sát của Đại học quốc gia Úc đã chia “công việc” của trường đại học thành 7 mảng: (1) Nghiên cứu và công bố, (2) Nhân sự, (3) Chương trình và giảng dạy, (4) Chuẩn mực học thuật, (5) Sinh viên, (6) Quản trị nhà trường, và (7) Hành chính và tài chính. 

Những mảng đầu mang nhiều tính “tự do học thuật” (Academic Freedom), trong khi các mảng sau mang nhiều hơn “tính tự chủ” (xem Bảng 3 và Hình 4).

Một số nội dung cụ thể được liệt kê dưới đây:

Bảng 3 - Nội dung 7 mảng công việc của nhà trường

Mảng công việc

Nội dung

1. Nghiên cứu và công bố

2. Nhân sự

3. Chương trình và
giảng dạy

4. Chuẩn mực học thuật

5. Sinh viên

+ Có tự do “Sau cử nhân” (nghiên cứu)?

+ Ưu tiên nghiên cứu? Tự do công bố?

+ Có hạn chế “tranh luận công chúng” vv….

+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm, đề bạt Chủ tịch, Hiệu trưởng, giáo sư,..?

+ Mức trả lương giáo chức?

+ Thải hồi, kỷ luật đối với giáo chức?…

+ Phê duyệt lĩnh vực/ Chương trình đào tạo?

+ Nội dung, sách giáo khoa?

+ Phương pháp giảng dạy, kiểm tra? vv…

+ Chuẩn mực nhập học, tốt nghiệp?

+ Kiểm định chất lượng?

+ Công nhận chương trình/

Nhà trường (accreditation)? vv…

+ Phương pháp lựa chọn SV nhập học

+ Quotas nhóm sinh viên ưu tiên?

+ Tỷ lệ đậu/ rớt? Kỷ luật sinh viên?…

6. Quản trị trường


7. Hành chính và tài chính

+ Số lượng và kiểm soát đối với Hội đồng trường?

+ Số lượng và kiểm soát đối với Hội đồng khoa học?

+ Kiểm soát đối với Hiệp hội sinh viên?…

+ Số lượng sinh viên theo các ngành? Bằng cấp?

+ Đóng cửa và sát nhập? Thời gian đào tạo?

+ Điều lệ, quy chế nhà trường?

+ Cung cấp Ngân sách, phê duyệt chi tiêu?

+ Kiểm toán tài chính?

+ Mức học phí, tài trợ sinh viên?

Hình 4 – Phân chia các mảng công việc của trường đại học để xem xét sự can thiệp của Nhà nước

Qua các khảo sát trên, có thể có một số nhận xét chung sau đây:

Thứ nhất: Trên tổng thể, cơ sở giáo dục đại học ở Châu Á có Tự chủ đại học ít hơn ở Châu Âu, ở Châu Âu lại ít hơn so với hệ đại học Anh - Mỹ. 

Ở Châu Á, đại học thường là công cụ của Nhà nước để đào tạo nhân lực phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. 

Và cũng do vậy, trước xu thế toàn cầu hóa giáo dục Đại học, cần nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của các cơ sở giáo dục Đại học, hầu hết các nước ở Châu Á đều có chủ trương tăng quyền Tự chủ đại học cho các cơ sở. 

Còn ở Châu Âu vốn có truyền thống vận hành các đại học trong những khuôn khổ pháp lý được quy định khá chi tiết, nay cũng lại cải cách để chuyển nhiều hơn thẩm quyền từ trung ương về cho các cơ sở giáo dục Đại học. 

Trong khi đó, hệ đại học Anh - Mỹ (Anglo – American systems) vốn có mức độ Tự chủ đại học rất cao, trong khoảng hơn một thập kỷ qua, Chính phủ lại yêu cầu  các cơ sở giáo dục đại học phải có tự nhiên xã hội nhiều hơn (more accountable) .

Hình 5 – Chính phủ đã can thiệp quá nhiều vào “các chính sách học thuật”? (Tỷ lệ đồng ý của học giả, %): 

Thứ hai, cả các chuyên gia giáo dục cũng như các học giả đều cho rằng:

(a) Nhà nước cần can thiệp một cách tương đối vào các mảng (7) và (4), nghĩa là “Hành chính, Tài chính” và “Chuẩn mực học thuật”;

(b) Chỉ nên can thiệp chừng mực vào các mảng (1), (5) và (6), nghĩa là: “Nghiên cứu/Công bố”, “Sinh viên” và “Quản trị nhà trường”;

(c) Nhà nước không nên can thiệp vào các mảng (2) và (3), nghĩa là “Nhân sự” và “Chương trình – Giảng dạy”.

Thứ ba, mức độ Tự chủ đại học vẫn tồn tại một “phổ” trong từng nước và từng hệ thống. 

Ví dụ ngay ở Mỹ, nơi có mức độ Tự chủ đại học rất cao, đối với các trường đại học định hướng nghiên cứu (Research – oriented), Nhà nước chỉ là “Người trông nom và giám sát” (State Supervising).

Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội của các nhà trường ảnh 5

Bốn rào cản trên con đường tự chủ đại học ở Việt Nam

(GDVN) - Thực tế cho thấy hoạt động của hệ thống đại học Việt Nam hiện nay vẫn nặng tư duy bao cấp, nhiều trường vẫn chưa thể thoát khỏi sự thụ động.

Trong khi đó đối với các cao đẳng cộng đồng, Nhà nước là Người “điều khiển và kiểm soát” (State Control).

Nếu nhìn riêng về xu thế tăng quyền Tự chủ đại học cho các cơ sở giáo dục đại học ở Châu Á.

Có thể thấy rằng, khoảng một thập kỷ qua đã rộ lên một phong trào gọi là “Tập đoàn hoá” các đại học quốc gia (Incorporation) ở Nhật Bản, Trung Quốc (Huang, 2005), ở Malaysia (Altbach & Umakoshi, 2004), ở Singapore (Hội đồng Quốc gia Giáo dục, 2007),…

Ở Trung Quốc, đạo luật giáo dục năm 1995 và đạo luật giáo dục đại học 1998 cũng đã xác định 7 quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục và định hướng chuyển các cơ sở giáo dục Đại học trở thành “tổ chức dạng công ty” một cách thực sự (Real corporate bodies) (Huang, 2005).

Ở Nhật Bản, vấn đề “Tư nhân hoá” (Privatization) các trường đại học quốc gia đã nêu ra từ năm 1996 và cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi. 

Tuy vậy, đến năm 2004 thì luật “Tập đoàn hoá các đại học quốc gia” cũng đã được thông qua (National University Corporation). 

Và, đến năm 2005, Nhật đã “tập đoàn hoá” 87 đại học quốc gia và các trường này đã sớm đem lại một khoảng lợi nhuận tương đương đến 9.600 tỷ đồng.

Ở Singapore, từ năm 2004 cả Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cũng đã dẫn một đoàn sang Mỹ để học tập các mô hình quản lý đại học và đưa ra kiến nghị “tập đoàn hoá” cả Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học công nghệ Nanyang (NTU)…

Nội dung “tập đoàn hoá” hay “công ty hoá” ở các nước có ít nhiều khác nhau, tuy nhiên cũng có nhiều điểm chung, gần giống như ở Singapore. 

Đối với Việt Nam, tự chủ Đại học có lẽ là một vấn đề còn quá mới mẻ, thậm chí có khi đã có “quyền” nhưng cơ sở giáo dục vẫn chưa “dám” sử dụng. 

Ví dụ, Nghị định 43 đã cho phép Hiệu Trưởng quyền được xếp lương cho cán bộ của mình bằng 2,5 lương theo thang bậc của Nhà nước, nhưng hình như chưa có cơ sở giáo dục nào sử dụng quyền này. 

Mặt khác trong quản lý giáo dục Đại học hiện nay, cũng còn có những quy định mà trên thực tế, nếu đối chiếu với những nội dung tự chủ Đại học nói trên thì thực không thể hình dung nổi, khoảng cách đến tự chủ Đại học còn rất xa. 

Ví dụ như việc Vụ Đại học và sau Đại học phê duyệt mở ngành , sắp xếp Hội đồng bảo vệ luận văn Tiến sĩ, Vụ đâu có chức năng đào tạo tiến sĩ…

Tuy nhiên, Việt Nam trên thực tế đã tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, trong đó có cả giáo dục, nghĩa là giáo dục Đại học Việt Nam cũng “buộc phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh trên mọi phương diện” như đã nói ở trên.

Nếu không có tự chủ Đại học, tất nhiên là có lộ trình, rõ ràng giáo dục Đại học Việt Nam không thể hoàn thành được sứ mệnh của mình.



GS.Phạm Phụ